Phạt được hay không một phần cũng ở khán giả. Khán giả Việt Nam rất dễ tính và dễ thỏa hiệp. Bằng chứng là một Hoàng Thùy Linh có thể đứng dậy và bước tiếp trên sự nghiệp ca hát, Minh Hằng dù mặc bộ trang phục không thể phản cảm hơn vẫn được yêu thích và hoan nghênh, Ngô Kiến Huy sắp tới vẫn có lịch diễn đều đặn, Thanh Thảo nghe đâu chuẩn bị làm chương trình mang thương hiệu công ty mình... Khán giả Việt hay lên án, nhưng dễ bỏ qua. Họ thoải mái cho rằng "thôi thì cho người ta đường sống", hay là "nên tha thứ cho họ!". Chính khán giả cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong phát ngôn và ý thức của showbiz Việt, bởi vì xét đến tận cùng, khán giả chính là "cha mẹ" của nghệ sỹ, là đích đến cuối cùng mà nghệ sỹ hướng đến. Nếu "cha mẹ" thật sự nổi giận và bỏ rơi, thì nghệ sỹ Việt ai lại không sợ, bầu show ai lại dám mời, chương trình truyền hình ai lại dám trình chiếu? Khán giả có quyền lực tuyệt đối, nhưng họ lại không hề hay biết điều đó.
Chưa bao giờ truyền thông Việt Nam lại phát triển như thời điểm hiện tại, đến mức khi một sự việc xảy ra, trong vòng vài tiếng đã có cả trăm bài đăng tải với đủ kiểu bình luận và góc nhìn khác nhau. Lợi thì tất nhiên có lợi, công chúng có cái nhìn đa chiều hơn, nghệ sỹ được rộng đường dư luận hơn, báo chí cũng từ đó mà cạnh tranh để cùng nhau tiến. Tuy nhiên, khi sự phát triển dần trở nên "bê tha", sự dễ dãi trong việc truyền tin lại trở thành gánh nặng cho tất cả mọi người. Truyền thông đăng tải tin tức dễ dãi, biến văn hóa thông tin trở thành văn hóa tin đồn. Mọi câu chữ từ khẳnh định trở thành nghi vấn, nguy hiểm hơn, đó lại là nghi vấn không hề có cơ sở và bằng chứng gì dù là hiếm hoi hay ít ỏi. Điều này làm cho truyền thông có vẻ đang đi lên, nhưng thật ra là đang đứng lại, thậm chí thụt lùi, khi độc giả đọc xong bài báo cũng chẳng biết thông tin này có thật không, điều gì tạo nên sự nghi ngờ. Nghệ sỹ ranh ma thì lợi dụng để gây nên sóng gió, nghệ sỹ hiền lành thì phát hoảng và chẳng dám "ho he". Showbiz từ đó cũng bớt đi phần... chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp làm sao được khi thông tin trên báo chẳng còn gì gọi là... đắt giá, công chúng biết tin vào ai?
Thế giới showbiz, ai cũng vỗ ngực xưng tên cho rằng mình là người chuyên nghiệp, nhưng những câu chuyện xung quanh họ lại vẽ nên một hình ảnh huyền ảo đến nhạt nhòa. Các nghệ sỹ luôn "gào" lên là "tôi cần tự do", "tôi cũng là con người, và những chuyện đó là chuyện cá nhân!". Nhưng, khi bước đi trên con đường này, khi đã chấp nhận là người-của-công-chúng, thì đó là cái mà họ phải mất đi. Đừng đòi hỏi mình sẽ có tất cả, bởi vì sân khấu cũng như cuộc đời, tất cả đều phải có mất mát thì mới có vinh quang.
Càng ngày càng thất vọng. Cho đến khi nào mới có những hình phạt thích đáng đây. Hầu hết các scandal gây ầm ĩ suốt thời gian vừa qua đều bắt nguồn từ những phát ngôn của người nổi tiếng. Từ những buổi "trà dư tửu hậu" cho đến mạng cộng đồng, từ vô tình cho đến cố ý, họ đã tạo nên một làn sóng dư luận vây quanh mình. Tất nhiên, sau scandal, họ được chú ý hơn, được nhắc đến thường xuyên trên mặt báo, khán giả quan tâm, catse tăng cao... và họ mặc kệ hình ảnh của mình bị giảm sút. Những "nghệ sỹ" đó chẳng quan tâm rằng khán giả nhìn họ với ánh mắt gì, là yêu thương hay mỉa mai, là hâm mộ hay phẫn nộ... Với họ, có lẽ được chú ý đã là quá đủ!
Không chỉ dễ dãi trong gu thưởng thức âm nhạc, showbiz Việt đang dần dần mang lên mình sự dễ dãi trong phát ngôn, ý thức cũng như trách nhiệm với công chúng yêu nghệ thuật. Dường như, sự dễ dãi này không ở tình trạng phát sinh nữa, mà nó đang trở thành tính cách quen thuộc - quen thuộc đến... đáng sợ. Liệu có cách nào thay đổi được nữa không?
