Với tôi, tôi nghĩ như vậy bất kỳ quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ thì phải có định nghĩa rõ ràng ai được coi là "nghệ sĩ". Nghệ sĩ có cần được xác nhận bằng giấy tờ hay văn bản gì không? Hay cứ ai chụp hình đưa lên mạng, hay có một bài hát, làm blog, hay tham gia một vở kịch/phim/tấu hài… cũng được coi là nghệ sĩ. Nếu chỉ quy tắc ứng xử dành cho người nổi tiếng, thì bất kể ai được công chúng biết đến rộng rãi, không cần hoạt động nghệ thuật cũng được tính vào diện phải chấp hành theo bộ quy tắc này chăng?
Tôi thấy nghệ sĩ cũng là một người bình thường, nhưng khác ở chỗ, nghệ sĩ được nhiều người biết đến, công chúng và xã hội luôn nhìn vào họ. Tất nhiên, là một người bình thường, nên đôi khi có sai lầm, nhưng quan trọng là phải biết sửa chữa. Không thể dùng danh xưng nghệ sĩ để trục lợi hay gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Bản thân nghệ sĩ phải ý thức được trách nhiệm xã hội của mình trước khi nghĩ đến lợi ích của bản thân.
Theo tôi nghĩ khi đã được gọi là nghệ sĩ, hay cao hơn nữa là được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân đối với mỗi người làm nghệ thuật như là niềm hạnh phúc. Với danh xưng cao quý ấy, người nghệ sĩ phải có trách nhiệm với nghề nghiệp, với xã hội trong việc gìn giữ và phát những giá trị tốt đẹp của bản thân mình, chứ không thể hành động tùy tiện, muốn làm gì thì làm.
Tôi thấy các nghệ sĩ cần tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ khán giả, không trục lợi cá nhân trên danh nghĩa người nổi tiếng. Trong hoạt động xã hội, nghệ sĩ phải có trách nhiệm tích cực, đóng góp cho cộng đồng; có lối sống trong sáng, lành mạnh, giữ gìn hình ảnh trước công chúng và xã hội; phát huy uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hóa trong xã hội đến cộng đồng.
Tôi thấy Bộ quy tắc này mà được ban hành sẽ giúp nghệ sĩ có nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm trong hành vi, lối sống, cách chia sẻ, ngôn từ đối với xã hội, trên phương tiện truyền thông, đồng thời giúp hình thành công cụ định hướng cho dư luận xã hội về hành vi của nghệ sĩ
Với tôi, tôi nghĩ như vậy bất kỳ quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ thì phải có định nghĩa rõ ràng ai được coi là "nghệ sĩ". Nghệ sĩ có cần được xác nhận bằng giấy tờ hay văn bản gì không? Hay cứ ai chụp hình đưa lên mạng, hay có một bài hát, làm blog, hay tham gia một vở kịch/phim/tấu hài… cũng được coi là nghệ sĩ. Nếu chỉ quy tắc ứng xử dành cho người nổi tiếng, thì bất kể ai được công chúng biết đến rộng rãi, không cần hoạt động nghệ thuật cũng được tính vào diện phải chấp hành theo bộ quy tắc này chăng?
Tôi thấy nghệ sĩ cũng là một người bình thường, nhưng khác ở chỗ, nghệ sĩ được nhiều người biết đến, công chúng và xã hội luôn nhìn vào họ. Tất nhiên, là một người bình thường, nên đôi khi có sai lầm, nhưng quan trọng là phải biết sửa chữa. Không thể dùng danh xưng nghệ sĩ để trục lợi hay gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Bản thân nghệ sĩ phải ý thức được trách nhiệm xã hội của mình trước khi nghĩ đến lợi ích của bản thân.
Theo tôi nghĩ khi đã được gọi là nghệ sĩ, hay cao hơn nữa là được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân đối với mỗi người làm nghệ thuật như là niềm hạnh phúc. Với danh xưng cao quý ấy, người nghệ sĩ phải có trách nhiệm với nghề nghiệp, với xã hội trong việc gìn giữ và phát những giá trị tốt đẹp của bản thân mình, chứ không thể hành động tùy tiện, muốn làm gì thì làm.
Tôi thấy các nghệ sĩ cần tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ khán giả, không trục lợi cá nhân trên danh nghĩa người nổi tiếng. Trong hoạt động xã hội, nghệ sĩ phải có trách nhiệm tích cực, đóng góp cho cộng đồng; có lối sống trong sáng, lành mạnh, giữ gìn hình ảnh trước công chúng và xã hội; phát huy uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hóa trong xã hội đến cộng đồng.
Tôi thấy Bộ quy tắc này mà được ban hành sẽ giúp nghệ sĩ có nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm trong hành vi, lối sống, cách chia sẻ, ngôn từ đối với xã hội, trên phương tiện truyền thông, đồng thời giúp hình thành công cụ định hướng cho dư luận xã hội về hành vi của nghệ sĩ