Thực tế, nếu nhìn về showbiz Việt, chúng thấy những gì? Có những ngôi sao hạng A chuẩn mực cả về hành động, lời nói và nghệ thuật, có những người nổi tiếng hết mình vì công chúng và cộng đồng. Nhưng, những hình ảnh đẹp đó lại bị chìm, bị đánh đồng bởi một phần showbiz “rác” và thô kệch, của những ngôi sao chỉ biết thị phi và scandal, chỉ biết kích động, chia rẽ và lừa dối người hâm mộ. Vì thế cần có Bộ quy tắc ứng xử hoặc nếu nghệ sĩ có vi phạm thì cơ quan chức năng cần xử lí thật nghiêm để làm gương cho những nghệ sĩ khác
Với khán giả thì nghệ sĩ cũng là những con người, có tham sân si, có mặt tối và góc khuất, việc đưa những thứ đó ra ánh sáng là việc nên làm, và đã làm, đừng làm nửa vời hay nhát gừng. Khán giả xứng đáng được thụ hưởng một nền giải trí nghệ thuật chỉnh chu. Các nghệ sĩ cần phải hiểu rằng, họ không thể và không bao giờ được đứng trên pháp luật và khán giả, việc quan trọng nhất của nghệ sĩ là nghệ thuật – không phải là phát ngôn sốc, không phải là bình phẩm chuyện này chuyện kia, không phải là công kích nhau lên mạng xã hội, hoặc là… “làm từ thiện”.
Những lệnh "phong sát" sẽ chỉ được đưa ra với điều kiện sự chênh lệch đủ lớn hoặc tự bản thân người nghệ sĩ khiến công chúng quay lưng. Còn chừng nào bên cạnh họ vẫn còn tình cảm của người hâm mộ, chẳng có lệnh "phong sát" nào khiến họ lao đao nổi.
Thực tế, ở Việt Nam chưa có phong sát và cũng chưa có ai bị phong sát. Nhưng có lẽ, với bộ quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ ra đời, đã đến lúc giới giải trí Việt Nam cần hiểu rằng cái thời mà họ vượt quá giới hạn có lẽ không còn dài nữa.
Các nghệ sĩ nên minh bạch trong từ thiện. Việc này cũng sẽ trả lại môi trường trong sạch cho hoạt động từ thiện. Người làm từ thiện sẽ không phải đối diện với những nghi ngờ hay ồn ào như trong thời gian vừa qua. Còn công chúng sẽ có thêm niềm tin và động lực để làm từ thiện nhiều hơn nữa.
Thực tế, nếu nhìn về showbiz Việt, chúng thấy những gì? Có những ngôi sao hạng A chuẩn mực cả về hành động, lời nói và nghệ thuật, có những người nổi tiếng hết mình vì công chúng và cộng đồng. Nhưng, những hình ảnh đẹp đó lại bị chìm, bị đánh đồng bởi một phần showbiz “rác” và thô kệch, của những ngôi sao chỉ biết thị phi và scandal, chỉ biết kích động, chia rẽ và lừa dối người hâm mộ. Vì thế cần có Bộ quy tắc ứng xử hoặc nếu nghệ sĩ có vi phạm thì cơ quan chức năng cần xử lí thật nghiêm để làm gương cho những nghệ sĩ khác
Với khán giả thì nghệ sĩ cũng là những con người, có tham sân si, có mặt tối và góc khuất, việc đưa những thứ đó ra ánh sáng là việc nên làm, và đã làm, đừng làm nửa vời hay nhát gừng. Khán giả xứng đáng được thụ hưởng một nền giải trí nghệ thuật chỉnh chu. Các nghệ sĩ cần phải hiểu rằng, họ không thể và không bao giờ được đứng trên pháp luật và khán giả, việc quan trọng nhất của nghệ sĩ là nghệ thuật – không phải là phát ngôn sốc, không phải là bình phẩm chuyện này chuyện kia, không phải là công kích nhau lên mạng xã hội, hoặc là… “làm từ thiện”.
Những lệnh "phong sát" sẽ chỉ được đưa ra với điều kiện sự chênh lệch đủ lớn hoặc tự bản thân người nghệ sĩ khiến công chúng quay lưng. Còn chừng nào bên cạnh họ vẫn còn tình cảm của người hâm mộ, chẳng có lệnh "phong sát" nào khiến họ lao đao nổi.
Thực tế, ở Việt Nam chưa có phong sát và cũng chưa có ai bị phong sát. Nhưng có lẽ, với bộ quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ ra đời, đã đến lúc giới giải trí Việt Nam cần hiểu rằng cái thời mà họ vượt quá giới hạn có lẽ không còn dài nữa.
Các nghệ sĩ nên minh bạch trong từ thiện. Việc này cũng sẽ trả lại môi trường trong sạch cho hoạt động từ thiện. Người làm từ thiện sẽ không phải đối diện với những nghi ngờ hay ồn ào như trong thời gian vừa qua. Còn công chúng sẽ có thêm niềm tin và động lực để làm từ thiện nhiều hơn nữa.