Mọi giải pháp đều phải xuất phát từ việc nâng cao ý thức của người dùng MXH. Đừng để vài dòng bình luận, một nút share... của bạn hủy hoại một đời người. Trên thế giới hay VN đã có rất nhiều người phải tìm đến cái chết để giải thoát bản thân trước áp lực của cộng động mạng. Mạng xã hội là một thế giới ảo nhưng hậu quả của nó có thể là thật.
Nhiều trường hợp vì bị công kích bằng những ngôn từ trên mạng xã hội gây ra trầm cảm dẫn đến tự tử. Mà trên thực tế đa phần những người đi tấn công bằng từ ngữ không hay đều là những người sử dụng nick ảo, làm anh hùng bàn phím trên mạng xã hội gây tổn thương đến đối phương. Luật pháp cần xử phạt và thắt chặt hơn về vấn đề bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội, vấn đề an ninh mạng cần quan tâm hơn.
Đôi khi lời nói có thể giết chết cả một con người. Bạo lực ngôn ngữ nhiều khi có sức tàn sát tinh thần hơn bất cứ hành động nào. Với mình cần xử lí mạnh tay với những hành động sử dụng ngôn ngữ để làm tổn thương người khác.
Theo mình thì vấn đề này ngày càng nghiêm trọng, mọi người đang dễ dãi và vô tâm với lời nói của mình. Tự do ngôn luận là quyền của mỗi người nhưng không có nghĩa là tự do thóa mọa, bình phẩm về 1 người hay 1 vấn đề nào đó. Hiệu ứng đám đông, phán xét 1 chiều có thể gây nên hệ lụy khôn lường. Khi không hoặc ít phải chịu trách nhiệm với lời nói của mình, nhiều người coi đó thú vui tiêu sầu thì phải. Đã có rất nhiều câu chuyện bi thương do bạo lực ngôn từ gây ra. Theo mình, bên cạnh các quy định xử lý của pháp luật, thì quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi người để không gian mạng văn minh hơn.
Theo mình, chính vì vấn nạn này mà đã tạo nên những "anh hùng bàn phím", cào phím một cách thiếu văn hóa. Để hạn chế bạo lực ngôn từ cần được thức tỉnh ngay từ nhận thức của người sử dụng mạng xã hội. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức cho người sử dụng, giáo dục kĩ năng nhìn nhận vấn đề phải - trái, đúng - sai... Sử dụng mạng xã hội văn minh bằng ngôn từ văn minh sẽ làm giảm thiểu vấn nạn này!
Mọi giải pháp đều phải xuất phát từ việc nâng cao ý thức của người dùng MXH. Đừng để vài dòng bình luận, một nút share... của bạn hủy hoại một đời người. Trên thế giới hay VN đã có rất nhiều người phải tìm đến cái chết để giải thoát bản thân trước áp lực của cộng động mạng. Mạng xã hội là một thế giới ảo nhưng hậu quả của nó có thể là thật.
Nhiều trường hợp vì bị công kích bằng những ngôn từ trên mạng xã hội gây ra trầm cảm dẫn đến tự tử. Mà trên thực tế đa phần những người đi tấn công bằng từ ngữ không hay đều là những người sử dụng nick ảo, làm anh hùng bàn phím trên mạng xã hội gây tổn thương đến đối phương. Luật pháp cần xử phạt và thắt chặt hơn về vấn đề bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội, vấn đề an ninh mạng cần quan tâm hơn.
Đôi khi lời nói có thể giết chết cả một con người. Bạo lực ngôn ngữ nhiều khi có sức tàn sát tinh thần hơn bất cứ hành động nào. Với mình cần xử lí mạnh tay với những hành động sử dụng ngôn ngữ để làm tổn thương người khác.
Theo mình thì vấn đề này ngày càng nghiêm trọng, mọi người đang dễ dãi và vô tâm với lời nói của mình. Tự do ngôn luận là quyền của mỗi người nhưng không có nghĩa là tự do thóa mọa, bình phẩm về 1 người hay 1 vấn đề nào đó. Hiệu ứng đám đông, phán xét 1 chiều có thể gây nên hệ lụy khôn lường. Khi không hoặc ít phải chịu trách nhiệm với lời nói của mình, nhiều người coi đó thú vui tiêu sầu thì phải. Đã có rất nhiều câu chuyện bi thương do bạo lực ngôn từ gây ra. Theo mình, bên cạnh các quy định xử lý của pháp luật, thì quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi người để không gian mạng văn minh hơn.
Theo mình, chính vì vấn nạn này mà đã tạo nên những "anh hùng bàn phím", cào phím một cách thiếu văn hóa. Để hạn chế bạo lực ngôn từ cần được thức tỉnh ngay từ nhận thức của người sử dụng mạng xã hội. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức cho người sử dụng, giáo dục kĩ năng nhìn nhận vấn đề phải - trái, đúng - sai... Sử dụng mạng xã hội văn minh bằng ngôn từ văn minh sẽ làm giảm thiểu vấn nạn này!