Càng được quan tâm nhiều, càng tuyệt chủng nhanh hơn

(Sóng trẻ) - Hàng triệu loài sinh vật đang tồn tại trên Trái Đất này chính là món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Tuy nhiên, thế giới đang phải đối mặt với tốc độ tuyệt chủng tất cả các loài động vật nhanh nhất kể từ thời điểm loài khủng long tuyệt chủng vào hơn 60 triệu năm trước đến nay. 

Để cùng tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đến từ Báo Lao động – Nhà báo xuất sắc trong lĩnh vực điều tra chống nạn giết hại và buôn bán động vật hoang dã.

kk.jpg
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng trong một lần tác nghiệp tại châu Phi (Ảnh: NVCC)

Chào nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, rất cảm ơn anh vì đã nhận lời đến buổi phỏng vấn của chúng tôi ngày hôm nay. Trước tiên, anh có thể cho chúng tôi biết nhận định của mình về hiện trạng nhiều loài động vật đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng hiện nay?

Theo thống kê, trong vòng 30 năm trở lại đây đã có 10 loài thú lớn của Việt Nam hoàn toàn biến mất, đặc biệt phải kể đến là tê giác. Riêng Nam Phi, cứ 8 tiếng lại có 1 con tê giác bị giết, diễn ra từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Thực tế, chúng ta chỉ có thể kìm hãm sự suy giảm ấy, còn để phát triển thêm về số lượng là điều rất khó.

Theo anh, đâu là nguyên nhân chính gây tuyệt chủng các loài động vật? 

Biến đổi khí hậu là một trong những lí do chính. Từ thời cổ xưa, rất nhiều loài đã tuyệt chủng từ khi con người còn chưa xuất hiện. 65 triệu năm trước, khủng long bạo chúa và các loài khủng long nói chung đã biến mất khỏi thế giới này với giả thuyết được các nhà khoa học, nhà địa chất là có một thiên thạch va vào Trái Đất gây nên những vụ nổ lớn, những trận mưa axit với các chứng cứ vô cùng thuyết phục. Thêm nữa, sự thay đổi về thời tiết như kỉ băng hà cách đây 10.000 năm đã diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài khiến nhiều loài động vật biến mất theo. Vì vậy, có thể khẳng định một trong những nguyên nhân quan trọng là do thiên nhiên.

Tuy nhiên, lí do chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật hiện nay phải kể đến con người bởi trong vòng 30 năm trở lại đây, ta không hề ghi nhận bất kỳ hiện tượng tự nhiên nào khủng khiếp nào có thể đe doạ đến các loài động vật cả.

mll.png
“Trong vòng 30 năm trở lại đây, con người là nguyên nhân chính gây nên tuyệt chủng nhiều loài động vật” (Ảnh: NVCC)

Như anh vừa chia sẻ thì gần đây nguyên nhân chính gây tuyệt chủng các loài động vật là do con người. Nhưng liệu có phải hoàn toàn là do con người không hay cũng chỉ là một sự đào thải của tự nhiên mang tính quy luật? 

Thời gian con người xuất hiện là rất ngắn so với tuổi của Trái Đất, trong khi Trái Đất đã hình thành được 4,7 tỷ năm thì con người chỉ mới tồn tại khoảng 200.000 năm, nên rất khó để quy trách nhiệm hoàn toàn do con người. Tuy nhiên, trong thời hiện đại ngày nay, chính bởi sự phát triển ngày càng nhanh của con người, không sớm thì muộn cũng sẽ làm các loài động vật lớn biến mất. Từ 1975 đến nay, số lượng voi ngà giảm khoảng 90%, con tê giác cuối cùng ở Việt Nam cũng đã bị bắn chết vào năm 2012.

Có thể nói, báo chí là một trong những công cụ hữu hiệu trong hành trình bảo tồn động vật hoang dã. Nhưng đâu đó, báo chí cũng vô tình cổ súy, tiếp tay cho hành vi buôn bán động vật trái phép. Vậy anh có cho rằng báo chí cũng là một trong những nguyên nhân, có thể là gián tiếp gây tuyệt chủng các loài động vật không?

