Theo mình, Việt Nam có áp dụng “phong sát” hay không không quan trọng bằng sự đánh giá, nhìn nhận của khán giả. Người nghệ sĩ dù họ có tài giỏi đến đâu mà có những ngôn ngữ, hành động lệch chuẩn thì chính fan hâm mộ của họ cũng sẽ quay lưng với họ. Chính vì vậy, rất mong muốn các nghệ sĩ luôn chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng mà không suy tính vụ lợi, có như thế khán giả mới thực sự mến mộ.
Có lẽ, với sự nhân văn trong hoạt động quản lý nghệ thuật mà các cơ quan chức trách sẽ không quá mạnh tay trong quá trình “phong sát” hoặc sẽ không dùng cụm từ “phong sát” mà sẽ dùng cụm từ khác gần nghĩa với nó. Nhưng có lẽ Bộ quy tắc ứng xử nghệ sĩ ra đời cũng là cách để giáo dục các ngôi sao, đưa họ từ “lệch chuẩn” về với “chuẩn mực” xã hội. Đây sẽ là căn cứ để hình thành chuẩn đạo đức nghệ sĩ, các nghệ sĩ sẽ soi mình vào đó để xem bản thân đã thực sự chuẩn mực trong phát ngôn, cử chỉ và hành động hay chưa.
Với mình, trong giới nghệ sĩ Việt không ít người có chuẩn mực về lời nói, hành động, hết mực vì cộng đồng, được khán giả yêu mến. Xong cũng xuất hiện những kẻ lại đi trái với đạo đức nghề nghiệp, có những lời lẽ, hành động lệch chuẩn khiến khán giả phẫn nộ.Chưa bao giờ, người hâm mộ lại có sự hoang mang đối với showbiz Việt đến thế. Có lẽ cơ quan chức trách cũng nên đánh giá, nhìn nhận lại để có những thanh loại nhất định, qua đó trả lại sự trong sạch trong giới showbiz Việt.
mình nghĩ nên "phóng sát" vì đã là người của công chúng thì phải nghiêm túc. vẫn còn nhiều bạn chịu ảnh hưởng nhiều và không biết chọn lọc thông tin, nên việc đưa hình ảnh của họ lên có thể khiến họ tiềm được những thông tin làm sai lệch tư tưởng con người
Cụm từ “phong sát” không có gì lạ lẫm trong giới showbiz các nước trên thế giới, nhất là ở Trung Quốc, Hàn Quốc... Tuy nhiên, cụm từ này vẫn còn xa lạ đối với người dân Việt Nam, nhất là trước khi có những lùm xùm xung quanh việc sao kê từ thiện của một số nghệ sĩ Việt. Theo quan điểm của mình, ở Việt Nam chưa có một nghệ sĩ nào bị “phong sát” có lẽ là do tính nhân văn trong hoạt động quản lý hoạt động nghệ thuật của giới chức trách mặc dù cũng đã có nhiều nghệ sĩ chưa thực sự chuẩn mực trong ngôn ngữ và hành động. Tuy nhiên, đã đến lúc showbiz Việt cần phải có sự đánh giá, nhìn nhận lại, nếu không sẽ để người dân mất niềm tin vào giới nghệ sĩ. Khi một số ca sĩ, diễn viên của showbiz Trung Quốc bị “phong sát”, nhiều người cho rằng Việt Nam cũng đã áp dụng rồi. Như ca sĩ Jack bị loại khỏi một chương trình thực tế hay như nghệ sĩ Hoài Linh bị một số nhãn hàng ngừng cộng tác,… Nhưng những trường hợp này chưa hẳn là “phong sát”, mới có biểu hiện của việc “phong sát”, hay nói đúng hơn là gần chạm đến ngưỡng của “phong sát”.
Theo mình, Việt Nam có áp dụng “phong sát” hay không không quan trọng bằng sự đánh giá, nhìn nhận của khán giả. Người nghệ sĩ dù họ có tài giỏi đến đâu mà có những ngôn ngữ, hành động lệch chuẩn thì chính fan hâm mộ của họ cũng sẽ quay lưng với họ. Chính vì vậy, rất mong muốn các nghệ sĩ luôn chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng mà không suy tính vụ lợi, có như thế khán giả mới thực sự mến mộ.
Có lẽ, với sự nhân văn trong hoạt động quản lý nghệ thuật mà các cơ quan chức trách sẽ không quá mạnh tay trong quá trình “phong sát” hoặc sẽ không dùng cụm từ “phong sát” mà sẽ dùng cụm từ khác gần nghĩa với nó. Nhưng có lẽ Bộ quy tắc ứng xử nghệ sĩ ra đời cũng là cách để giáo dục các ngôi sao, đưa họ từ “lệch chuẩn” về với “chuẩn mực” xã hội. Đây sẽ là căn cứ để hình thành chuẩn đạo đức nghệ sĩ, các nghệ sĩ sẽ soi mình vào đó để xem bản thân đã thực sự chuẩn mực trong phát ngôn, cử chỉ và hành động hay chưa.
Với mình, trong giới nghệ sĩ Việt không ít người có chuẩn mực về lời nói, hành động, hết mực vì cộng đồng, được khán giả yêu mến. Xong cũng xuất hiện những kẻ lại đi trái với đạo đức nghề nghiệp, có những lời lẽ, hành động lệch chuẩn khiến khán giả phẫn nộ.Chưa bao giờ, người hâm mộ lại có sự hoang mang đối với showbiz Việt đến thế. Có lẽ cơ quan chức trách cũng nên đánh giá, nhìn nhận lại để có những thanh loại nhất định, qua đó trả lại sự trong sạch trong giới showbiz Việt.
mình nghĩ nên "phóng sát" vì đã là người của công chúng thì phải nghiêm túc. vẫn còn nhiều bạn chịu ảnh hưởng nhiều và không biết chọn lọc thông tin, nên việc đưa hình ảnh của họ lên có thể khiến họ tiềm được những thông tin làm sai lệch tư tưởng con người
Cụm từ “phong sát” không có gì lạ lẫm trong giới showbiz các nước trên thế giới, nhất là ở Trung Quốc, Hàn Quốc... Tuy nhiên, cụm từ này vẫn còn xa lạ đối với người dân Việt Nam, nhất là trước khi có những lùm xùm xung quanh việc sao kê từ thiện của một số nghệ sĩ Việt. Theo quan điểm của mình, ở Việt Nam chưa có một nghệ sĩ nào bị “phong sát” có lẽ là do tính nhân văn trong hoạt động quản lý hoạt động nghệ thuật của giới chức trách mặc dù cũng đã có nhiều nghệ sĩ chưa thực sự chuẩn mực trong ngôn ngữ và hành động. Tuy nhiên, đã đến lúc showbiz Việt cần phải có sự đánh giá, nhìn nhận lại, nếu không sẽ để người dân mất niềm tin vào giới nghệ sĩ. Khi một số ca sĩ, diễn viên của showbiz Trung Quốc bị “phong sát”, nhiều người cho rằng Việt Nam cũng đã áp dụng rồi. Như ca sĩ Jack bị loại khỏi một chương trình thực tế hay như nghệ sĩ Hoài Linh bị một số nhãn hàng ngừng cộng tác,… Nhưng những trường hợp này chưa hẳn là “phong sát”, mới có biểu hiện của việc “phong sát”, hay nói đúng hơn là gần chạm đến ngưỡng của “phong sát”.