Nhà trường và xã hội cần xây dựng và phát triển văn hóa phản biện mạnh mẽ hơn nữa.Để mọi người ai cũng tự xác định được đâu là "cãi" đâu là tranh luận. Phản biện hay tranh luận là yếu tố thúc đẩy vạn vật thay đổi và phát triển theo hướng tốt hơn
Văn hóa ứng xử trong công việc là đều các bạn cần lưu ý khi đi làm. Việc tranh luận khi không biết cách sẽ khiến người lớn hoặc cấp trên gọi là cãi. Thật ra từ cãi và tranh luận đều có ý nghĩa như nhau về mặc nghĩa đen đó là đưa ra quan điểm khác với quan điểm của người khác. Vậy nên cách đưa ý kiến, quan điểm của mình như thế nào cho hợp lý là đều quan trọng. Bạn có thể email, hoặc xin gặp riêng, hoặc yêu cầu cuộc họp nếu làm làm việc nhóm. Đó là quan điểm cá nhân của mình.
phản biện mà có lý lẽ thì sếp và đồng nghiệp đã im lặng, cãi cùn không có luận điểm nên mới khó hòa hợp đấy. Giờ mấy bạn trẻ làm sai cái gì luôn tạo ra lý do nhưng mà không cái nào thuyết phục
Đi làm mà làm chung với mấy em gen Z thì chắc chắn nhiều gen khác sẽ thấy ngán ngẩm,kiểu bây giờ mấy em ấy có gia đình cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nên đi làm không quan trọng, thích làm thì làm thích nghỉ thì nghỉ, cty cho nghỉ luôn mấy em ấy cũng ok liền,trước cty cũ mình có em gen Z chuyên môn chưa biết gì mà trong giờ làm việc em ấy hỏi mình có muốn nghe nhạc không anh, mình lắc đầu ngao ngán, đã vậy ông sếp còn yêu cầu mình take care cho em ấy nữa chứ.
cty mình cũng có một số bạn GenZ xin vào làm ca, nhưng mà ưng đi ca nào thì các bạn sẽ đi ca đấy không theo sắp ca của trưởng nhóm, tới khi bị cty kỷ luật đuổi việc thì lại lên mạng nói xấu, tạo đủ thứ nick clone chửi bới đánh giá 1 sao, bó tay! Tuy nhiên thì vẫn có các bạn ý thức làm việc rất tốt.
Vào cty được đào tạo tương đối ổn rồi mấy em ấy lại nghỉ, cty lại phải lo tuyển rồi đào tạo người mới rất mệt mỏi, bởi vậy các cty giờ rất ngại tuyển mấy em gen Z bởi vì không biết hôm nào thì các em ấy nghỉ luôn, sếp luôn thấp tha thấp thỏm sợ thiếu người, cty nào mà có nhiều em gen Z thì giống như cái chợ vì mức độ nhảy việc của các em.
Chẳng liên quan. Công ty có công việc phù hợp, đãi ngộ tốt thì Gen nào cũng vậy chẳng tự dưng nhảy việc cả. Các ông cứ đưa ra lý do phải đào tạo xong người ta lại nghỉ mất là mấy cái công ty lương thì thấp mà càng biết làm thì lại càng bị ép nhận thêm nhiều việc nên người lao động nghỉ thôi.
Genz thì lý luận lý thuyết thui, nhưng lúc kêu làm thì ối dồi ôi... :D muốn trưởng thành thì chỉ có nhà có biến cố hoặc xã hội "táp" thì mới trưởng thành thôi, lúc đó xh sẽ có 2 dạng người, 1 người đỗ lỗi hoàn cảnh, 1 dạng thì chấp nhận số phận bước tiếp
Chưa làm đã đòi tăng lương, tăng lương thì cũng phải 6 tháng hoặc 1 năm tùy tình hình mỗi cty, chứ không lẽ bạn đòi 1 năm phải tăng lương 10 lần sao? Ngày xưa 8x đời đầu chúng tôi đi làm lương cũng thấp có khi 2 năm cty mới xét tăng lương cho từng người, vậy mà chúng tôi vẫn làm việc nhiệt tình. Giờ các bạn cứ làm có kết quả tốt cho sếp thấy rồi các bạn sẽ có quyền deal lương lại với sếp, nếu sếp không ok thì cứ việc nghỉ, chứ mới vào cty chưa nóng chỗ chưa làm được gì ai mà biết mà tăng lương hả bạn. Mà tăng lương tùy khả năng mỗi nv, chứ tăng lương hoài cho tất cả mọi người cty người ta giải thể à.