Có thể khẳng định truyền thông nếu không khéo léo cũng sẽ trở thành tác nhân đẩy các loài động vật xuống bờ vực tận diệt. Ví dụ rõ nhất là trong giáo trình của Đại học Y – Dược có viết: “Cao hổ tốt cho sức khoẻ, ngà voi có khả năng trấn trạch trong nhà, đem lại may mắn”. Vì vậy, ai đi Tây Nguyên cũng muốn mua sản phẩm từ voi về để sử dụng. Hoặc khi bắt được một đối tượng đang nấu cao hổ, báo chí lại viết chi tiết người này nấu cho gia đình uống để tăng cường sinh lực, điều này vô tình cổ suý việc dùng cao hổ để tăng cường sức khoẻ. Như vậy, báo chí chính là con dao hai lưỡi đối với động vật hoang dã, dùng lưỡi nào phụ thuộc vào độ khéo léo của nhà báo, của người làm truyền thông.

“Càng nhiều người nói về việc cứu một loài nào đó, thì loài đó càng có xu hướng tuyệt chủng nhanh hơn”. Ông nghĩ sao về nhận định này?

Theo tôi, trong xã hội hiện nay đang có xu hướng một loài càng được quan tâm thì sẽ lại càng có tác dụng ngược. Có nhiều loài quý hiếm bị các nhà sưu tầm, nhà bảo tồn đi bắt để lưu giữ hay cho vào bộ sưu tập của họ. Chính điều này đã góp một cánh tay đắc lực trong việc gây tuyệt chủng của một số loài. 

Cuốn “Lịch sử vạn vật” có viết về chim cưu bị tuyệt chủng gần đây. Đó là một loài chim ở biển, thường bị các thuỷ thủ bắt để ăn thịt, bởi vậy số lượng còn lại rất ít. Khi biết tin, các nhà sưu tầm đã đi săn lùng khắp nơi để bắt về nuôi. Với đặc tính chỉ có thể sinh sản ở tự nhiên, không lâu sau đó loài chim đã tuyệt chủng hoàn toàn trên Trái Đất.

kmlml.png
kmlml.png
“Dưới gầm trời lưu lạc” - cuốn sách thứ 22 sau 20 năm làm báo của Đỗ Doãn Hoàng (Ảnh: NVCC)

Có tồn tại ngưỡng nguy hiểm nào mà tại đó việc mất đa dạng loài, hoặc mất đi một loài cụ thể sẽ phá vỡ chức năng và dịch vụ hệ sinh thái không? Làm thế nào để dự đoán ngưỡng này?

Ngưỡng nguy hiểm thường tính là số lượng loài suy giảm hay phát triển lên. Nếu một loài phát triển quá mạnh sẽ gây tuyệt chủng cho loài khác. Điển hình là loài Kangaroo ở Úc phát triển quá nhanh nên con người đã phải hạn chế bớt để cân bằng hệ sinh thái. 

Quy luật Trái Đất từ khi hình thành luôn trao đổi chất và muôn loài phát triển tạo nên sự cân bằng. Giả thuyết, nếu tầng khí quyển mỏng đi thì loài người sẽ không tồn tại được vì thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Nếu Trái Đất gần Mặt Trời sẽ biến thành quả cầu lửa, xa Mặt Trời thì thành quả cầu băng, điều đó chứng minh Trái đất có điều kiện lí tưởng để sản sinh sự sống. “Loài người quan trọng với Trái Đất như thế nào thì loài kiến quan trọng với Trái Đất như thế”, ở góc độ bảo tồn loài thì muôn loài là như nhau, đều xứng đáng được sống.

Rất cảm ơn anh với những chia sẻ bổ ích vừa rồi. Xin chúc anh luôn có nhiều sức khỏe và nhiệt huyết để theo đuổi con đường sự nghiệp của mình cũng như góp sức vào công cuộc bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN