Gen Z là những người cực kỳ muốn có môi trường làm việc năng động để phát huy năng lực của mình. Nếu được tạo điều kiện phù hợp, họ sẵn sàng cống hiến hết mình cho công việc, và việc họ yêu cầu mức đãi ngộ xứng đáng là hiển nhiên (khác hẳn các thế hệ trước thường ngại thẳng thắn đề xuất quyền lợi của bản thân). Tôi cho rằng, các cty ở VN nên bớt dần mặc định nhân viên trẻ đi làm phần lớn là giúp việc cho đồng nghiệp lớn tuổi, bởi lâu dần sẽ bị hạn chế quyền chủ động trong chuyên môn của mình. Văn hóa cty nhân viên sáng trà dư, chiều tửu hậu để xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp, cả 1 tập thể từ trẻ đến già nhìn tưởng đoàn kết, hòa đồng nhưng thật ra chưa hẳn là 1 tập thể sức mạnh trong công việc. Xu thế làm việc giờ đây đã thay đổi, nhiều cty ở nước ngoài đã ko còn đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên bó hẹp 8 tiếng ở cty. Với 1 số công việc đặc thù, cty có thể cho nhân viên làm online thời lượng phù hợp để họ chủ động hoàn thành công việc, đạt hiệu suất cao hơn là ngồi tại cty. Vấn đề chính là ko phán xét 1 chiều đối với gen Z , mà người chủ doanh nghiệp cần có cách quản lý linh hoạt đối với tính chất công việc của mỗi nhân viên. Các đồng nghiệp cũng bớt xét nét phong cách làm việc của nhau, nhất là đối với gen Z. Cty là nơi để làm việc chuyên nghiệp, quan hệ thân thiết thì tốt, nhưng nếu gen Z chỉ xã giao bình thường, việc ai người đó làm, thì nên tôn trọng cá tính của họ.
Thấy rõ nhất ở thế hệ này là rất thực dụng. Các em chỉ cư xử đàng hoàng khi hai bên còn lợi ích, sau đõ thì phũ phàng. Các e được sống trong điều kiện có thể tận dụng và tiếp xúc nhiều tiện ích, công cụ để phát triển bản thân hơn rất nhiều nhưng cuối cùng lại chịu ảnh hưởng nhiều hơn ở mặt tiêu cực của truyền thông và trend trong xã hội. Cốt lõi là ba mẹ ko tiếp xúc nhiều và hướng dẫn nên điều cốt lõi sẽ ko có căn cơ. Ở trường thì các em lại áp đảo luôn thầy cô rồi, ngoài dạy chuyên môn thì thầy cô chắc cũng ko thể nhắc nhở về thái độ , tư chất đc nhiều đâu.
Các bạn GenZ làm việc thì giỏi, nhưng thái độ và sự cố gắng thấy không bằng thế hệ trước. Chưa trải qua sự thiếu thốn, nghèo khổ nhất nên thường các bạn " Muốn " nhưng lại không chịu khổ chịu cực để đạt được.
Tốt nhất nên chấp nhận khác biệt của các thế hệ khác nhau, mặc dù mình 8x nhưng mình luôn khâm phục các bạn về năng tiếp thu cái mới và dám nêu ý kiến của mình. Mọi người quá lo lắng và ác cảm chứ các bạn tự va chạm dần dần sẽ biết điều chỉnh. Mặt khác không ai đảo ngược vòng quay của lịch sử dần các bạn là chủ nhân của đất nước này vì vậy nên giúp đỡ các bạn hơn là phê phán.
Mình k hiểu sao gen z bị kỳ thị trên truyền thông quá, thực tế đi làm mình thấy các bạn rất nice, làm việc rất tốt, ko có kiểu sếp thì đc quyền to tiếng như các thế hệ trước. mình là 8x, rất ủng hộ sự thay đổi cách làm việc từ các bạn gen, có sự phản biện để đưa ra cách tốt nhất
Thứ nhất là Tư duy phản biện: Tư duy phản biện là lắng nghe từ nhiều phía để có góc nhìn đủ lớn, chứ không phải cái " Tôi " biết => cải nhau rồi bảo là em phản biện. Ngoài ra còn phải nói đến văn hóa công ty, văn hóa làm việc, ví dụ như trước một cuộc họp nội dung họp đã được thể hiện trong slide để mọi người có số liệu mà tranh luận chứ không phải cải nhau.
Thứ hai là hiểu cho đúng chữ " Thẳng thắn" và " Chính trực". Tôi là người quản lý, đọc rất nhiều hồ sơ xin việc và có cụm từ tôi luôn làm rõ trong buổi phỏng vấn đó là " Thẳng thắn ". Câu hỏi như sau " bạn hiểu thế nào về tính thẳng thắn" và câu trả lời thường là " tôi sẽ nói thẳng điều sai với bất kỳ ai ". Tôi sẽ hỏi câu tiếp theo mà thường không nhiều người trả lời được kể cả tôi. " Làm sao bạn biết bạn đúng? ".
Đa phần người nói câu thẳng thắn là người không kiềm được cảm xúc của mình, và sẵn sàng nói một cách vô ý thức hay cố gắng bảo vệ quan điểm của mình mà không quan tâm đến đối phương đang nghĩ gì.
Tôi làm việc với nhiều thế hệ và tôi không suy nghĩ nhiều về việc họ thể hiện tính cách gì, điều tôi quan tâm là họ nghĩ gì về việc họ đang làm. Nếu cảm thấy phù hợp thì tiếp tục, không thì hãy đi nơi khác tôi sẽ ủng hộ và giúp đỡ.
Cuộc đời này trước khi nhận ra mình sai ai cũng cho mình đúng, thế là suốt ngày đi cãi nhau vì ai cũng nghĩ ý mình là nhất, nhưng mà trước khi lời nói mình có giá trị để người ta nghe thì phải chứng minh bằng kết quả thực tế đi đã, lời nói một ông mở doanh nghiệp thành công với lời một cậu sinh viên mới ra trường giá trị khác nhau nhiều, nên đừng nói phản biện là tốt hơn nhé, nó tốt hơn với những người có kiến thức đã kiểm nghiệm qua thực tế thôi, còn nhóm cố chấp thì phí thời gian lắm.
Không nói đến trình độ hay sự hòa nhập, chỉ mấy thứ đơn giản như mở lời chào người lớn thôi mà tôi thấy các bạn GenZ cũng "tiết kiệm" vô cùng =)) Công ty tôi chuyên về thiết kế cầu đường, hàng năm số lượng nhân viên mới tốt nghiệp đại học đến cũng không ít. Nhưng ngược lại với thế hệ của bọn tôi (Gen Y trở về trước), kể cả đã đi làm được gần chục năm rồi nhưng hàng ngày vẫn thường xuyên chào hỏi các cô chú anh chị trong công ty, thì các bạn GenZ nhân viên mới lại hoàn toàn ngược lại (trung bình cứ 10 bạn thì chắc phải 6-7 bạn nhìn thấy người lớn hoặc lãnh đạo Công ty mà cũng không thèm chào). Chính vì thế nên dù nhiều cô cậu đã đi làm được 1-2 năm nhưng cả công ty vẫn không biết đất là ai, làm phòng nào ? Nói chung là kỹ năng mềm và cách hành xử yếu kém 1 cách khó tưởng tượng nổi @@
Có một điểm mà cá nhân tôi thấy. Tôi thế hệ cuối 8x và đầu 9x. Sinh ra trong thời kỳ kinh tế hết bao cấp, đang chuẩn bị phát triển, bố mẹ tôi nghèo nên tôi và anh chị có cuộc sống tương đối vất vả, điều đó định hình chúng tôi phải tiết kiệm, phải biết trên biết dưới, nhìn xung quanh và liệu cơm gắp mắm cho cuộc sống và công việc, bạn bè trang lứa của tôi có hoàn cảnh khá bọn nó cũng có thái độ khá giống genZ bây giờ. Khi đi làm, tôi nhận thấy mình mắc kẹt ở 2 thế hệ, các anh chị thế hệ trc (quản lý) thường khá cứng nhắc và bảo thủ (nhất là các đàn a trải qua sóng gió, khó khăn, càng khó khăn họ càng khó tính và càng bảo thủ, với đàn a kinh tế tốt họ khá thoải mái, dễ chịu, cũng có xíu về kênh kễu...nhu lứa tôi và lứa đàn e), các đàn em thế hệ sau thì lại thích nổi loại, hơi thiên hướng cố chấp bướng bỉnh và xem nhẹ các đàn a, nhất là các bạn có điều kiện kinh tế tốt (đối với các bạn gen Z gì đó, thế hệ sau, nếu sinh ra trong gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn thì thái độ của các bạn rất tốt, khá tương đồng thế hẹ trước), như vậy vấn đề nằm ở chỗ kinh tế định hình thói quen và lối sống của chúng ta, dù là ai, nếu không trải qua khó khăn thì khó mà đồng cảm và có thái độ khiêm nhường, thời nay Genz mang tiếng vì các bạn ấy sinh ra ở điều kiện tốt hơn, nhưng điều đó ko đồng nghĩa các bạn ấy hoang toàn bướng bỉnh, tôi vẫn thấy các em GenZ có suy nghĩ rất tích cực, thái độ rất tốt (mặc dù số lượng ít).
