Đối với nghệ sĩ, "bản án" lớn nhất dành cho họ là sự thanh lọc, tẩy chay của khán giả. Vì thế, mỗi nghệ sĩ cần phải tự xây dựng ý thức, trách nhiệm, hành vi của mình dựa trên hiến pháp, pháp luật và tạo ra sự đóng góp cho xã hội.
Nghệ sĩ là những người có cá tính riêng. Nếu cố ép nghệ sĩ vào những nguyên tắc cụ thể, thiếu linh hoạt sẽ không những không đạt được mục đích như mong muốn mà còn giết chết sự sáng tạo. Hay chúng ta muốn tạo ra những nghệ sĩ đẹp, dịu dàng, tốt giống nhau. Hơn nữa, bộ quy tắc chỉ mang tính răn đe, nhắc nhở mà không có chế tài xử phạt, liệu mấy ai sợ
Tôi đánh giá cao mục đích của Bộ Văn hóa khi thực hiện bộ quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ. Nhưng cách thức thực hiện và độ khả thi của dự thảo này sẽ rất khó. Vì ở góc độ nào, tôi cũng thấy bất hợp lý. Xét ở khía cạnh đạo đức, xã hội, những quy tắc trên đây không chỉ dành riêng cho nghệ sĩ mà còn đối với những người dân bình thường. Tôi đọc các nội dung trong dự thảo và thấy thuộc về phạm trù giáo dục hơn là ứng xử. Đó là giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội,nên có hình phạt cụ thể
Lâu nay, nghệ sĩ làm sai cứ xin lỗi rồi qua chuyện. Một vài người còn lợi dụng sự dễ dãi này để đánh bóng tên tuổi bản thân, bất chấp hậu quả. Tôi tin rằng ngoài những quy tắc ứng xử chung, ban soạn thảo cần đưa ra các quy tắc cụ thể trong hoạt động nghề nghiệp, ứng xử với đồng nghiệp, khán giả, trong công tác xã hội, trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội để không chỉ tránh lùm xùm từ hoạt động từ thiện, chuyện quảng cáo, phát ngôn... Bộ quy tắc sẽ là vòng kim cô có sức mạnh kiềm chế nghệ sĩ phát ngôn sai, giữ hình ảnh đẹp trong mắt công chúng
Bộ Văn hóa cần bổ sung mức phạt tiền và thời hạn cấm hoạt động nghề nghiệp, xuất hiện trước công chúng trong thời gian nhất định, gỡ bỏ các sản phẩm của nghệ sĩ trên nền tảng số, bắt buộc tham gia các lớp học về đạo đức nghề nghiệp, ý thức công dân và nhận biết hành vi ứng xử để chỉnh đốn lối sống, phát ngôn.
Đối với nghệ sĩ, "bản án" lớn nhất dành cho họ là sự thanh lọc, tẩy chay của khán giả. Vì thế, mỗi nghệ sĩ cần phải tự xây dựng ý thức, trách nhiệm, hành vi của mình dựa trên hiến pháp, pháp luật và tạo ra sự đóng góp cho xã hội.
Nghệ sĩ là những người có cá tính riêng. Nếu cố ép nghệ sĩ vào những nguyên tắc cụ thể, thiếu linh hoạt sẽ không những không đạt được mục đích như mong muốn mà còn giết chết sự sáng tạo. Hay chúng ta muốn tạo ra những nghệ sĩ đẹp, dịu dàng, tốt giống nhau. Hơn nữa, bộ quy tắc chỉ mang tính răn đe, nhắc nhở mà không có chế tài xử phạt, liệu mấy ai sợ
Tôi đánh giá cao mục đích của Bộ Văn hóa khi thực hiện bộ quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ. Nhưng cách thức thực hiện và độ khả thi của dự thảo này sẽ rất khó. Vì ở góc độ nào, tôi cũng thấy bất hợp lý. Xét ở khía cạnh đạo đức, xã hội, những quy tắc trên đây không chỉ dành riêng cho nghệ sĩ mà còn đối với những người dân bình thường. Tôi đọc các nội dung trong dự thảo và thấy thuộc về phạm trù giáo dục hơn là ứng xử. Đó là giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội,nên có hình phạt cụ thể
Lâu nay, nghệ sĩ làm sai cứ xin lỗi rồi qua chuyện. Một vài người còn lợi dụng sự dễ dãi này để đánh bóng tên tuổi bản thân, bất chấp hậu quả. Tôi tin rằng ngoài những quy tắc ứng xử chung, ban soạn thảo cần đưa ra các quy tắc cụ thể trong hoạt động nghề nghiệp, ứng xử với đồng nghiệp, khán giả, trong công tác xã hội, trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội để không chỉ tránh lùm xùm từ hoạt động từ thiện, chuyện quảng cáo, phát ngôn... Bộ quy tắc sẽ là vòng kim cô có sức mạnh kiềm chế nghệ sĩ phát ngôn sai, giữ hình ảnh đẹp trong mắt công chúng
Bộ Văn hóa cần bổ sung mức phạt tiền và thời hạn cấm hoạt động nghề nghiệp, xuất hiện trước công chúng trong thời gian nhất định, gỡ bỏ các sản phẩm của nghệ sĩ trên nền tảng số, bắt buộc tham gia các lớp học về đạo đức nghề nghiệp, ý thức công dân và nhận biết hành vi ứng xử để chỉnh đốn lối sống, phát ngôn.