Không nên nhân rộng mô hình sách giáo khoa điện tử tại thời điểm này. So sánh với mô hình sách giáo khoa điện tử ở Hàn Quốc là một sự so sánh khập khiễng. Bởi kinh tế của Việt Nam chưa thể sánh ngang với Hàn. Thử hỏi trẻ em vùng sâu vùng xa lấy đâu tiền để mua Ipad, điện thoại thông minh trong khi bữa cơm còn chưa đủ no.
Một mô hình giáo dục cho trẻ em khác đáng quan tâm và so sánh hơn là của Nhật Bản. Tại sao chúng ta không rèn luyện sức khỏe cho trẻ, dạy trẻ sự tử tế, quý trọng thực phẩm...mà cứ loay hoay tìm cách thay đổi vỏ ngoài của nền giáo dục?
Sách điện tử hỗ trợ tốt về nhiều mặt, tiện lợi hiện rất nhiều song mặt trái của nó cũng khiến chúng ta cân nhắc. Hiện đại thì hại điện. Trẻ con nên tiếp cận nhẹ nhàng với sách truyền thống, nếu muốn theo xu hướng xã hội hiện đại thì phải cải thiện nhiều...
Theo mình áp dụng sách giáo khoa điện tử vào việc học đối với lứa tuổi 6-10 là thích hợp. Bởi lứa tuổi đó khó tập trung học tập. Mà sách điện tử thú vị, thu hút sẽ khiến trẻ tập trung học và hứng thú hơn, không bị áp lực hay nhàm chán từ những sách giấy truyền thống như trước. Công nghệ là tương lai và sách giáo khoa diện tử là điều tất yếu cần có trong tương lai
Tiểu học thì quá nhỏ để tiếp xúc và sử dụng công nghệ. Chỉ nên áp dụng những cuốn sách, trang vở như hiện nay mà thôi. Dễ học, dễ cầm và đặc biệt là phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số các gia đình phụ huynh. Nếu áp dụng sgk điện tử cho các cấp học cao hơn thì cũng hợp lí đó.
Mình cho rằng sách điện tử có rất nhiều lợi ích nhưng để đưa vào giáo dục tiểu học thì phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể, hợp lí. Trên hết, chúng ta cần phải đảm bảo sao cho học sinh khi sử dụng sách điện tử sẽ tiếp thu được trọn vẹn kiến thức và không bị ảnh hưởng bởi những mặt trái của công nghệ.
Không nên nhân rộng mô hình sách giáo khoa điện tử tại thời điểm này. So sánh với mô hình sách giáo khoa điện tử ở Hàn Quốc là một sự so sánh khập khiễng. Bởi kinh tế của Việt Nam chưa thể sánh ngang với Hàn. Thử hỏi trẻ em vùng sâu vùng xa lấy đâu tiền để mua Ipad, điện thoại thông minh trong khi bữa cơm còn chưa đủ no. Một mô hình giáo dục cho trẻ em khác đáng quan tâm và so sánh hơn là của Nhật Bản. Tại sao chúng ta không rèn luyện sức khỏe cho trẻ, dạy trẻ sự tử tế, quý trọng thực phẩm...mà cứ loay hoay tìm cách thay đổi vỏ ngoài của nền giáo dục?
Sách điện tử hỗ trợ tốt về nhiều mặt, tiện lợi hiện rất nhiều song mặt trái của nó cũng khiến chúng ta cân nhắc. Hiện đại thì hại điện. Trẻ con nên tiếp cận nhẹ nhàng với sách truyền thống, nếu muốn theo xu hướng xã hội hiện đại thì phải cải thiện nhiều...
Theo mình áp dụng sách giáo khoa điện tử vào việc học đối với lứa tuổi 6-10 là thích hợp. Bởi lứa tuổi đó khó tập trung học tập. Mà sách điện tử thú vị, thu hút sẽ khiến trẻ tập trung học và hứng thú hơn, không bị áp lực hay nhàm chán từ những sách giấy truyền thống như trước. Công nghệ là tương lai và sách giáo khoa diện tử là điều tất yếu cần có trong tương lai
Tiểu học thì quá nhỏ để tiếp xúc và sử dụng công nghệ. Chỉ nên áp dụng những cuốn sách, trang vở như hiện nay mà thôi. Dễ học, dễ cầm và đặc biệt là phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số các gia đình phụ huynh. Nếu áp dụng sgk điện tử cho các cấp học cao hơn thì cũng hợp lí đó.
Mình cho rằng sách điện tử có rất nhiều lợi ích nhưng để đưa vào giáo dục tiểu học thì phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể, hợp lí. Trên hết, chúng ta cần phải đảm bảo sao cho học sinh khi sử dụng sách điện tử sẽ tiếp thu được trọn vẹn kiến thức và không bị ảnh hưởng bởi những mặt trái của công nghệ.