Tôi tán đồng với phân tích về giới showbiz Việt của tác giả ,vì những năm gần đây một số người trong giới showbiz Việt có những việc làm từ thiện không minh bạch gây ồn ào dư luận, trên mạng nói nhiều câu vô bổ, nói tục, tự
Bộ quy tắc ứng xử của nghệ sĩ cần đưa ra các hướng dẫn, khuyến cáo những việc nên làm, không nên, không được làm nhưng cũng cần có chế tài xử phạt rõ ràng để mang tính răn đe, cảnh báo. Các cấp độ xử phạt cũng nên như bộ môn bóng đá: cảnh cáo, thẻ vàng, thẻ đỏ, cấm quyền biểu diễn, xử lý trước pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm
trước khi người nổi tiếng biết học cách cư xử sao cho đúng và các chế tài chưa đủ mạnh để xử phạt những hành vi lệch chuẩn của họ thì lúc này là thời điểm phù hợp để công chúng dùng đến quyền lực tối thượng của mình để loại bỏ những nghệ sĩ vô văn hóa, không cho họ cơ hội xuất hiện
Đừng bảo vệ nghệ sĩ theo cách bỏ qua hay cổ súy cho họ những thói hư tật xấu mà hãy yêu nghệ sĩ theo cách nghiêm khắc, với tình yêu đủ rộng lượng, đầy thiện tâm. Hãy nhìn nhận và phán xét người nghệ sĩ với con mắt công tâm nhất. Ngược lại, nghệ sĩ muốn song hành lâu với khán giả, với cuộc đời thì phải thật khắc nghiệt với chính mình, luôn để tâm hồn mình hướng tới những nguồn năng lượng tích cực nhất, sáng và sạch nhất để kiến tạo nghệ thuật, để xứng đáng với sự kỳ vọng của khán giả. Công chúng rất dễ yêu, thần tượng bạn nhưng cũng rất dễ quay lưng nếu bạn trượt dốc.
Bộ quy tắc ứng xử là cần thiết. Nó sẽ là một trong những hành lang giúp nghệ sĩ nhìn vào đó mà biết chừng mực mình được làm gì và không nên hoặc không được làm gì. Nhưng có lẽ chưa đủ mạnh tới mức độ ngăn chặn được hành vi vi phạm ở cả hai khía cạnh ứng xử văn hóa và liên quan đến kinh tế, mà cụ thể là kêu gọi từ thiện, nếu một cá nhân nào đó cố tình vi phạm. Để nó có quyền lực thật sự, tôi nghĩ một mình Bộ Văn hóa không giải quyết được, phải có sự tham gia của liên bộ, liên ngành
Tôi tán đồng với phân tích về giới showbiz Việt của tác giả ,vì những năm gần đây một số người trong giới showbiz Việt có những việc làm từ thiện không minh bạch gây ồn ào dư luận, trên mạng nói nhiều câu vô bổ, nói tục, tự
Bộ quy tắc ứng xử của nghệ sĩ cần đưa ra các hướng dẫn, khuyến cáo những việc nên làm, không nên, không được làm nhưng cũng cần có chế tài xử phạt rõ ràng để mang tính răn đe, cảnh báo. Các cấp độ xử phạt cũng nên như bộ môn bóng đá: cảnh cáo, thẻ vàng, thẻ đỏ, cấm quyền biểu diễn, xử lý trước pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm
trước khi người nổi tiếng biết học cách cư xử sao cho đúng và các chế tài chưa đủ mạnh để xử phạt những hành vi lệch chuẩn của họ thì lúc này là thời điểm phù hợp để công chúng dùng đến quyền lực tối thượng của mình để loại bỏ những nghệ sĩ vô văn hóa, không cho họ cơ hội xuất hiện
Đừng bảo vệ nghệ sĩ theo cách bỏ qua hay cổ súy cho họ những thói hư tật xấu mà hãy yêu nghệ sĩ theo cách nghiêm khắc, với tình yêu đủ rộng lượng, đầy thiện tâm. Hãy nhìn nhận và phán xét người nghệ sĩ với con mắt công tâm nhất. Ngược lại, nghệ sĩ muốn song hành lâu với khán giả, với cuộc đời thì phải thật khắc nghiệt với chính mình, luôn để tâm hồn mình hướng tới những nguồn năng lượng tích cực nhất, sáng và sạch nhất để kiến tạo nghệ thuật, để xứng đáng với sự kỳ vọng của khán giả. Công chúng rất dễ yêu, thần tượng bạn nhưng cũng rất dễ quay lưng nếu bạn trượt dốc.
Bộ quy tắc ứng xử là cần thiết. Nó sẽ là một trong những hành lang giúp nghệ sĩ nhìn vào đó mà biết chừng mực mình được làm gì và không nên hoặc không được làm gì. Nhưng có lẽ chưa đủ mạnh tới mức độ ngăn chặn được hành vi vi phạm ở cả hai khía cạnh ứng xử văn hóa và liên quan đến kinh tế, mà cụ thể là kêu gọi từ thiện, nếu một cá nhân nào đó cố tình vi phạm. Để nó có quyền lực thật sự, tôi nghĩ một mình Bộ Văn hóa không giải quyết được, phải có sự tham gia của liên bộ, liên ngành