Nghệ sĩ là người có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng, nhất là giới trẻ - những người luôn có niềm tin, sự kỳ vọng vào người nghệ sĩ. Vì thế, lời bình luận có nội dung thô tục của một nghệ sĩ “gạo cội” trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc xã hội mà hậu quả của nó là đánh mất niềm tin của công chúng vào những giá trị mà họ vốn tôn thờ. Vậy nên việc cấm hoạt động của những nghệ sĩ thiếu đạo đức là việc nên làm, đồng thời pháp luật cũng nên có quy định cho giới nghệ thuật để người nghệ nghĩ luôn có chuẩn mực và đem lại cái tích cực đến công chúng.
Theo ý kiến cá nhân của mình, mình nghĩ cách giải quyết đối với nghệ sĩ bê bối tại Trung Quốc đối với thời điểm nhất thời hiện tại có thể được coi là "hình phạt nặng". Tuy nhiên cần nhìn một tương lai xa hơn, khi những thế hệ mới bắt đầy thay thế thế hệ hiện tại.
"Phong sát" không đơn thuần là cấm sóng mà sẽ hoàn toàn gỡ hình ảnh nghệ sĩ này trên toàn bộ các phương tiện truyền thông từ quá khứ đến thời điểm xảy ra sự việc. Nhiều người cho rằng cần quan tâm đến thành quả tác phẩm là của một tập thể chứ không phải một cá nhân ấy mà gỡ toàn bộ. Nhưng nên nhìn rộng ra hơn, Trung Quốc muốn hình ảnh những nghệ sĩ bê bối hoàn toàn biến mất. Trong tương lai gần, hình ảnh nghệ sĩ này vẫn còn trong tâm trí khán giả. Tuy nhiên càng về lâu về dài, khi một lớp người khác lớn lên, những hình ảnh về nghệ sĩ bê bối sẽ không còn nữa, những người này sẽ KHÔNG BIẾT ĐẾN ĐÃ TỪNG CÓ MỘT NGHỆ SĨ BÊ BỐI NHƯ THẾ TỒN TẠI. Điều này có tác động lớn đến suy nghĩ cũng như giáo dục dành cho lớp trẻ.
Đối với Việt Nam, mình không ham muốn phải triệt để như nền giải trí Trung Quốc. Vì đối với mình, bất cứ sự so sánh nào cũng là khập khiễng, bất cứ sự bê nguyên nào cũng không thể trùng khớp. Nhưng mình vẫn mong muốn thực sự có một hình phạt đúng nghĩa cho những nghệ sĩ đã tạo ra bê bối. Lựa chọn con đường làm nghệ sĩ, lựa chọn con đường làm người của công chúng, giá trị vật chất của cũng như tinh thần bạn nhận được là từ công chúng. Bạn kiếm ra từ năng lực của bạn. Người hâm mộ có trách nhiệm tôn trọng bạn. Và bạn cũng cần có trách nhiệm tôn trọng họ bằng cách sống một cách có giá trị, vì bạn là người ảnh hưởng. Không thể nói rằng cuộc đời của bạn, bạn muốn sống ra sao thì sống. Đó sẽ đúng, nếu bạn là người thường. Còn nếu đã lựa chọn cái nghề có sức ảnh hưởng này, cần chịu được áp lực mà nó mang lại tựa như cách bạn đang nhận được sự yêu thích từ người khác vậy. Khi xảy ra bê bối, nếu không thể tự kiểm điểm lại chính mình mà chỉ lên một bài viết xin lỗi không mang đủ cái tâm, thì đối với cái nghề này, cái tâm của bạn cũng chỉ đến vậy thôi.
Mình bức xúc về thái độ coi thường khán giả của Running Man Việt Nam mùa 2 khi giữa bê bối của nghệ sĩ vẫn thản nhiên tiếp tục để nghệ sĩ ấy tiếp tục quay chương trình mà không có một lời giải thích thỏa đáng. Đã giải thích, nhưng như không giải thích.
Giới giải trí Việt Nam còn quá nhiều mặt còn chưa đủ, thứ chúng ta cần làm là đối mặt chứ không phải viện lý do yếu kém mà thao túng việc làm tội lỗi của những người có sức ảnh hưởng. Mặc cho họ mang sức ảnh hưởng trên mình nhưng không ý thức được việc mình làm ra.
Đừng làm "con sâu làm rầu nồi canh" khiến cho những người nghệ sĩ thực thụ cũng bị vơ vào trở thành những người làm giải trí không sạch.
Hãy tôn trọng khán giả tựa như cách bạn tôn trọng năng lực làm nghệ thuật của chính mình. Chúng ta cần những bộ luật cũng như những hình phạt khắt khe hơn. Những bộ luật được đưa ra nó chỉ như một còng thép vô hình để mỗi người nghệ sĩ hãy tôn trọng pháp luật, đạo đức như cách pháp luật luôn gia sức bảo vệ mỗi người nghệ sĩ. Chúng ta sống ở cuộc sống này, hãy làm quen với việc tình yêu phát ra từ hai phía, trách nhiệm cũng phải từ hai phía mà hình thành.
Mong là khi dự thảo về bộ quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ được hoàn thiện sẽ là một cơ sở giúp thanh lọc giới nghệ thuật. Giúp mang lại những điều tích cực đến với công chúng. Mình cũng đồng tình với các ý kiến trong bài báo
Cá nhân mình thấy việc thanh lọc nghệ sĩ cũng là điều cần thiết vì trong bối cảnh hiện tại, nhiều người cho rằng "cầm mic lên là trở thành ca sĩ" hay nghệ thuật không còn yêu cầu chuẩn mực, tài năng chân chính như xưa, tẩy chay cũng là một cách để showbiz được sống với đúng giá trị của nó. Công chúng khi tẩy chay nghệ sĩ chắc chắn sẽ có lý do cho việc làm của họ, tuy nhiên mỗi người có cách ứng xử khác nhau nên vẫn còn nhiều trường hợp lời ăn tiếng nói chưa chọn lọc. Mặt khác, so với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc thì công chúng Việt Nam vẫn còn dễ tính, hời hợt trong việc thanh tẩy, ví dụ như vụ việc H&M ủng hộ đường lưỡi bò trước đó đến hiện tại đều bị lắng xuống và thương hiệu vẫn bán chạy bình thường =)))))
Nghệ sĩ là người có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng, nhất là giới trẻ - những người luôn có niềm tin, sự kỳ vọng vào người nghệ sĩ. Vì thế, lời bình luận có nội dung thô tục của một nghệ sĩ “gạo cội” trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc xã hội mà hậu quả của nó là đánh mất niềm tin của công chúng vào những giá trị mà họ vốn tôn thờ. Vậy nên việc cấm hoạt động của những nghệ sĩ thiếu đạo đức là việc nên làm, đồng thời pháp luật cũng nên có quy định cho giới nghệ thuật để người nghệ nghĩ luôn có chuẩn mực và đem lại cái tích cực đến công chúng.
Theo ý kiến cá nhân của mình, mình nghĩ cách giải quyết đối với nghệ sĩ bê bối tại Trung Quốc đối với thời điểm nhất thời hiện tại có thể được coi là "hình phạt nặng". Tuy nhiên cần nhìn một tương lai xa hơn, khi những thế hệ mới bắt đầy thay thế thế hệ hiện tại. "Phong sát" không đơn thuần là cấm sóng mà sẽ hoàn toàn gỡ hình ảnh nghệ sĩ này trên toàn bộ các phương tiện truyền thông từ quá khứ đến thời điểm xảy ra sự việc. Nhiều người cho rằng cần quan tâm đến thành quả tác phẩm là của một tập thể chứ không phải một cá nhân ấy mà gỡ toàn bộ. Nhưng nên nhìn rộng ra hơn, Trung Quốc muốn hình ảnh những nghệ sĩ bê bối hoàn toàn biến mất. Trong tương lai gần, hình ảnh nghệ sĩ này vẫn còn trong tâm trí khán giả. Tuy nhiên càng về lâu về dài, khi một lớp người khác lớn lên, những hình ảnh về nghệ sĩ bê bối sẽ không còn nữa, những người này sẽ KHÔNG BIẾT ĐẾN ĐÃ TỪNG CÓ MỘT NGHỆ SĨ BÊ BỐI NHƯ THẾ TỒN TẠI. Điều này có tác động lớn đến suy nghĩ cũng như giáo dục dành cho lớp trẻ. Đối với Việt Nam, mình không ham muốn phải triệt để như nền giải