Làm biên tập không đơn giả

(Sóng trẻ) - Sáng thức dậy, cầm bản thảo, hoặc bật máy tính mở mail, là công việc thường ngày khi bắt đầu làm công tác biên tập.

Âm thầm, lặng lẽ làm việc trên những tác phẩm đã hoàn thành của đồng nghiệp để góp phần làm chúng chau chuốt, chỉn chu hơn. Nhà báo Nguyễn Uyển gọi các biên tập viên là những “Bà đỡ”.
Làm biên tập không mấy giản đơn. Bạn Trịnh Trang, một biên tập viên của lớp Truyền hình K.29a2 tâm sự: “Trang gặp nhiều khó khăn khi đăng tải bài lên web lớp bởi các bạn chưa xử lí ảnh, gửi bài chậm do gặp sự cố. Thêm vào đó, Trang vừa viết bài vừa phải làm công tác biên tập. Nhiều lúc cũng xảy ra bất đồng giữa phóng viên và biên tập.”
Bùi Hà Quỳnh lớp Truyền hình K.29a2 chia sẻ: “Nhiều khi buồn cười vì các bạn viết nhiều câu ngây ngô, không biết sửa như thế nào”.

Cũng có nhiều phóng viên lo lắng khi gặp những “Bà đỡ” không chuyên. Điều này giống như một nhà thơ đưa một bài thơ vừa mới sáng tác cho một biên tập không yêu thơ và chưa từng sáng tác. Nói như vậy, không có nghĩa là những người làm biên tập ở lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật đều phải là nhà văn, nhà thơ. Chúng ta không phủ nhận điều đó, nhưng vấn đề chủ yếu, quyết định là sự am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ, dựa vào chuyên gia, sự cảm nhận của biên tập, và cao hơn đó là lòng đam mê cầu tiến.
                                                                    05079429f_bientapvien.jpg
Làm biên tập không phải là công việc đơn giản

Đúng như vậy, biên tập là nghề chẳng mấy giản đơn. Bạn vừa làm việc trên tác phẩm của người khác, lại vừa sáng tạo để làm nên phong cách của chính mình. Người biên tập không chỉ sáng tạo theo ý thích mà còn phải giữ được tư tưởng, chủ đề của tác phẩm cùng với tôn chỉ, mục đích tờ báo mà mình đang phục vụ. Biên tập đòi hỏi lòng dũng cảm, dám chỉ ra lỗi sai, điều đúng, điều hay, phải biết “chê khéo” những bài viết chưa tốt, biết khuyến khích những bài viết hay.

Làm biên tập nghiêm túc chính là cách học hỏi hay nhất. Bởi một lần đọc là một lần suy nghĩ, sáng tạo và một lần trau dồi ngôn ngữ. Bạn Võ Huệ tâm sự: “Biên tập là một nghề khó và vất vả, bởi cần nhiều kiến thức xã hội, hiểu rõ tiếng Việt,…”.

“Tôi rất yêu thích công việc biên tập.” – Đó là tâm sự của Trang, Huệ… và nhiều người khác nữa. Với tôi cũng vậy, mặc cho tôi chưa chuyên nghiệp và những đồng nghiệp của tôi cũng là những phóng viên nghiệp dư. Nhưng chúng ta đều có quyền hy vọng, hy vọng chúng ta sẽ trưởng thành, đồng nghiệp khác sẽ sinh ra “đứa con tinh thần” khoẻ mạnh và tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ, để “đứa con” phát triển toàn diện hơn.
Nguyễn Hạnh
Lớp Truyền hình K.29a2
Học viện Báo chí – Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật13 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật17 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN