Người thổi hồn Thăng Long – Hà Nội xưa qua 54 bức tranh cổ

(Sóng trẻ) - Họa sỹ Trịnh Quang Vũ, người đã gắn bó gần 60 năm theo nghiệp hội họa và dành hơn 30 năm để nghiên cứu, phục hiện tranh với ước muốn tìm lại vẻ đẹp của Thăng Long - Hà Nội xưa.

Họa sĩ Trịnh Quang Vũ
Họa sĩ Trịnh Quang Vũ

 

Đam mê hội họa từ nhỏ

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, từ nhỏ Trịnh Quang Vũ đã có đam mê với hội họa, từ yêu thích ông dần biến nó thành thói quen không thể thiếu mỗi ngày. Tự mày mò cũng như học hỏi các bậc tiền bối cộng thêm năng khiếu vốn có của mình, ông đã sớm gặt hái được thành công, giành được giải thưởng vẽ tranh thiếu nhi toàn quốc lúc còn bé.

Năm 1958, khi mới 15 tuổi, ông được giải thưởng trong cuộc thi tranh thế giới được tổ chức tại Nhật Bản. Học xong THPT, Trịnh Quang Vũ đỗ vào trường Mỹ thuật Việt Nam sau đó công tác tại Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương. Ông cũng đã nhiều năm đi nghiên cứu nghệ thuật tranh ảnh ở Viện Hàn lâm Đức.

Từ việc nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, trang phục Việt thời phong kiến

Là một người say mê hội họa cũng như muốn nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật, lịch sử trangphục Việt Nam, họa sĩ Trịnh Quang Vũ đã dày công tìm tòi, bôn ba nước ngoài để lấy tư liệu để hiểu hơn về mỹ thuật Việt Nam cũng như lịch sử dân tộc Việt Nam.

Ông là họa sĩ trong Tổng tập Ngàn năm văn hiến Thăng Long in cách đây hơn 10 năm, dày 12.000 trang xuất bản nhân 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông đã đóng góp 700 trang viết cùng 300 bức tranh do mình sưu tập nhiều năm qua. Nhiều tác phẩm về trang phục các triều vua, phục chế những bức tranh cổ, như: Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam, Trang phục triều Lê - Trịnh, Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, các vị tư nghiệp và tế tửu Văn Miếu Quốc Tử Giám, họ Trịnh và Thăng Long... đã khiến cho tên ông gắn chặt với Thăng Long - Hà Nội, vùng đất sắp tròn 1010 tuổi. Và chính trong quá trình nghiên cứu đó, ông cũng đã nảy ra ý tưởng phục hiện tranh cổ về Thăng Long – Hà Nội với mong muốn, khát khao tìm lại vẻ đẹp của Hà Nội xưa cho thế hệ mai sau.

Cuốn sách lược sử Mỹ thuật Việt Nam được viết bởi họa sĩ Trịnh Quang Vũ
Cuốn sách lược sử Mỹ thuật Việt Nam được viết bởi họa sĩ Trịnh Quang Vũ

 

Hai trong những bức tranh cổ về Thăng Long – Hà Nội do họa sĩ Trịnh Quang Vũ phục hiện
Hai trong những bức tranh cổ về Thăng Long – Hà Nội do họa sĩ Trịnh Quang Vũ phục hiện

 

Đến quá trình phục hiện 54 bức tranh cổ về Thăng Long – Hà Nội

Để phục hiện lại được 54 bức tranh cổ về Thăng Long – Hà Nội, họa sĩ Trịnh Quang Vũ đã mất hơn 30 năm để nghiên cứu phục hiện. Đó là cả một chặng đường dài đối với ông khi phải đi đến hơn 20 quốc gia cũng như đi các nơi trong nước để có thể tìm những vết tích, hiện vật về Thăng Long – Hà Nội từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX.

Nhờ có những nguồn tư liệu phong phú, ông đã thể hiện được một phần đời sống của người dân Việt Nam sống động và chân thật, cảnh sầm uất trên bến dưới thuyền, nhiều phong cảnh trữ tình cùng những bộ trang phục với nét hoa văn độc đáo, khác biệt. Chia sẻ về khó khăn trong quá trình phục hiện, họa sĩ Trịnh Quang Vũ kể lại:

“Cái khó khăn nhất của việc phục hiện tranh cổ là mình phải am hiểu về nó, có những đường nét, vết tích bị thiếu, những phần không trọn vẹn thì mình phải tiếp tục nghiên cứu về dân tộc học, về trang phục, kiến trúc hội họa để có thể hoàn chỉnh một bức tranh cổ. Toàn cảnh Thăng Long có bến thuyền thành quách tương đối phức tạp, đặc biệt là những con thuyền thời Lê Sơ. Ở tài liệu này chỉ có mỗi đầu của con thuyền, muốn tìm hình ảnh đuôi thuyền lại phải nghiên cứu những tài liệu khác. Vậy nên để phục hiện được 54 bức tranh cổ về Thăng Long – Hà Nội, nó là một quá trình dài và đầy khó khăn”.

Phục hiện lại những thứ đã mất, khôi phục lại nền văn hóa Việt luôn là ước muốn bấy lâu của ông. Hơn 60 năm theo đuổi nghiệp hội họa, ông luôn đau đáu về Hà Nội xưa và những giá trị văn hóa, lịch sử của nước nhà cần được gìn giữ. Nếu nhà thơ, nhà văn dùng câu chữ để bộc bạch, bày tỏ cảm xúc hay giúp người đọc tưởng tượng ra được vẻ đẹp thì với Trịnh Quang Vũ, ông muốn dùng hình ảnh để người ta có thể cảm nhận cái đẹp xưa, để thế hệ mai sau có thể tự hào về quá khứ huy hoàng của dân tộc mình, để người Hà Nội có thể yêu thêm, hiểu thêm về Thăng Long – Hà Nội.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN