Khó thật mà. Nếu xuất phát điểm không có gì trong tay, ba mẹ không cho vốn gối đầu, ra trường làm 1 tháng được 30tr (rất giỏi và chịu cày mới được). Trừ tiền thuê, sinh hoạt và biếu ba mẹ 10tr, còn dư 20tr, giả sử ko chơi bời, hay xui rủi hao tài thì làm 2 năm mới dư 500tr. HN thì đi ra ven xa thì chung cư tầm 1T5. Trả 500tr vay 1T trong 25-30 năm, không tính ưu đãi lãi suất thời gian đầu thì về sau 1 tháng trả ngân hàng 12-13tr. Còn dư 7-8tr/tháng tiết kiệm thủ thân. Nếu ko có các sự kiện mang tính đột phá về thu nhập hay bất trắc, tai ương thì cứ làm rồi trả như vậy đều đặn liên tục đến tầm năm 40 tuổi mới xong... Nghĩ là thấy giấc mơ an cư chua chát. Đợi đất về đúng giá trị thật thì thấy có vẻ lâu và khó.
Do giá nhà đất quá cao so với khả năng mua . Nhịn ăn nhịn xài 30-40 năm cũng chưa chắc mua được
Chứ mình nghĩ ai cũng thích có miếng đất lận lưng, dù thích bay nhảy hay thích ổn định
Giá trị nhà tăng nhanh hơn là do nguồn cung không tăng (đất không nở ra được), nhất là ở các vị trí trung tâm. Dân số thì tăng (tăng tự nhiên, di dân…) -> nhu cầu tăng thì giá nhà tăng. Thêm nữa giới trẻ đã quen cái nào khó để đó làm sau: mua xe mua đồ hiệu này nọ trước rồi mới lo mua nhà. Mình nghĩ vậy đấy!
Bất động sản ở Việt Nam phát triển thiếu sự kiểm soát, tạo điều kiện cho những thế lực đầu cơ tích trữ làm giá tạo sóng đẩy giá bất động sản lên cao hơn gấp nhiều lần so với giá trị thực (cụ thể là vài shophouse ở nhiều khu đô thị cao cấp có giá hơn 30 tỷ nhưng chỉ cho thuê đâu đó khoảng 40-50 triệu đồng, hay nhiều mảnh đất giá vài tỷ mà chẳng ai thèm thuê). Kiếm tiền từ những cơn sóng bất động sản theo kiểu “easy money” dẫn đến tâm lý lười lao động và ngồi không chờ sung rụng, sau một thời gian chẳng ai quan tâm đến sản xuất kinh doanh chỉ chăm chăm săn đất, rồi vỡ trận như bây giờ. Giờ mình cũng thấy bạn bè về quê khởi nghiệp nhiều, cơ bản là ít nhất cũng có cái nhà! Còn ở các thành phố lớn, nếu không tham gia thị trường và “gặp may” chắc khả năng có nhà là tiệm cận 0
Heidi Han
Do sự phân bố tài sản trong xã hội bên cạnh trượt giá đồng tiền, quỹ đất thu hẹp, chuyển dịch phân bố ngành nghề, nhu cầu thực sự khi mua nhà/đất.
Kinh tế ngày xưa chủ yếu là nông nghiệp, cần khai hoang nên việc về quê canh tác là bình thường, dễ dàng hơn. Dần bây giờ chuyển dịch kinh tế công nghiệp dịch vụ văn phòng chiếm phần lớn thành ra việc khai hoang đất ít đi, mọi người tập trung về các thành phố lớn để có cơ hội việc làm ở các ngành xu hướng đó. Thành ra mặc dù vùng ngoại thành vẫn còn đất nhưng vì công việc họ phải chấp nhận chen chúc ở thành phố. Điều đó cũng khiến mọi thứ đắt đỏ hơn, đặc biệt là nhà đất vì việc ở đâu thì người ở đó.
Nhu cầu mua nhà đất cũng thay đổi. Trước thường chỉ là đất ở, đất canh tác. Nhưng bây giờ nảy ra thêm cả nhà đất đầu cơ, tích luỹ tài sản. Bây giờ nhiều người có khả năng đi mua nhà mà để ở đâu.
Khó thật mà. Nếu xuất phát điểm không có gì trong tay, ba mẹ không cho vốn gối đầu, ra trường làm 1 tháng được 30tr (rất giỏi và chịu cày mới được). Trừ tiền thuê, sinh hoạt và biếu ba mẹ 10tr, còn dư 20tr, giả sử ko chơi bời, hay xui rủi hao tài thì làm 2 năm mới dư 500tr. HN thì đi ra ven xa thì chung cư tầm 1T5. Trả 500tr vay 1T trong 25-30 năm, không tính ưu đãi lãi suất thời gian đầu thì về sau 1 tháng trả ngân hàng 12-13tr. Còn dư 7-8tr/tháng tiết kiệm thủ thân. Nếu ko có các sự kiện mang tính đột phá về thu nhập hay bất trắc, tai ương thì cứ làm rồi trả như vậy đều đặn liên tục đến tầm năm 40 tuổi mới xong... Nghĩ là thấy giấc mơ an cư chua chát. Đợi đất về đúng giá trị thật thì thấy có vẻ lâu và khó.
Do giá nhà đất quá cao so với khả năng mua . Nhịn ăn nhịn xài 30-40 năm cũng chưa chắc mua được Chứ mình nghĩ ai cũng thích có miếng đất lận lưng, dù thích bay nhảy hay thích ổn định
Giá trị nhà tăng nhanh hơn là do nguồn cung không tăng (đất không nở ra được), nhất là ở các vị trí trung tâm. Dân số thì tăng (tăng tự nhiên, di dân…) -> nhu cầu tăng thì giá nhà tăng. Thêm nữa giới trẻ đã quen cái nào khó để đó làm sau: mua xe mua đồ hiệu này nọ trước rồi mới lo mua nhà. Mình nghĩ vậy đấy!
Bất động sản ở Việt Nam phát triển thiếu sự kiểm soát, tạo điều kiện cho những thế lực đầu cơ tích trữ làm giá tạo sóng đẩy giá bất động sản lên cao hơn gấp nhiều lần so với giá trị thực (cụ thể là vài shophouse ở nhiều khu đô thị cao cấp có giá hơn 30 tỷ nhưng chỉ cho thuê đâu đó khoảng 40-50 triệu đồng, hay nhiều mảnh đất giá vài tỷ mà chẳng ai thèm thuê). Kiếm tiền từ những cơn sóng bất động sản theo kiểu “easy money” dẫn đến tâm lý lười lao động và ngồi không chờ sung rụng, sau một thời gian chẳng ai quan tâm đến sản xuất kinh doanh chỉ chăm chăm săn đất, rồi vỡ trận như bây giờ. Giờ mình cũng thấy bạn bè về quê khởi nghiệp nhiều, cơ bản là ít nhất cũng có cái nhà! Còn ở các thành phố lớn, nếu không tham gia thị trường và “gặp may” chắc khả năng có nhà là tiệm cận 0
Heidi Han Do sự phân bố tài sản trong xã hội bên cạnh trượt giá đồng tiền, quỹ đất thu hẹp, chuyển dịch phân bố ngành nghề, nhu cầu thực sự khi mua nhà/đất. Kinh tế ngày xưa chủ yếu là nông nghiệp, cần khai hoang nên việc về quê canh tác là bình thường, dễ dàng hơn. Dần bây giờ chuyển dịch kinh tế công nghiệp dịch vụ văn phòng chiếm phần lớn thành ra việc khai hoang đất ít đi, mọi người tập trung về các thành phố lớn để có cơ hội việc làm ở các ngành xu hướng đó. Thành ra mặc dù vùng ngoại thành vẫn còn đất nhưng vì công việc họ phải chấp nhận chen chúc ở thành phố. Điều đó cũng khiến mọi thứ đắt đỏ hơn, đặc biệt là nhà đất vì việc ở đâu thì người ở đó. Nhu cầu mua nhà đất cũng thay đổi. Trước thường chỉ là đất ở, đất canh tác. Nhưng bây giờ nảy ra thêm cả nhà đất đầu cơ, tích luỹ tài sản. Bây giờ nhiều người có khả năng đi mua nhà mà để ở đâu.