Thời buổi nào thì người trẻ mới đi làm cũng cần một thời gian học tập, va chạm, rút kinh nghiệm mới biết cách bày tỏ ý kiến chuyên nghiệp, làm việc chuyên nghiệp, giao lưu chuyên nghiệp...Không cần phải nâng lên khái quát như một khuyết điểm cả thế hệ.
Nói về thế hệ, cơ cấu kinh tế xã hội văn hóa gia đình đều thay đổi theo năm tháng, làm gì có thế hệ sau nào giống hệt thế hệ trước.
Nếu nói đến tính hòa nhập, các em sinh năm 2000s mới là những người lớn lên trong bối cảnh thế giới hiện tại, cách suy nghĩ, hành động định hình bởi xã hội hiện đại. Vậy tại sao những người quản lý sinh đầu 1990s trở về trước không nghĩ bản thân mình mới là người cần phân tích, tìm cách thích ứng với sự thay đổi của thời đại?
Vì các bạn trẻ này sẽ càng ngày càng xuất hiện nhiều lên trong công ty của bạn. 5, 10 năm nữa sẽ là lực lượng nhân viên chính (chưa kể là đối tượng khách hàng trọng điểm nữa). Thời gian không quay ngược. Từ từ đa số thành thiểu số, lúc đó mới tìm cách hòa nhập ngược lại có phải quá muộn? (Và bị đào thải)
Với tôi, vấn đề này được giải quyết trên level cá nhân thôi. Cá nhân nào có vấn đề gì giải quyết tùy theo cá nhân đó, k lập chung 1 công thức cho nhiều ng.
Ngày xưa vẫn có những bạn đi làm vì thích chứ không hề thiếu thốn. Giờ thì nhiều hơn thôi. Hồi xưa mới ra trường 20s tuổi vẫn giải quyết được, giờ chồng thêm 10 năm kinh nghiệm chả lẽ thất thủ trước những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đi làm.
Thế hệ được nuông chiều và gần như không biết gì đến thiếu thốn. Hãy tự chứng minh giá trị bản thân nếu như các bạn cảm thấy khó " hòa hợp " trong thời đại nói và nghĩ dễ hơn làm.
Thế hệ nào thì cũng có những thành phần "được nuông chiều" và "không biết gì đến thiếu thốn" thôi bạn ạ, đánh đồng không giúp giải quyết vấn đề. Thực tế là Gen Z phải đối mặt với một số vấn đề khác hẳn với Gen X,Y bởi bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi hoàn toàn và không muốn nói là tốc độ quá nhanh, nên việc các bạn thiếu kinh nghiệm là đương nhiên, và nói thẳng ra thì nếu đặt vào tay Gen khác thì họ cũng thiếu kinh nghiệm đối với vấn đề "mới hoàn toàn" thôi. Việc của Gen Z đúng là phải học cách "hòa nhập" và "thích nghi", nhưng đồng thời các Gen khác cũng cần phải mở rộng hiểu biết của mình lên, học cách hiểu và chấp nhận sự đổi mới dần đi => đây mới hướng giải quyết, mọi sự tốt lên không thể chỉ đến từ một phía trong khi vấn đề đến từ nhiều phía.
Còn mình nghĩ khi đưa ra một vấn đề cần nêu căn cứ vào đâu, dự báo kết quả sẽ xảy ra, đánh giá kết quả như thế nào so với các trường hợp khác. Mình nghĩ vấn đề cần được đánh giá thấu đáo là được.
Mình không quan tâm Gen gì, nhưng khi mới vào làm việc, mình cũng đề xuất kế hoạch ý tưởng, nhưng sếp mình bảo nó trên lý thuyết là đúng nhưng ở công ty sẽ không thực hiện được. Mình làm hơn 1 năm mới hiểu rõ được tại sao nó không thực được.
Tranh luận cũng cần chặt chẽ rõ ràng, nếu thắc mắc vấn đề thì mình cần tìm hiểu trước, rồi chia nhỏ vấn đề ra đặt câu hỏi, hỏi để mình hiểu rõ hơn, để tốt cho bản thân mình hơn.
Dù công ty nhỏ hay lớn thì cũng đều có cái để học được, mình nên chủ động đặt câu hỏi, đặt giả thiết để tìm thêm nhiều cách giải quyết vấn đề. Nếu công ty mạnh thì tại sao nó mạnh, nếu nó yếu thì tại sao nó yếu.
người ta nói đúng đấy. Baby boomer sinh ra trong khó khăn thì lấy đâu được chiều chuộng. Thế hệ X thì không đầy đủ ông và bà cùng đi làm, bố mẹ lại đông con nên ít người làm hơn, nhưng lại nuôi nhiều hơn. Thế hệ Gen Z sinh ra lúc thịnh vượng hơn rất nhiều. Ông bà đều còn đi làm, bố mẹ đều đi làm và tạo ra tài sản rất nhiều để nuôi ít con hơn. Gen Z cũng không có áp lực phải góp tiền sinh hoạt cho gia đình và không phải lo cho ai.
Gen Z bị một yếu điểm chí điểm là cứ nghĩ một công ty, một bộ máy là phải chấp nhận rủi ro cho Gen Z thử nghiệm cái mới!!!! Xin lỗi chứ không ai bỏ tài sản và miếng cơm manh áo của bao nhiêu người ra cho Gen Z thử nghiệm đâu. Mà cứ từ chối không cho thử nghiệm thì bị GenZ nói xấu.
Nhà trường và xã hội cần xây dựng và phát triển văn hóa phản biện mạnh mẽ hơn nữa.Để mọi người ai cũng tự xác định được đâu là "cãi" đâu là tranh luận. Phản biện hay tranh luận là yếu tố thúc đẩy vạn vật thay đổi và phát triển theo hướng tốt hơn
Văn hóa ứng xử trong công việc là đều các bạn cần lưu ý khi đi làm. Việc tranh luận khi không biết cách sẽ khiến người lớn hoặc cấp trên gọi là cãi. Thật ra từ cãi và tranh luận đều có ý nghĩa như nhau về mặc nghĩa đen đó là đưa ra quan điểm khác với quan điểm của người khác. Vậy nên cách đưa ý kiến, quan điểm của mình như thế nào cho hợp lý là đều quan trọng. Bạn có thể email, hoặc xin gặp riêng, hoặc yêu cầu cuộc họp nếu làm làm việc nhóm. Đó là quan điểm cá nhân của mình.
phản biện mà có lý lẽ thì sếp và đồng nghiệp đã im lặng, cãi cùn không có luận điểm nên mới khó hòa hợp đấy. Giờ mấy bạn trẻ làm sai cái gì luôn tạo ra lý do nhưng mà không cái nào thuyết phục
Đi làm mà làm chung với mấy em gen Z thì chắc chắn nhiều gen khác sẽ thấy ngán ngẩm,kiểu bây giờ mấy em ấy có gia đình cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nên đi làm không quan trọng, thích làm thì làm thích nghỉ thì nghỉ, cty cho nghỉ luôn mấy em ấy cũng ok liền,trước cty cũ mình có em gen Z chuyên môn chưa biết gì mà trong giờ làm việc em ấy hỏi mình có muốn nghe nhạc không anh, mình lắc đầu ngao ngán, đã vậy ông sếp còn yêu cầu mình take care cho em ấy nữa chứ.
cty mình cũng có một số bạn GenZ xin vào làm ca, nhưng mà ưng đi ca nào thì các bạn sẽ đi ca đấy không theo sắp ca của trưởng nhóm, tới khi bị cty kỷ luật đuổi việc thì lại lên mạng nói xấu, tạo đủ thứ nick clone chửi bới đánh giá 1 sao, bó tay! Tuy nhiên thì vẫn có các bạn ý thức làm việc rất tốt.
Vào cty được đào tạo tương đối ổn rồi mấy em ấy lại nghỉ, cty lại phải lo tuyển rồi đào tạo người mới rất mệt mỏi, bởi vậy các cty giờ rất ngại tuyển mấy em gen Z bởi vì không biết hôm nào thì các em ấy nghỉ luôn, sếp luôn thấp tha thấp thỏm sợ thiếu người, cty nào mà có nhiều em gen Z thì giống như cái chợ vì mức độ nhảy việc của các em.
Chẳng liên quan. Công ty có công việc phù hợp, đãi ngộ tốt thì Gen nào cũng vậy chẳng tự dưng nhảy việc cả. Các ông cứ đưa ra lý do phải đào tạo xong người ta lại nghỉ mất là mấy cái công ty lương thì thấp mà càng biết làm thì lại càng bị ép nhận thêm nhiều việc nên người lao động nghỉ thôi.
Genz thì lý luận lý thuyết thui, nhưng lúc kêu làm thì ối dồi ôi... :D muốn trưởng thành thì chỉ có nhà có biến cố hoặc xã hội "táp" thì mới trưởng thành thôi, lúc đó xh sẽ có 2 dạng người, 1 người đỗ lỗi hoàn cảnh, 1 dạng thì chấp nhận số phận bước tiếp
Chưa làm đã đòi tăng lương, tăng lương thì cũng phải 6 tháng hoặc 1 năm tùy tình hình mỗi cty, chứ không lẽ bạn đòi 1 năm phải tăng lương 10 lần sao? Ngày xưa 8x đời đầu chúng tôi đi làm lương cũng thấp có khi 2 năm cty mới xét tăng lương cho từng người, vậy mà chúng tôi vẫn làm việc nhiệt tình. Giờ các bạn cứ làm có kết quả tốt cho sếp thấy rồi các bạn sẽ có quyền deal lương lại với sếp, nếu sếp không ok thì cứ việc nghỉ, chứ mới vào cty chưa nóng chỗ chưa làm được gì ai mà biết mà tăng lương hả bạn. Mà tăng lương tùy khả năng mỗi nv, chứ tăng lương hoài cho tất cả mọi người cty người ta giải thể à.
Thời buổi nào thì người trẻ mới đi làm cũng cần một thời gian học tập, va chạm, rút kinh nghiệm mới biết cách bày tỏ ý kiến chuyên nghiệp, làm việc chuyên nghiệp, giao lưu chuyên nghiệp...Không cần phải nâng lên khái quát như một khuyết điểm cả thế hệ. Nói về thế hệ, cơ cấu kinh tế xã hội văn hóa gia đình đều thay đổi theo năm tháng, làm gì có thế hệ sau nào giống hệt thế hệ trước. Nếu nói đến tính hòa nhập, các em sinh năm 2000s mới là những người lớn lên trong bối cảnh thế giới hiện tại, cách suy nghĩ, hành động định hình bởi xã hội hiện đại. Vậy tại sao những người quản lý sinh đầu 1990s trở về trước không nghĩ bản thân mình mới là người cần phân tích, tìm cách thích ứng với sự thay đổi của thời đại? Vì các bạn trẻ này sẽ càng ngày càng xuất hiện nhiều lên trong công ty của bạn. 5, 10 năm nữa sẽ là lực lượng nhân viên chính (chưa kể là đối tượng khách hàng trọng điểm nữa). Thời gian không quay ngược. Từ từ đa số thành thiểu số, lúc đó mới tìm cách hòa nhập ngược lại có phải quá muộn? (Và bị đào thải) Với tôi, vấn đề này được giải quyết trên level cá nhân thôi. Cá nhân nào có vấn đề gì giải quyết tùy theo cá nhân đó, k lập chung 1 công thức cho nhiều ng. Ngày xưa vẫn có những bạn đi làm vì thích chứ không hề thiếu thốn. Giờ thì nhiều hơn thôi. Hồi xưa mới ra trường 20s tuổi vẫn giải quyết được, giờ chồng thêm 10 năm kinh nghiệm chả lẽ thất thủ trước những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đi làm.
Thế hệ được nuông chiều và gần như không biết gì đến thiếu thốn. Hãy tự chứng minh giá trị bản thân nếu như các bạn cảm thấy khó " hòa hợp " trong thời đại nói và nghĩ dễ hơn làm.
Thế hệ nào thì cũng có những thành phần "được nuông chiều" và "không biết gì đến thiếu thốn" thôi bạn ạ, đánh đồng không giúp giải quyết vấn đề. Thực tế là Gen Z phải đối mặt với một số vấn đề khác hẳn với Gen X,Y bởi bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi hoàn toàn và không muốn nói là tốc độ quá nhanh, nên việc các bạn thiếu kinh nghiệm là đương nhiên, và nói thẳng ra thì nếu đặt vào tay Gen khác thì họ cũng thiếu kinh nghiệm đối với vấn đề "mới hoàn toàn" thôi. Việc của Gen Z đúng là phải học cách "hòa nhập" và "thích nghi", nhưng đồng thời các Gen khác cũng cần phải mở rộng hiểu biết của mình lên, học cách hiểu và chấp nhận sự đổi mới dần đi => đây mới hướng giải quyết, mọi sự tốt lên không thể chỉ đến từ một phía trong khi vấn đề đến từ nhiều phía.
Còn mình nghĩ khi đưa ra một vấn đề cần nêu căn cứ vào đâu, dự báo kết quả sẽ xảy ra, đánh giá kết quả như thế nào so với các trường hợp khác. Mình nghĩ vấn đề cần được đánh giá thấu đáo là được. Mình không quan tâm Gen gì, nhưng khi mới vào làm việc, mình cũng đề xuất kế hoạch ý tưởng, nhưng sếp mình bảo nó trên lý thuyết là đúng nhưng ở công ty sẽ không thực hiện được. Mình làm hơn 1 năm mới hiểu rõ được tại sao nó không thực được. Tranh luận cũng cần chặt chẽ rõ ràng, nếu thắc mắc vấn đề thì mình cần tìm hiểu trước, rồi chia nhỏ vấn đề ra đặt câu hỏi, hỏi để mình hiểu rõ hơn, để tốt cho bản thân mình hơn. Dù công ty nhỏ hay lớn thì cũng đều có cái để học được, mình nên chủ động đặt câu hỏi, đặt giả thiết để tìm thêm nhiều cách giải quyết vấn đề. Nếu công ty mạnh thì tại sao nó mạnh, nếu nó yếu thì tại sao nó yếu.
người ta nói đúng đấy. Baby boomer sinh ra trong khó khăn thì lấy đâu được chiều chuộng. Thế hệ X thì không đầy đủ ông và bà cùng đi làm, bố mẹ lại đông con nên ít người làm hơn, nhưng lại nuôi nhiều hơn. Thế hệ Gen Z sinh ra lúc thịnh vượng hơn rất nhiều. Ông bà đều còn đi làm, bố mẹ đều đi làm và tạo ra tài sản rất nhiều để nuôi ít con hơn. Gen Z cũng không có áp lực phải góp tiền sinh hoạt cho gia đình và không phải lo cho ai. Gen Z bị một yếu điểm chí điểm là cứ nghĩ một công ty, một bộ máy là phải chấp nhận rủi ro cho Gen Z thử nghiệm cái mới!!!! Xin lỗi chứ không ai bỏ tài sản và miếng cơm manh áo của bao nhiêu người ra cho Gen Z thử nghiệm đâu. Mà cứ từ chối không cho thử nghiệm thì bị GenZ nói xấu.