Gen Z là những người cực kỳ muốn có môi trường làm việc năng động để phát huy năng lực của mình. Nếu được tạo điều kiện phù hợp, họ sẵn sàng cống hiến hết mình cho công việc, và việc họ yêu cầu mức đãi ngộ xứng đáng là hiển nhiên (khác hẳn các thế hệ trước thường ngại thẳng thắn đề xuất quyền lợi của bản thân). Tôi cho rằng, các cty ở VN nên bớt dần mặc định nhân viên trẻ đi làm phần lớn là giúp việc cho đồng nghiệp lớn tuổi, bởi lâu dần sẽ bị hạn chế quyền chủ động trong chuyên môn của mình. Văn hóa cty nhân viên sáng trà dư, chiều tửu hậu để xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp, cả 1 tập thể từ trẻ đến già nhìn tưởng đoàn kết, hòa đồng nhưng thật ra chưa hẳn là 1 tập thể sức mạnh trong công việc. Xu thế làm việc giờ đây đã thay đổi, nhiều cty ở nước ngoài đã ko còn đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên bó hẹp 8 tiếng ở cty. Với 1 số công việc đặc thù, cty có thể cho nhân viên làm online thời lượng phù hợp để họ chủ động hoàn thành công việc, đạt hiệu suất cao hơn là ngồi tại cty. Vấn đề chính là ko phán xét 1 chiều đối với gen Z , mà người chủ doanh nghiệp cần có cách quản lý linh hoạt đối với tính chất công việc của mỗi nhân viên. Các đồng nghiệp cũng bớt xét nét phong cách làm việc của nhau, nhất là đối với gen Z. Cty là nơi để làm việc chuyên nghiệp, quan hệ thân thiết thì tốt, nhưng nếu gen Z chỉ xã giao bình thường, việc ai người đó làm, thì nên tôn trọng cá tính của họ.
Thấy rõ nhất ở thế hệ này là rất thực dụng. Các em chỉ cư xử đàng hoàng khi hai bên còn lợi ích, sau đõ thì phũ phàng. Các e được sống trong điều kiện có thể tận dụng và tiếp xúc nhiều tiện ích, công cụ để phát triển bản thân hơn rất nhiều nhưng cuối cùng lại chịu ảnh hưởng nhiều hơn ở mặt tiêu cực của truyền thông và trend trong xã hội. Cốt lõi là ba mẹ ko tiếp xúc nhiều và hướng dẫn nên điều cốt lõi sẽ ko có căn cơ. Ở trường thì các em lại áp đảo luôn thầy cô rồi, ngoài dạy chuyên môn thì thầy cô chắc cũng ko thể nhắc nhở về thái độ , tư chất đc nhiều đâu.
Các bạn GenZ làm việc thì giỏi, nhưng thái độ và sự cố gắng thấy không bằng thế hệ trước. Chưa trải qua sự thiếu thốn, nghèo khổ nhất nên thường các bạn " Muốn " nhưng lại không chịu khổ chịu cực để đạt được.
Tốt nhất nên chấp nhận khác biệt của các thế hệ khác nhau, mặc dù mình 8x nhưng mình luôn khâm phục các bạn về năng tiếp thu cái mới và dám nêu ý kiến của mình. Mọi người quá lo lắng và ác cảm chứ các bạn tự va chạm dần dần sẽ biết điều chỉnh. Mặt khác không ai đảo ngược vòng quay của lịch sử dần các bạn là chủ nhân của đất nước này vì vậy nên giúp đỡ các bạn hơn là phê phán.
Mình k hiểu sao gen z bị kỳ thị trên truyền thông quá, thực tế đi làm mình thấy các bạn rất nice, làm việc rất tốt, ko có kiểu sếp thì đc quyền to tiếng như các thế hệ trước. mình là 8x, rất ủng hộ sự thay đổi cách làm việc từ các bạn gen, có sự phản biện để đưa ra cách tốt nhất
Thứ nhất là Tư duy phản biện: Tư duy phản biện là lắng nghe từ nhiều phía để có góc nhìn đủ lớn, chứ không phải cái " Tôi " biết => cải nhau rồi bảo là em phản biện. Ngoài ra còn phải nói đến văn hóa công ty, văn hóa làm việc, ví dụ như trước một cuộc họp nội dung họp đã được thể hiện trong slide để mọi người có số liệu mà tranh luận chứ không phải cải nhau. Thứ hai là hiểu cho đúng chữ " Thẳng thắn" và " Chính trực". Tôi là người quản lý, đọc rất nhiều hồ sơ xin việc và có cụm từ tôi luôn làm rõ trong buổi phỏng vấn đó là " Thẳng thắn ". Câu hỏi như sau " bạn hiểu thế nào về tính thẳng thắn" và câu trả lời thường là " tôi sẽ nói thẳng điều sai với bất kỳ ai ". Tôi sẽ hỏi câu tiếp theo mà thường không nhiều người trả lời được kể cả tôi. " Làm sao bạn biết bạn đúng? ". Đa phần người nói câu thẳng thắn là người không kiềm được cảm xúc của mình, và sẵn sàng nói một cách vô ý thức hay cố gắng bảo vệ quan điểm của mình mà không quan tâm đến đối phương đang nghĩ gì. Tôi làm việc với nhiều thế hệ và tôi không suy nghĩ nhiều về việc họ thể hiện tính cách gì, điều tôi quan tâm là họ nghĩ gì về việc họ đang làm. Nếu cảm thấy phù hợp thì tiếp tục, không thì hãy đi nơi khác tôi sẽ ủng hộ và giúp đỡ.
