Định kiến giới thời hiện đại: Bắt nguồn từ những điều tưởng chừng là hiển nhiên

(Sóng trẻ) - Kết thúc chiến lược Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong số các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất; thế nhưng, không thể phủ nhận, định kiến giới vẫn tồn tại với những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn còn tồn tại những định kiến giới giữa nam và nữ. Trở thành lối mòn trong nhận thức và hành động, định kiến giới vẫn không được xoá bỏ một cách triệt để. Có thể thấy được rằng, nguyên nhân lớn nhất nằm ở nhận thức của con người. Chính vì thiếu đi sự hiểu biết về định kiến giới, con người không có những hành động cụ thể để giải quyết vấn đề này.

Định kiến giới xuất phát từ những điều nhỏ nhất

Phát biểu về định kiến giới, bà Hà Thị Quỳnh Anh, chuyên gia về giới và nhân quyền, Quỹ Dân số và Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho biết, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo “trọng nam khinh nữ”. Từ xưa đến nay, quan niệm chỉ có con trai mới được thờ cúng tổ tiên và nối dõi tông đường đã ăn sâu vào tiềm thức, đã gây ra mất cân bằng giới tính khi sinh.

a1.jpg
Bà Hà Thị Quỳnh Anh, chuyên gia về giới và nhân quyền, Quỹ Dân số và Liên Hợp Quốc (Ảnh: Internet)

Bà Quỳnh Anh cũng nhấn mạnh định kiến giới là những nhận thức, đánh giá tiêu cực, thiên lệch về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam và nữ. Ví dụ, việc mặc định nội trợ là của phụ nữ, không phải của nam giới. Ngược lại, nam giới được xem là trụ cột và là người kiếm tiền chính trong gia đình.

“Những quan niệm này đã hình thành từ lâu đời, được truyền từ đời này qua đời khác thông qua giáo dục và học hỏi, lâu dần tạo nên những suy nghĩ cố hữu về vai trò, khả năng, loại công việc mà phụ nữ và nam giới có thể thực hiện”, bà Quỳnh Anh nói.

Chỉ có phụ nữ mới là nạn nhân của định kiến giới?

Định kiến giới xuất hiện từ khi con người bắt đầu nhận ra có sự khác biệt giữa nam và nữ, từ đó dần hình thành, phát triển và tồn tại cho đến ngày nay. Nhiều người quan niệm rằng, chỉ có nữ giới mới phải chịu nhiều hậu quả nặng nề, thế nên họ chỉ tập trung giải quyết, đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ.

Tuy nhiên, trên thực tế, không chỉ có phụ nữ mới là nạn nhân của vấn đề này, ngay cả nam giới cũng đang phải gánh chịu những định kiến, tiêu chuẩn mà xã hội áp đặt lên họ. Cụ thể, chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh những người đàn ông vững chãi, làm chỗ dựa tinh thần cho cả gia đình. Thế nhưng, không ai biết được rằng, đằng sau sự kiên định và mạnh mẽ ấy, là một tâm hồn cũng biết mệt mỏi, áp lực và tổn thương. Việc giấu diếm đi những phút giây yếu lòng là do xã hội đã hình thành nên một khuôn mẫu: “Đàn ông không được phép rơi nước mắt”.

ezgif-1-9462b314c0.jpg
Vì định kiến giới, nam giới luôn phải giấu đi cảm xúc thật của bản thân (Ảnh: Internet)

Chia sẻ về thực trạng định kiến giới trong xã hội văn minh, hiện đại, bạn Thảo Trang (19 tuổi, sinh viên Học viện Ngoại Giao) cho rằng: “Ngày nay, mọi người mặc nhiên cho rằng phụ nữ vẫn luôn là “phái yếu” và đàn ông phải là “phái mạnh”. Trong xã hội hôm nay, những định kiến giới vẫn “ngụy trang”, “trá hình” một cách tinh vi với nhiều sắc thái mới” mà chưa có giải pháp hiệu quả để giải quyết triệt để vấn đề này”.

Không chỉ dừng lại ở đó, định kiến giới còn được thể hiện một cách rõ ràng, gay gắt đối với những người thuộc cộng đồng "Lục sắc". Các cá nhân là LGBT phải gánh chịu định kiến giới một cách nặng nề - xuất phát từ tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, bị cho là những người mắc bệnh tâm lý, thậm chí bất hiếu với bậc làm cha làm mẹ. 

a3.jpg
Người thuộc cộng đồng “Lục Sắc” phải chịu đựng sự tổn thương tinh thần vì những hành động gay gắt mang nặng tư tưởng định kiến giới (Ảnh: Internet)

Chính vì vậy, nhiều bố mẹ không chấp nhận con được sống là chính mình, sẵn sàng chỉ trích, chối bỏ khi con công khai giới tính thật. Trên phương diện xã hội, không ít doanh nghiệp, công ty có cái nhìn ái ngại, kì thị khi nhận được đơn ứng tuyển từ những người thuộc cộng đồng LGBT. Họ thấy không thoải mái khi phải sống và làm việc với những cá nhân “có ngoại hình và tính cách khác biệt so với những người khác”.

Đi đôi với sự phát triển xã hội là sự tồn tại ngày càng tinh vi của định kiến giới. Định kiến giới ngày nay ẩn náu, núp mình dưới cái bóng được gọi là mong muốn xã hội tốt hơn, là một lẽ hiển nhiên. Nhìn chung, con đường đấu tranh công bằng giới tính giữa NAM - NỮ - LGBT còn nhiều gian truân, nhưng nếu có sự chung tay cố gắng, bền bỉ của toàn xã hội, chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành quả tích cực.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN