Showbiz Việt vẫn đang quá dễ dãi, nghệ sĩ vướng scandal không rơi vào cảnh đánh mất cơ hội làm nghề và vẫn có thể tái xuất sân khấu, màn ảnh sau một thời gian im hơi lặng tiếng. Phải chăng sự dễ dãi đến từ quan niệm "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại"? nếu không có đạo đức nghề nghiệp thì nên làm 1 công việc bình thường thôi. chứ đã là nghệ sĩ, ngồi trên đỉnh cao thì bắt buộc phải hoàn hảo hơn bao giờ hết. Vì thế quan niệm "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại" này k đc dành cho nghệ sĩ, như vậy là dung túng. cần phạt thật mạnh để làm gương
Tại sao không thể phạt nặng hơn nữa nhỉ. Quả thực, chưa thấy có showbiz nào trên thế giới lại hỗn loạn như showbiz Việt và các nghệ sĩ công khai dùng chiêu trò để hâm nóng tên tuổi của mình. Nghệ sĩ càng có nhiều scandal thì càng nổi tiếng, đến mức trong showbiz Việt đã hình thành một khái niệm gọi là “thao túng scandal”, được hiểu như là một chiến lược để giữ “độ hot”, nghệ sĩ dù lớn dù nhỏ, dù lão làng hay mới “chân ướt chân ráo” đều phải hiểu và biết cách thực hiện nó thì mới mong thành công và hot hoài hoài được.
kiến nghị xử lý thật mạnh tay đối với những tổ chức, cá nhân cố tình tạo ra những sản phẩm phản cảm, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật không lành mạnh. Vấn đề này là bắt buộc nhưng phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý. Tập trung xử phạt thật nặng, quy trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị nghệ thuật, công ty tổ chức biểu diễn, tổ chức sự kiện…vì đã để xảy ra những vi phạm.
Bộ quy tắc ứng xử của Bộ Văn hóa là kịp thời, mang tính chất giáo dục, quy tụ đạo đức với toàn bộ giới nghệ sĩ nhiều hơn, không phải là chế tài xử phạt cụ thể. Câu hỏi đặt ra ở đây là tính thực tiễn của Bộ quy tắc ứng xử trên và làm sao để đảm bảo được hiệu quả lâu dài. Muốn đạt được mục tiêu đó, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành. Đặc biệt là các tổ chức, chính quyền địa phương nơi nghệ sĩ sinh sống và hoạt động nghệ thuật. tôi mong sẽ có những hình phạt cụ thể hơn.
trước khi là nghệ sĩ, họ còn là một công dân, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Tôi nghĩ, việc phát ngôn chưa chuẩn mực của một số nghệ sĩ có thể là "tai nạn", bởi ai cũng muốn được công chúng yêu mến, không dại gì tìm đến sự mỉa mai hay mâu thuẫn. Nhưng dù vì bất cứ lý do gì đi nữa, việc văng tục chửi bậy là họ đã xúc phạm đến sự yêu mến của công chúng. Đối với một nghệ sĩ như vậy, việc đơn giản nhất là tẩy chay, không quan tâm đến họ nữa.
Showbiz Việt vẫn đang quá dễ dãi, nghệ sĩ vướng scandal không rơi vào cảnh đánh mất cơ hội làm nghề và vẫn có thể tái xuất sân khấu, màn ảnh sau một thời gian im hơi lặng tiếng. Phải chăng sự dễ dãi đến từ quan niệm "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại"? nếu không có đạo đức nghề nghiệp thì nên làm 1 công việc bình thường thôi. chứ đã là nghệ sĩ, ngồi trên đỉnh cao thì bắt buộc phải hoàn hảo hơn bao giờ hết. Vì thế quan niệm "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại" này k đc dành cho nghệ sĩ, như vậy là dung túng. cần phạt thật mạnh để làm gương
Tại sao không thể phạt nặng hơn nữa nhỉ. Quả thực, chưa thấy có showbiz nào trên thế giới lại hỗn loạn như showbiz Việt và các nghệ sĩ công khai dùng chiêu trò để hâm nóng tên tuổi của mình. Nghệ sĩ càng có nhiều scandal thì càng nổi tiếng, đến mức trong showbiz Việt đã hình thành một khái niệm gọi là “thao túng scandal”, được hiểu như là một chiến lược để giữ “độ hot”, nghệ sĩ dù lớn dù nhỏ, dù lão làng hay mới “chân ướt chân ráo” đều phải hiểu và biết cách thực hiện nó thì mới mong thành công và hot hoài hoài được.
kiến nghị xử lý thật mạnh tay đối với những tổ chức, cá nhân cố tình tạo ra những sản phẩm phản cảm, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật không lành mạnh. Vấn đề này là bắt buộc nhưng phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý. Tập trung xử phạt thật nặng, quy trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị nghệ thuật, công ty tổ chức biểu diễn, tổ chức sự kiện…vì đã để xảy ra những vi phạm.
Bộ quy tắc ứng xử của Bộ Văn hóa là kịp thời, mang tính chất giáo dục, quy tụ đạo đức với toàn bộ giới nghệ sĩ nhiều hơn, không phải là chế tài xử phạt cụ thể. Câu hỏi đặt ra ở đây là tính thực tiễn của Bộ quy tắc ứng xử trên và làm sao để đảm bảo được hiệu quả lâu dài. Muốn đạt được mục tiêu đó, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành. Đặc biệt là các tổ chức, chính quyền địa phương nơi nghệ sĩ sinh sống và hoạt động nghệ thuật. tôi mong sẽ có những hình phạt cụ thể hơn.
trước khi là nghệ sĩ, họ còn là một công dân, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Tôi nghĩ, việc phát ngôn chưa chuẩn mực của một số nghệ sĩ có thể là "tai nạn", bởi ai cũng muốn được công chúng yêu mến, không dại gì tìm đến sự mỉa mai hay mâu thuẫn. Nhưng dù vì bất cứ lý do gì đi nữa, việc văng tục chửi bậy là họ đã xúc phạm đến sự yêu mến của công chúng. Đối với một nghệ sĩ như vậy, việc đơn giản nhất là tẩy chay, không quan tâm đến họ nữa.