Ký ức về Hà Nội của người con gái thanh niên xung phong

(Sóng trẻ) - Tròn 66 năm trôi qua kể từ ngày Thủ đô được giải phóng, nhưng những hình ảnh về ngày thu Hà Nội năm ấy như vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí của bà Lê Thị Túy – người con gái thanh niên xung phong năm nào.

Ký ức về Hà Nội mùa thu năm 1954

Đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng bà Lê Thị Túy vẫn nhớ như in những ký ức tươi đẹp về tuổi trẻ, về Hà Nội thân thương.

Bà nhớ những ngày tháng đất nước còn chiến tranh, được trở thành một người con gái thanh niên xung phong khiến lòng bà đầy tự hào. 10/10/1954 là ngày trọng đại của Hà Nội, của cả Việt Nam, còn với bà, đó là dấu mốc quan trọng của cả cuộc đời.

Nhớ về ngày lịch sử đó, giọng bà trầm đi vì xúc động: “Trước hôm đó mấy ngày, chúng tôi phải lập mười mấy phân đội trấn ở các khu trung tâm Hà Nội. Tôi ở Hàng Bông, Hàng Gai, Tô Tịch, Hàng Đào, ở đây chúng tôi vận động thanh niên tham gia văn nghệ, lắng nghe ý kiến nhân dân. Vận động những người theo đạo Thiên Chúa vào Nam rất khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn rất kiên trì.”

 “9h sáng ngày 10/10, đội quân cuối cùng đến cầu Long Biên, quân đi đến đâu thì bộ đội ta gác đến đấy, và sau bộ đội ta là rừng cờ. Nhân dân bắt đầu làm cổng chào, chờ đến lúc 2h chiều thì bộ đội ta về. Chúng tôi phải làm nhiệm vụ vận động nhân dân làm sạch đường phố, cho mọi thứ lộng lẫy nhất có thể.” – bà nhớ lại.

unnamed.jpg
Hà Nội rực rỡ cờ hoa ngày 10/10/1954 (Ảnh: Đại đoàn kết)

10/10 năm ấy là ngày Hà Nội sạch bóng quân thù, hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô. Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cực kì to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, ở thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.

Giải phóng Thủ đô cũng là thành tựu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hà Nội hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của lực lượng đế quốc nước ngoài. Nhân dân lao động của Thủ đô được làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Với những người con gái thanh niên xung phong như bà Lê Thị Túy, góp sức cho Thủ đô và đất nước thời bấy giờ vừa là vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm vô cùng to lớn.

Lời căn dặn của Bác là động lực đi theo cả cuộc đời

Hơn 3 tháng sau ngày trọng đại đó, một vinh dự lớn nữa lại tới với “cô gái vừa bước qua tuổi đôi mươi”. Để chuẩn bị cho dịp Bác Hồ về thủ đô vào ngày 1 tháng Giêng năm 1955, bà Lê Thị Túy được chọn tham dự một lớp tiếp tân tại khách sạn Metropole. Có lẽ, cô gái thanh niên xung phong năm ấy chưa hề nghĩ tới việc sẽ được gặp Bác, trò chuyện với Bác, người mà bà nói rằng như một vị Thánh của dân tộc Việt Nam:

“Tôi nhớ khi vô tình gặp Bác, Bác hỏi cháu ở đơn vị nào, tôi trả lời cháu ở đơn vị thanh niên xung phong. Rồi Bác cười và bảo tôi rằng, cháu phải tiếp tục học để sau này phục vụ nhân dân tốt hơn.”

unnamed-1.jpg
Nhân dịp Tết Nguyên đán đầu tiên sau hòa bình, các cháu thiếu nhi Thủ đô đến chúc Tết Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch và múa hát quanh Bác, Hà Nội ngày 9/2/1955. (Ảnh: TL)

Những lời căn dặn của Bác luôn in sâu trong tâm trí của cô gái trẻ tuổi, đi theo cô cả tuổi trẻ và sự nghiệp.

Học xong phổ thông, bà Túy quyết định theo nghiệp làm báo. Đầu tiên, bà trở thành người viết tin cho báo Tiền Phong. Khi đã “chắc tay bút”, bà về làm cho báo Phụ nữ Thủ đô. Sau nhiều năm tháng cống hiến cho báo chí nước nhà, nhà báo Lê Thị Túy vinh dự được giữ chức vụ Tổng biên tập báo Phụ nữ Thủ đô từ năm 1989 - 1995. Sau khi về hưu, bà vẫn học hỏi các kiến thức chuyên môn để không lạc hậu với đời sống báo chí hiện đại.

Cống hiến phân nửa thế kỷ cho báo chí nước nhà, phục vụ nhân dân, bà đã thực hiện trọn vẹn lời căn dặn của Bác Hồ năm nào.

“Hà Nội bây giờ sao khác quá”

Đã hơn 60 năm kể từ ngày Thủ đô được giải phóng, Hà Nội của cô gái thanh niên xung phong năm nào cũng đã thay đổi rất nhiều.

Hà Nội hiện tại không chỉ được biết đến như một nơi sở hữu các di sản văn hóa hàng đầu của đất nước, mà còn trở thành nơi phát triển kinh tế đa lĩnh vực, là bộ mặt của cả quốc gia.

Đồng hành với Thủ đô đã gần một thế kỷ, nhưng Hà Nội hiện tại vẫn có thứ gì đó khiến bà Túy cảm thấy khác lạ. Văn hóa, con người thay đổi theo thời gian, có lẽ điều này ở Hà Nội diễn ra quá nhanh, khiến bà quên đi rằng mình đã và đang đồng hành với nó.

img_3794.JPG
Bà Lê Thị Túy là nhân chứng cho sự phát triển của Hà Nội gần một thế kỷ qua (Ảnh: Nguyễn Sơn)

Chiến tranh đã qua đi khá lâu, những người con gái Hà Nội hiện tại cũng khác trước đây rất nhiều. Điều khiến bà Túy thấy “mới lạ” nhất, là thời trang, phong cách của những người con gái Hà Thành. Hình ảnh người con gái truyền thống dần dần thay đuổi theo xu hướng của thời đại.

Điều này không khiến bà chạnh lòng, ngược lại, nó khiến bà tự hào hơn về những người đã giữ gìn sự bình yên cho Thủ đô, cho đất nước.

Để có một Hà Nội hiện đại như bây giờ, để có một mùa thu Hà Nội năm 1954 đầy vinh quang, là sự cố gắng, nỗ lực của biết bao người, và bà tự hào khi được góp sức tạo nên điều đó.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN