Phong sát, thực tế không phải để trừng trị, mà một biện pháp giáo dục các ngôi sao, đưa họ từ “lệch chuẩn” về với “chuẩn mực”. Vì vậy mình cho rằng nên áp dụng lệnh “phong sát” tại Việt Nam
Các nghệ sĩ nên minh bạch trong từ thiện. Việc này cũng sẽ trả lại môi trường trong sạch cho hoạt động từ thiện. Người làm từ thiện sẽ không phải đối diện với những nghi ngờ hay ồn ào như trong thời gian vừa qua. Còn công chúng sẽ có thêm niềm tin và động lực để làm từ thiện nhiều hơn nữa.
Có một thực tế rõ ràng, là nhiều người hâm mộ “não cá vàng”, nhanh quên và dễ tính. Khi gặp một scandal nào đó, những ngôi sao chấp nhận bị chỉ trích một thời gian, rồi lại quay lại showbiz và rồi một đội quân nào đó “đu” theo: “Định ép người ta đến bao giờ”. Đó dường như là một việc mà ai trong chúng ta cũng đã thấy, xuất hiện nhiều lần đến mức chúng ta có thể “đọc vị bất cứ ngôi sao nào”. Thậm chí, có ngôi sao còn chấp nhận “lùi để tiến”, khi họ cố tình tạo scandal, rồi lại cố tình ở ẩn và quay lại, họ thuê báo chí viết bài, chi tiền PR để tạo ra làn sóng ảo, kích thích người hâm mộ tìm kiếm và quan tâm. Và rồi nghiễm nhiên sự quay trở lại của họ được thổi phồng như là một ngôi sao lớn. Thực tế đó thì rất cần Bộ quy tắc ứng xử và lệnh “phong sát” nên được áp dụng tại Việt Nam
Sau vụ “sao kê” sẽ có nhiều người e dè, thậm chí không muốn làm từ thiện nữa, vì họ sợ lòng tốt của mình lại bị nghi ngờ, bị chất vấn và không muốn vướng vào những lùm xùm không đáng có với sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, với những người thực tâm muốn làm điều tốt, muốn được giúp đỡ những mảnh đời gặp khó khăn, họ sẽ không quản ngại những điều đó mà thậm chí sẽ có thêm động lực để làm từ thiện một cách chuyên nghiệp, rõ ràng và minh bạch hơn, được công chúng tin tưởng hơn.
Mỗi quốc gia có một luật pháp khác nhau. Luật pháp và văn hóa có mối quan hệ mật thiết. Luật pháp phải phù hợp với văn hóa từng quốc gia thì mới khả thi và ứng dụng được. Vì vậy, không thể áp dụng luật nước này cho nước khác. Tuy nhiên, câu chuyện “phong sát” của Trung Quốc cũng là một bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. “Phong sát” giúp chấn chỉnh môi trường nghệ thuật, định hướng con người tới những giá trị tốt đẹp, khiến cho các nghệ sĩ phải có ứng xử văn minh, từ đó hình thành nên hình ảnh đẹp cho nghệ sĩ và nghệ thuật. Đất nước Trung Quốc rộng lớn, có nền văn hóa lâu đời, cần quản lý văn hóa nghiêm ngặt nên phong sát có thể phù hợp với nước họ.
Phong sát, thực tế không phải để trừng trị, mà một biện pháp giáo dục các ngôi sao, đưa họ từ “lệch chuẩn” về với “chuẩn mực”. Vì vậy mình cho rằng nên áp dụng lệnh “phong sát” tại Việt Nam
Các nghệ sĩ nên minh bạch trong từ thiện. Việc này cũng sẽ trả lại môi trường trong sạch cho hoạt động từ thiện. Người làm từ thiện sẽ không phải đối diện với những nghi ngờ hay ồn ào như trong thời gian vừa qua. Còn công chúng sẽ có thêm niềm tin và động lực để làm từ thiện nhiều hơn nữa.
Có một thực tế rõ ràng, là nhiều người hâm mộ “não cá vàng”, nhanh quên và dễ tính. Khi gặp một scandal nào đó, những ngôi sao chấp nhận bị chỉ trích một thời gian, rồi lại quay lại showbiz và rồi một đội quân nào đó “đu” theo: “Định ép người ta đến bao giờ”. Đó dường như là một việc mà ai trong chúng ta cũng đã thấy, xuất hiện nhiều lần đến mức chúng ta có thể “đọc vị bất cứ ngôi sao nào”. Thậm chí, có ngôi sao còn chấp nhận “lùi để tiến”, khi họ cố tình tạo scandal, rồi lại cố tình ở ẩn và quay lại, họ thuê báo chí viết bài, chi tiền PR để tạo ra làn sóng ảo, kích thích người hâm mộ tìm kiếm và quan tâm. Và rồi nghiễm nhiên sự quay trở lại của họ được thổi phồng như là một ngôi sao lớn. Thực tế đó thì rất cần Bộ quy tắc ứng xử và lệnh “phong sát” nên được áp dụng tại Việt Nam
Sau vụ “sao kê” sẽ có nhiều người e dè, thậm chí không muốn làm từ thiện nữa, vì họ sợ lòng tốt của mình lại bị nghi ngờ, bị chất vấn và không muốn vướng vào những lùm xùm không đáng có với sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, với những người thực tâm muốn làm điều tốt, muốn được giúp đỡ những mảnh đời gặp khó khăn, họ sẽ không quản ngại những điều đó mà thậm chí sẽ có thêm động lực để làm từ thiện một cách chuyên nghiệp, rõ ràng và minh bạch hơn, được công chúng tin tưởng hơn.
Mỗi quốc gia có một luật pháp khác nhau. Luật pháp và văn hóa có mối quan hệ mật thiết. Luật pháp phải phù hợp với văn hóa từng quốc gia thì mới khả thi và ứng dụng được. Vì vậy, không thể áp dụng luật nước này cho nước khác. Tuy nhiên, câu chuyện “phong sát” của Trung Quốc cũng là một bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. “Phong sát” giúp chấn chỉnh môi trường nghệ thuật, định hướng con người tới những giá trị tốt đẹp, khiến cho các nghệ sĩ phải có ứng xử văn minh, từ đó hình thành nên hình ảnh đẹp cho nghệ sĩ và nghệ thuật. Đất nước Trung Quốc rộng lớn, có nền văn hóa lâu đời, cần quản lý văn hóa nghiêm ngặt nên phong sát có thể phù hợp với nước họ.