Cuộc đời này trước khi nhận ra mình sai ai cũng cho mình đúng, thế là suốt ngày đi cãi nhau vì ai cũng nghĩ ý mình là nhất, nhưng mà trước khi lời nói mình có giá trị để người ta nghe thì phải chứng minh bằng kết quả thực tế đi đã, lời nói một ông mở doanh nghiệp thành công với lời một cậu sinh viên mới ra trường giá trị khác nhau nhiều, nên đừng nói phản biện là tốt hơn nhé, nó tốt hơn với những người có kiến thức đã kiểm nghiệm qua thực tế thôi, còn nhóm cố chấp thì phí thời gian lắm.
Không nói đến trình độ hay sự hòa nhập, chỉ mấy thứ đơn giản như mở lời chào người lớn thôi mà tôi thấy các bạn GenZ cũng "tiết kiệm" vô cùng =)) Công ty tôi chuyên về thiết kế cầu đường, hàng năm số lượng nhân viên mới tốt nghiệp đại học đến cũng không ít. Nhưng ngược lại với thế hệ của bọn tôi (Gen Y trở về trước), kể cả đã đi làm được gần chục năm rồi nhưng hàng ngày vẫn thường xuyên chào hỏi các cô chú anh chị trong công ty, thì các bạn GenZ nhân viên mới lại hoàn toàn ngược lại (trung bình cứ 10 bạn thì chắc phải 6-7 bạn nhìn thấy người lớn hoặc lãnh đạo Công ty mà cũng không thèm chào). Chính vì thế nên dù nhiều cô cậu đã đi làm được 1-2 năm nhưng cả công ty vẫn không biết đất là ai, làm phòng nào ? Nói chung là kỹ năng mềm và cách hành xử yếu kém 1 cách khó tưởng tượng nổi @@
Có một điểm mà cá nhân tôi thấy. Tôi thế hệ cuối 8x và đầu 9x. Sinh ra trong thời kỳ kinh tế hết bao cấp, đang chuẩn bị phát triển, bố mẹ tôi nghèo nên tôi và anh chị có cuộc sống tương đối vất vả, điều đó định hình chúng tôi phải tiết kiệm, phải biết trên biết dưới, nhìn xung quanh và liệu cơm gắp mắm cho cuộc sống và công việc, bạn bè trang lứa của tôi có hoàn cảnh khá bọn nó cũng có thái độ khá giống genZ bây giờ. Khi đi làm, tôi nhận thấy mình mắc kẹt ở 2 thế hệ, các anh chị thế hệ trc (quản lý) thường khá cứng nhắc và bảo thủ (nhất là các đàn a trải qua sóng gió, khó khăn, càng khó khăn họ càng khó tính và càng bảo thủ, với đàn a kinh tế tốt họ khá thoải mái, dễ chịu, cũng có xíu về kênh kễu...nhu lứa tôi và lứa đàn e), các đàn em thế hệ sau thì lại thích nổi loại, hơi thiên hướng cố chấp bướng bỉnh và xem nhẹ các đàn a, nhất là các bạn có điều kiện kinh tế tốt (đối với các bạn gen Z gì đó, thế hệ sau, nếu sinh ra trong gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn thì thái độ của các bạn rất tốt, khá tương đồng thế hẹ trước), như vậy vấn đề nằm ở chỗ kinh tế định hình thói quen và lối sống của chúng ta, dù là ai, nếu không trải qua khó khăn thì khó mà đồng cảm và có thái độ khiêm nhường, thời nay Genz mang tiếng vì các bạn ấy sinh ra ở điều kiện tốt hơn, nhưng điều đó ko đồng nghĩa các bạn ấy hoang toàn bướng bỉnh, tôi vẫn thấy các em GenZ có suy nghĩ rất tích cực, thái độ rất tốt (mặc dù số lượng ít).