Có lẽ đã đến lúc showbiz Việt cần học cách mà các nền giải trí lớn để buộc những người nổi tiếng thận trọng hơn trong cách cư xử của mình. Mới đây, Bộ TTTT đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và có thể coi là bộ quy tắc để "chấn chỉnh" những người nổi tiếng tại Việt Nam. Bộ VHTTDL cũng vào cuộc trước tình trạng bát nháo trong giới showbiz. Bộ VHTTDL đang tổ chức soạn thảo Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ như cái khung để nghệ sĩ biết tiết chế, ứng xử có văn hóa. Tuy nhiên, để làm sạch showbiz thì còn cần nhiều hơn thế.
Lời xin lỗi kịp thời giúp nghệ sĩ lấy lại hình ảnh trong mắt công chúng, ngăn chặn làn sóng tẩy chay ngày càng quyết liệt như hiện nay. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nghệ sĩ xin lỗi thôi… chưa đủ!? Có người xin lỗi như một câu cửa miệng, cứ làm sai rồi lại… xin lỗi, thiếu sự chân thành, không răn bản thân để làm đúng những lần sau. Có người coi "xin lỗi" như một cách giải quyết khủng hoảng "ít thiệt hại" nhất và liên tục lặp lại khiến khán giả mất niềm tin. Trong khi đó nhìn sang nền giải trí Trung Quốc, Hàn Quốc: không hiếm nghệ sĩ nỗ lực khắc phục sau khi xin lỗi vì những bê bối đời tư, vi phạm pháp luật. "xin lỗi nhưng phải biết cố gắng sửa đổi"-mà điều này nghệ sĩ Việt mấy ai làm được
Hành vi chửi bới xúc phạm người khác như thách thức pháp luật, thách thức dư luận có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chà đạp quyền con người... Nếu không xử lý nghiêm minh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ
Các nghệ sĩ sai thì xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Mặt khác cũng cần xử lý nghiêm minh hành vi chửi bới người khác suốt một thời gian dài đối với nhiều người, gây phẫn nộ trong dư luận xã hội.
Mình có tìm hiểu qua cái khung về quy tắc ứng xử thì thấy đây không phải văn bản có tính quy phạm pháp luật, không có chế tài nào cả. Chính vì vậy, “cấm sóng”, “cấm diễn” thì khó có thể xảy ra nếu như không có một chế tài nào được ban hành.
Có lẽ đã đến lúc showbiz Việt cần học cách mà các nền giải trí lớn để buộc những người nổi tiếng thận trọng hơn trong cách cư xử của mình. Mới đây, Bộ TTTT đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và có thể coi là bộ quy tắc để "chấn chỉnh" những người nổi tiếng tại Việt Nam. Bộ VHTTDL cũng vào cuộc trước tình trạng bát nháo trong giới showbiz. Bộ VHTTDL đang tổ chức soạn thảo Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ như cái khung để nghệ sĩ biết tiết chế, ứng xử có văn hóa. Tuy nhiên, để làm sạch showbiz thì còn cần nhiều hơn thế.
Lời xin lỗi kịp thời giúp nghệ sĩ lấy lại hình ảnh trong mắt công chúng, ngăn chặn làn sóng tẩy chay ngày càng quyết liệt như hiện nay. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nghệ sĩ xin lỗi thôi… chưa đủ!? Có người xin lỗi như một câu cửa miệng, cứ làm sai rồi lại… xin lỗi, thiếu sự chân thành, không răn bản thân để làm đúng những lần sau. Có người coi "xin lỗi" như một cách giải quyết khủng hoảng "ít thiệt hại" nhất và liên tục lặp lại khiến khán giả mất niềm tin. Trong khi đó nhìn sang nền giải trí Trung Quốc, Hàn Quốc: không hiếm nghệ sĩ nỗ lực khắc phục sau khi xin lỗi vì những bê bối đời tư, vi phạm pháp luật. "xin lỗi nhưng phải biết cố gắng sửa đổi"-mà điều này nghệ sĩ Việt mấy ai làm được
Hành vi chửi bới xúc phạm người khác như thách thức pháp luật, thách thức dư luận có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chà đạp quyền con người... Nếu không xử lý nghiêm minh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ
Các nghệ sĩ sai thì xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Mặt khác cũng cần xử lý nghiêm minh hành vi chửi bới người khác suốt một thời gian dài đối với nhiều người, gây phẫn nộ trong dư luận xã hội.
Mình có tìm hiểu qua cái khung về quy tắc ứng xử thì thấy đây không phải văn bản có tính quy phạm pháp luật, không có chế tài nào cả. Chính vì vậy, “cấm sóng”, “cấm diễn” thì khó có thể xảy ra nếu như không có một chế tài nào được ban hành.