Việt Nam cần có đơn vị đủ mạnh cả về đại diện Nhà nước và “quyền lực” phủ rộng các ngành từ quản lý nghệ thuật biểu diễn, phát thanh truyền hình và truyền thông. Có như thế mới giảm được những scandal phản cảm của một số nghệ sĩ giải trí.
Xã hội trông chờ rất nhiều vào những hành vi đúng đắn, suy nghĩ cẩn trọng, chia sẻ có trách nhiệm của nghệ sĩ trên mạng xã hội và ngoài đời. Nhưng thực tế, vẫn còn nhiều những tình huống, những trường hợp phản cảm, tạo nên thực trạng showbiz méo mó, xấu xí. Thế nên, việc "phong sát" có vẻ sẽ là biện pháp mạnh để loại bỏ dần những "tạp chất", để showbiz trong sạch hơn. Đây cũng sẽ điều công bằng cho những nghệ sĩ chân chính, luôn lép vế bởi những người bất chấp chiêu trò, thậm chí phản cảm, để nổi tiếng.
Bên cạnh nhiều nghệ sĩ sống nghiêm túc với nghề, thẳng thắn nhận sai và sửa đổi thì vẫn còn đó những người mang danh “nghệ sĩ” vẫn tưng bừng “sống lỗi”, thiếu trách nhiệm với chính bản thân, thiếu tôn trọng vào sự tin tưởng, yêu mến mà người hâm mộ dành cho mình. Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch nên đẩy nhanh việc hoàn thiên Bộ Quy tắc ứng xử.
Phong sát” đối với nghệ sĩ ở đây được hiểu theo nghĩa cấm mọi hoạt động liên quan đến truyền thanh, điện ảnh và truyền hình. Điều này cũng được nhiều nước trên thế giới áp dụng khá mạnh mẽ đối với những người nổi tiếng, đặc biệt trong lĩnh vực giải trí bởi trên hết, nghệ sĩ được xem như “tấm gương” để người hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ nhìn vào và noi theo. Việc nghiêm khắc này là một trong cách giúp nghệ sĩ ý thức trong việc hoàn thiện lời ăn tiếng nói, biết nhìn xa trông rộng để cư xử và có lối sống chỉn chu.
Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách hành xử riêng, dựa trên hoàn cảnh thực tế của mọi người. Tuy nhiên, tôi tin rằng, nếu người nghệ sĩ làm từ thiện bằng lòng tốt, bằng thiện tâm, bằng mong muốn được chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, không vụ lợi, dối gian thì nếu có sai sót nào đó, công chúng cũng sẽ hiểu và bỏ qua. Còn những người mượn danh từ thiện để trục lợi thì chắc chắn sẽ nhận phải hậu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hình ảnh nghệ sĩ của họ.
Việt Nam cần có đơn vị đủ mạnh cả về đại diện Nhà nước và “quyền lực” phủ rộng các ngành từ quản lý nghệ thuật biểu diễn, phát thanh truyền hình và truyền thông. Có như thế mới giảm được những scandal phản cảm của một số nghệ sĩ giải trí.
Xã hội trông chờ rất nhiều vào những hành vi đúng đắn, suy nghĩ cẩn trọng, chia sẻ có trách nhiệm của nghệ sĩ trên mạng xã hội và ngoài đời. Nhưng thực tế, vẫn còn nhiều những tình huống, những trường hợp phản cảm, tạo nên thực trạng showbiz méo mó, xấu xí. Thế nên, việc "phong sát" có vẻ sẽ là biện pháp mạnh để loại bỏ dần những "tạp chất", để showbiz trong sạch hơn. Đây cũng sẽ điều công bằng cho những nghệ sĩ chân chính, luôn lép vế bởi những người bất chấp chiêu trò, thậm chí phản cảm, để nổi tiếng.
Bên cạnh nhiều nghệ sĩ sống nghiêm túc với nghề, thẳng thắn nhận sai và sửa đổi thì vẫn còn đó những người mang danh “nghệ sĩ” vẫn tưng bừng “sống lỗi”, thiếu trách nhiệm với chính bản thân, thiếu tôn trọng vào sự tin tưởng, yêu mến mà người hâm mộ dành cho mình. Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch nên đẩy nhanh việc hoàn thiên Bộ Quy tắc ứng xử.
Phong sát” đối với nghệ sĩ ở đây được hiểu theo nghĩa cấm mọi hoạt động liên quan đến truyền thanh, điện ảnh và truyền hình. Điều này cũng được nhiều nước trên thế giới áp dụng khá mạnh mẽ đối với những người nổi tiếng, đặc biệt trong lĩnh vực giải trí bởi trên hết, nghệ sĩ được xem như “tấm gương” để người hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ nhìn vào và noi theo. Việc nghiêm khắc này là một trong cách giúp nghệ sĩ ý thức trong việc hoàn thiện lời ăn tiếng nói, biết nhìn xa trông rộng để cư xử và có lối sống chỉn chu.
Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách hành xử riêng, dựa trên hoàn cảnh thực tế của mọi người. Tuy nhiên, tôi tin rằng, nếu người nghệ sĩ làm từ thiện bằng lòng tốt, bằng thiện tâm, bằng mong muốn được chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, không vụ lợi, dối gian thì nếu có sai sót nào đó, công chúng cũng sẽ hiểu và bỏ qua. Còn những người mượn danh từ thiện để trục lợi thì chắc chắn sẽ nhận phải hậu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hình ảnh nghệ sĩ của họ.