trí Trung Quốc. Vì đối với mình, bất cứ sự so sánh nào cũng là khập khiễng, bất cứ sự bê nguyên nào cũng không thể trùng khớp. Nhưng mình vẫn mong muốn thực sự có một hình phạt đúng nghĩa cho những nghệ sĩ đã tạo ra bê bối. Lựa chọn con đường làm nghệ sĩ, lựa chọn con đường làm người của công chúng, giá trị vật chất của cũng như tinh thần bạn nhận được là từ công chúng. Bạn kiếm ra từ năng lực của bạn. Người hâm mộ có trách nhiệm tôn trọng bạn. Và bạn cũng cần có trách nhiệm tôn trọng họ bằng cách sống một cách có giá trị, vì bạn là người ảnh hưởng. Không thể nói rằng cuộc đời của bạn, bạn muốn sống ra sao thì sống. Đó sẽ đúng, nếu bạn là người thường. Còn nếu đã lựa chọn cái nghề có sức ảnh hưởng này, cần chịu được áp lực mà nó mang lại tựa như cách bạn đang nhận được sự yêu thích từ người khác vậy. Khi xảy ra bê bối, nếu không thể tự kiểm điểm lại chính mình mà chỉ lên một bài viết xin lỗi không mang đủ cái tâm, thì đối với cái nghề này, cái tâm của bạn cũng chỉ đến vậy thôi. Mình bức xúc về thái độ coi thường khán giả của Running Man Việt Nam mùa 2 khi giữa bê bối của nghệ sĩ vẫn thản nhiên tiếp tục để nghệ sĩ ấy tiếp tục quay chương trình mà không có một lời giải thích thỏa đáng. Đã giải thích, nhưng như không giải thích. Giới giải trí Việt Nam còn quá nhiều mặt còn chưa đủ, thứ chúng ta cần làm là đối mặt chứ không phải viện lý do yếu kém mà thao túng việc làm tội lỗi của những người có sức ảnh hưởng. Mặc cho họ mang sức ảnh hưởng trên mình nhưng không ý thức được việc mình làm ra. Đừng làm "con sâu làm rầu nồi canh" khiến cho những người nghệ sĩ thực thụ cũng bị vơ vào trở thành những người làm giải trí không sạch. Hãy tôn trọng khán giả tựa như cách bạn tôn trọng năng lực làm nghệ thuật của chính mình. Chúng ta cần những bộ luật cũng như những hình phạt khắt khe hơn. Những bộ luật được đưa ra nó chỉ như một còng thép vô hình để mỗi người nghệ sĩ hãy tôn trọng pháp luật, đạo đức như cách pháp luật luôn gia sức bảo vệ mỗi người nghệ sĩ. Chúng ta sống ở cuộc sống này, hãy làm quen với việc tình yêu phát ra từ hai phía, trách nhiệm cũng phải từ hai phía mà hình thành.
Mong là khi dự thảo về bộ quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ được hoàn thiện sẽ là một cơ sở giúp thanh lọc giới nghệ thuật. Giúp mang lại những điều tích cực đến với công chúng. Mình cũng đồng tình với các ý kiến trong bài báo
Cá nhân mình thấy việc thanh lọc nghệ sĩ cũng là điều cần thiết vì trong bối cảnh hiện tại, nhiều người cho rằng "cầm mic lên là trở thành ca sĩ" hay nghệ thuật không còn yêu cầu chuẩn mực, tài năng chân chính như xưa, tẩy chay cũng là một cách để showbiz được sống với đúng giá trị của nó. Công chúng khi tẩy chay nghệ sĩ chắc chắn sẽ có lý do cho việc làm của họ, tuy nhiên mỗi người có cách ứng xử khác nhau nên vẫn còn nhiều trường hợp lời ăn tiếng nói chưa chọn lọc. Mặt khác, so với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc thì công chúng Việt Nam vẫn còn dễ tính, hời hợt trong việc thanh tẩy, ví dụ như vụ việc H&M ủng hộ đường lưỡi bò trước đó đến hiện tại đều bị lắng xuống và thương hiệu vẫn bán chạy bình thường =)))))
Mình rất đồng tình với quan điểm của nhóm tác giả. Hi vọng bài viết sẽ được lan toả đến mọi người, nhất là đối với giới trẻ ngày nay!