Trước khi cho con học tập ở 1 môi trường mình và gia đình đều phải tìm hiểu rất kỹ. Dù bận đến mấy cũng sắp xếp thời gian đến thăm quan trường. Giờ nhiều chỗ làm truyền thông mạnh nhưng chất lượng lại không tốt, vàng thau lẫn lộn, tự trải nghiệm vẫn tốt hơn
Gia đình mình cũng có điều kiện nên từ khi con còn nhỏ mình đã cho con học trường quốc tế. Mình thấy con mình vẫn học tập và phát triển rất tốt, khả năng ngoại ngữ, tư duy sáng tạo là điểm mạnh của con. Trường con mình học cũng không đặt nặng kết quả, chủ yếu tạo ra môi trường cho các con tự tìm tòi, học hỏi
Hiện nay, việc cho con học tại các trường quốc tế đang trở thành một trào lưu phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh, chủ yếu vì tâm lý gắn mác "quốc tế" là đi đôi với chất lượng. Không thể phủ nhận rằng trường quốc tế là môi trường để trẻ tiếp cận phương pháp giáo dục mới mẻ từ nước ngoài; học tập trong môi trường với sự đa dạng văn hoá, nhất là trong thời kì toàn cầu như hiện nay. Bên cạnh đó là nhiều cơ hội để rèn luyện khả năng ngoại ngữ, vốn đã luôn là điểm mạnh của các trường quốc tế. Tuy nhiên, việc này cũng đi kèm với một số điều đáng lưu ý. Chi phí cao là một thách thức lớn, khiến cho học tại các trường quốc tế trở nên không phải là lựa chọn phù hợp về mặt tài chính đối với nhiều gia đình. Điều này có thể tạo khoảng cách giữa học sinh có điều kiện và không có điều kiện. Ngoài ra, việc tiếp xúc quá lâu với văn hoá và ngôn ngữ nước ngoài có thể khiến trẻ cảm thấy bỡ ngỡ với chính bản sắc dân tộc của mình. Mình có biết một bác mà cho con học trường quốc tế từ nhỏ rồi sau lại phải cho đi học thêm để học lại tiếng Việt. Vì vậy, bản thân mình cho rằng các bậc phụ huynh nên cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định cho con học trường quốc tế.
Dì em có hai đứa con đều cho vào học trường quốc tế cả. Chả biết các bé khác thế nào chứ hai đứa em em nó nói tiếng VIệt thì thôi rồi. Áo không cổ nó bảo là "áo cụt cổ", "bác bị què mắt", trời tạnh mưa nó bảo là "mưa thôi rồi"... Viết đoạn văn thì viết hết một loạt, sau đó mới quay ra đánh dấu thanh cho từng từ. Nói tóm lại là suốt gần 1 năm trời em phải đánh vật với hai đứa nó về việc bổ sung vốn từ vựng tiếng Việt. Haizz, cuối cùng nó cũng làm hài lòng mọi người một chút. hihi. Nhưng bù lại, vốn tiếng Pháp của nó thì cực tốt.
Cái vấn đề của phụ huynh chúng ta có lẽ là phân biệt đâu là trường "xịn" thật và loại trường chỉ treo cái biển "international" cho nó oai. Mà theo như em thấy thì cái sự phân biệt này dường như chả có quy tắc nào cả, chỉ có cách là phụ huynh đến tận nơi, nhìn tận mắt, rồi tự mình suy xét thôi. Kinh nghiệm của em thì chỉ cho em biết là cái vẻ bề ngoài, cơ sở vật chất, rồi thì là sự niềm nở của các cô giáo ... chỉ là cái vỏ bọc. Cần phải nhìn vào cái ruột của nó, là phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo giáo viên, mấy cái này mới là quan trọng.
Trước khi cho con học tập ở 1 môi trường mình và gia đình đều phải tìm hiểu rất kỹ. Dù bận đến mấy cũng sắp xếp thời gian đến thăm quan trường. Giờ nhiều chỗ làm truyền thông mạnh nhưng chất lượng lại không tốt, vàng thau lẫn lộn, tự trải nghiệm vẫn tốt hơn
Gia đình mình cũng có điều kiện nên từ khi con còn nhỏ mình đã cho con học trường quốc tế. Mình thấy con mình vẫn học tập và phát triển rất tốt, khả năng ngoại ngữ, tư duy sáng tạo là điểm mạnh của con. Trường con mình học cũng không đặt nặng kết quả, chủ yếu tạo ra môi trường cho các con tự tìm tòi, học hỏi
Hiện nay, việc cho con học tại các trường quốc tế đang trở thành một trào lưu phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh, chủ yếu vì tâm lý gắn mác "quốc tế" là đi đôi với chất lượng. Không thể phủ nhận rằng trường quốc tế là môi trường để trẻ tiếp cận phương pháp giáo dục mới mẻ từ nước ngoài; học tập trong môi trường với sự đa dạng văn hoá, nhất là trong thời kì toàn cầu như hiện nay. Bên cạnh đó là nhiều cơ hội để rèn luyện khả năng ngoại ngữ, vốn đã luôn là điểm mạnh của các trường quốc tế. Tuy nhiên, việc này cũng đi kèm với một số điều đáng lưu ý. Chi phí cao là một thách thức lớn, khiến cho học tại các trường quốc tế trở nên không phải là lựa chọn phù hợp về mặt tài chính đối với nhiều gia đình. Điều này có thể tạo khoảng cách giữa học sinh có điều kiện và không có điều kiện. Ngoài ra, việc tiếp xúc quá lâu với văn hoá và ngôn ngữ nước ngoài có thể khiến trẻ cảm thấy bỡ ngỡ với chính bản sắc dân tộc của mình. Mình có biết một bác mà cho con học trường quốc tế từ nhỏ rồi sau lại phải cho đi học thêm để học lại tiếng Việt. Vì vậy, bản thân mình cho rằng các bậc phụ huynh nên cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định cho con học trường quốc tế.
Dì em có hai đứa con đều cho vào học trường quốc tế cả. Chả biết các bé khác thế nào chứ hai đứa em em nó nói tiếng VIệt thì thôi rồi. Áo không cổ nó bảo là "áo cụt cổ", "bác bị què mắt", trời tạnh mưa nó bảo là "mưa thôi rồi"... Viết đoạn văn thì viết hết một loạt, sau đó mới quay ra đánh dấu thanh cho từng từ. Nói tóm lại là suốt gần 1 năm trời em phải đánh vật với hai đứa nó về việc bổ sung vốn từ vựng tiếng Việt. Haizz, cuối cùng nó cũng làm hài lòng mọi người một chút. hihi. Nhưng bù lại, vốn tiếng Pháp của nó thì cực tốt.
May mà con mình vẫn phát triển tốt của ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ
Cái vấn đề của phụ huynh chúng ta có lẽ là phân biệt đâu là trường "xịn" thật và loại trường chỉ treo cái biển "international" cho nó oai. Mà theo như em thấy thì cái sự phân biệt này dường như chả có quy tắc nào cả, chỉ có cách là phụ huynh đến tận nơi, nhìn tận mắt, rồi tự mình suy xét thôi. Kinh nghiệm của em thì chỉ cho em biết là cái vẻ bề ngoài, cơ sở vật chất, rồi thì là sự niềm nở của các cô giáo ... chỉ là cái vỏ bọc. Cần phải nhìn vào cái ruột của nó, là phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo giáo viên, mấy cái này mới là quan trọng.