Phạt được hay không một phần cũng ở khán giả. Khán giả Việt Nam rất dễ tính và dễ thỏa hiệp. Bằng chứng là một Hoàng Thùy Linh có thể đứng dậy và bước tiếp trên sự nghiệp ca hát, Minh Hằng dù mặc bộ trang phục không thể phản cảm hơn vẫn được yêu thích và hoan nghênh, Ngô Kiến Huy sắp tới vẫn có lịch diễn đều đặn, Thanh Thảo nghe đâu chuẩn bị làm chương trình mang thương hiệu công ty mình... Khán giả Việt hay lên án, nhưng dễ bỏ qua. Họ thoải mái cho rằng "thôi thì cho người ta đường sống", hay là "nên tha thứ cho họ!". Chính khán giả cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong phát ngôn và ý thức của showbiz Việt, bởi vì xét đến tận cùng, khán giả chính là "cha mẹ" của nghệ sỹ, là đích đến cuối cùng mà nghệ sỹ hướng đến. Nếu "cha mẹ" thật sự nổi giận và bỏ rơi, thì nghệ sỹ Việt ai lại không sợ, bầu show ai lại dám mời, chương trình truyền hình ai lại dám trình chiếu? Khán giả có quyền lực tuyệt đối, nhưng họ lại không hề hay biết điều đó.
Chưa bao giờ truyền thông Việt Nam lại phát triển như thời điểm hiện tại, đến mức khi một sự việc xảy ra, trong vòng vài tiếng đã có cả trăm bài đăng tải với đủ kiểu bình luận và góc nhìn khác nhau. Lợi thì tất nhiên có lợi, công chúng có cái nhìn đa chiều hơn, nghệ sỹ được rộng đường dư luận hơn, báo chí cũng từ đó mà cạnh tranh để cùng nhau tiến. Tuy nhiên, khi sự phát triển dần trở nên "bê tha", sự dễ dãi trong việc truyền tin lại trở thành gánh nặng cho tất cả mọi người. Truyền thông đăng tải tin tức dễ dãi, biến văn hóa thông tin trở thành văn hóa tin đồn. Mọi câu chữ từ khẳnh định trở thành nghi vấn, nguy hiểm hơn, đó lại là nghi vấn không hề có cơ sở và bằng chứng gì dù là hiếm hoi hay ít ỏi. Điều này làm cho truyền thông có vẻ đang đi lên, nhưng thật ra là đang đứng lại, thậm chí thụt lùi, khi độc giả đọc xong bài báo cũng chẳng biết thông tin này có thật không, điều gì tạo nên sự nghi ngờ. Nghệ sỹ ranh ma thì lợi dụng để gây nên sóng gió, nghệ sỹ hiền lành thì phát hoảng và chẳng dám "ho he". Showbiz từ đó cũng bớt đi phần... chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp làm sao được khi thông tin trên báo chẳng còn gì gọi là... đắt giá, công chúng biết tin vào ai?
Thế giới showbiz, ai cũng vỗ ngực xưng tên cho rằng mình là người chuyên nghiệp, nhưng những câu chuyện xung quanh họ lại vẽ nên một hình ảnh huyền ảo đến nhạt nhòa. Các nghệ sỹ luôn "gào" lên là "tôi cần tự do", "tôi cũng là con người, và những chuyện đó là chuyện cá nhân!". Nhưng, khi bước đi trên con đường này, khi đã chấp nhận là người-của-công-chúng, thì đó là cái mà họ phải mất đi. Đừng đòi hỏi mình sẽ có tất cả, bởi vì sân khấu cũng như cuộc đời, tất cả đều phải có mất mát thì mới có vinh quang.
Càng ngày càng thất vọng. Cho đến khi nào mới có những hình phạt thích đáng đây. Hầu hết các scandal gây ầm ĩ suốt thời gian vừa qua đều bắt nguồn từ những phát ngôn của người nổi tiếng. Từ những buổi "trà dư tửu hậu" cho đến mạng cộng đồng, từ vô tình cho đến cố ý, họ đã tạo nên một làn sóng dư luận vây quanh mình. Tất nhiên, sau scandal, họ được chú ý hơn, được nhắc đến thường xuyên trên mặt báo, khán giả quan tâm, catse tăng cao... và họ mặc kệ hình ảnh của mình bị giảm sút. Những "nghệ sỹ" đó chẳng quan tâm rằng khán giả nhìn họ với ánh mắt gì, là yêu thương hay mỉa mai, là hâm mộ hay phẫn nộ... Với họ, có lẽ được chú ý đã là quá đủ!
Không chỉ dễ dãi trong gu thưởng thức âm nhạc, showbiz Việt đang dần dần mang lên mình sự dễ dãi trong phát ngôn, ý thức cũng như trách nhiệm với công chúng yêu nghệ thuật. Dường như, sự dễ dãi này không ở tình trạng phát sinh nữa, mà nó đang trở thành tính cách quen thuộc - quen thuộc đến... đáng sợ. Liệu có cách nào thay đổi được nữa không?