(Sóng trẻ) - "Food Blog" đang nổi lên như một hiện tượng và nó kéo theo sự ra đời của hàng loạt các "Food Blogger". Tuy nhiên, đây là một công việc còn mới ở Việt Nam và có nhiều điều khiến người ta hiểu nhầm. Yêu ẩm thực và có sự sáng tạo cao, các Food Blogger đã nhanh chóng tạo được vị trí của mình là một nghề nghiệp thực sự. 

 

Food-blogger: Mở ra trào lưu mới

Food Blog là những trang web chia sẻ các công thức nấu nướng, bày biện và chụp lại những món ăn. Đến nay thì nó đã dần định hình, nâng cấp và trở thành xu hướng hấp dẫn giới trẻ.

Mạng xã hội là một đòn bẩy hiệu quả cho việc phát triển Food Blog. Với tính tập trung cao, Instagram đang trở thành ứng dụng được nhiều Food-blogger lựa chọn. Dành một vài phút lướt web, không khó để bắt gặp những blog ẩm thựcthu hút lượng quan tâm lớn của cư dân mạng. Có lẽ, đây cũng là lý do mà: “Chia sẻ ảnh đồ ăn còn nhiều like hơn ảnh mình”.

3427181a4_1.jpg
Ngày càng nhiều bạn trẻ hướng tới công việc gắn liền với đồ ăn này

Có lẽ, Food-blogger là người truyền tải chúng tới cộng đồng. Họ phải sắp xếp bố cục, bày trí màu sắc, lựa chọn góc chụp để có những bức ảnh đẹp nhất; đồng thời dùng lời văn hấp dẫn, khách quan để níu chân người xem. 

Nói về Food-blogger, người ta thường gán cho những cụm từ như kẻ “sống ảo”, “chỉ biết ăn và ăn”,… nhưng không, đó là một sự sai lầm. Thực tế, đây là một công việc đầy tính nghệ thuật, đòi hỏi sự say mê và khả năng sáng tạo cao. 

3427181a4_2.jpg
Để có những bức ảnh đẹp, những lời đánh giá khách quan ra đời đòi hỏi sự kỳ công lớn (FB: Công Vũ)

Đặng Vân Trang (Food-blogger tại @trangnhimtron) đánh giá: “Food Blog phân thành ba mảng là Food-blogger, Food-photographer và Food-traveller. Tuy nhiên, Food-blogger và Food-photographer thịnh hành hơn cả và có chiều hướng phát triển thành công việc chuyên nghiệp ở cả Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung”.

Những mảng tối trong thế giới sắc màu

Nhìn bề nài, đây là một công việc thú vị và hạnh phúc. Thế nhưng, phải tham gia vào nó thì mới thấy được sự vất vả của nghề này. 

Khi món ăn được mang ra, thay vì ăn một cách nn miệng; thì họ lại loay hoay trong hàng tá công việc để có được những tấm hình bắt mắt nhất. Sau đó, quá trình ăn cũng lại là một quá trình làm việc: Từ đánh giá cách bày trí món ăn; cảm nhận hương vị để thấy cái nn, cái dở rồi so sánh với những quán khác; đánh giá sự tương xứng giữa chất lượng và giá thành; thậm chí là cả cách phục vụ và không gian của quán,… 

Vân Trang cho biết: “Công việc này cũng khiến sức khỏe phải “lên tiếng” bởi việc ăn uống không theo giờ giấc sinh hoạt chung. Có khi 10 giờ sáng đi thưởng thức bát bún, 3 giờ chiều “review” nồi lẩu, tối muộn rồi lại dẫn nhau đi ăn đồ ngọt bởi… quán có lời mời”.

Nhiều ưu đãi cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho người làm nghề này trở nên dễ dãi với trách nhiệm của mình.

Vân Trang cũng chia sẻ rằng mình nhận được nhiều lời mời tới ăn thử và cho đánh giá của các nhà hàng, địa điểm ăn uống. Có những bên rất thẳng thắn, họ đưa ra những chi phí cụ thể và những ưu đãi lớn để lấy những “lời có cánh” cho thương hiệu của mình.

3427181a4_3.jpg
Những Food-blogger chê thẳng thắn như vậy không nhiều (FB: Đinh Quỳnh)
Linh Ngô (sinh viên năm 3 ĐH Thương Mại) cho biết: “Trước đi ăn một món ăn nào đó, mình thường xem review từ các Food-blogger để biết độ nn dở ở mỗi quán ăn. Sau một thời gian mình nhận ra rằng, những Food-blogger đã nổi tiếng hẳn thì sẽ có đánh giá khách quan và lời văn có phong cách riêng. Còn nhiều bạn hùa theo trào lưu thì chỉ có ảnh tự chụp, còn review thì đi copy của người khác.

Công việc nào cũng có hai mặt, Food-blogger cũng vậy. Nếu làm bằng chính đam mê thì sản phẩm tạo ra sẽ mang tính cống hiến. Thế nhưng, có nhiều trường hợp lại biến công việc của mình mang tính thương mại hóa cao để cho ra đời những bài viết “thiếu tầm, thiếu tâm”. Từ một món lợi nhỏ mà chấp nhận viết ra những bài đánh giá dễ dãi, để rồi phải nhận được sự phản hồi không đáng có của người xem. 

Từ một thực khách tới Food-blogger là một con đường dài. Và khi đã được cộng đồng yêu ẩm thực tin cậy, những bài viết công tâm càng nên xuất hiện nhiều hơn. Chỉ một bài phản ánh sai lệch, không chỉ ảnh hưởng tới uy tín của cá nhân mà còn khiến mọi người mất niềm tin vào cộng đồng Food-blogger. 

Nguyễn Huệ Anh 
Báo chí Đa phương tiện K34A2

Food Blogger: Xu hướng mới của giới trẻ hiện đại

(Sóng trẻ) - "Food Blog" đang nổi lên như một hiện tượng và nó kéo theo sự ra đời của hàng loạt các "Food Blogger". Tuy nhiên, đây là một công việc còn mới ở Việt Nam và có nhiều điều khiến người ta hiểu nhầm. Yêu ẩm thực và có sự sáng tạo cao, các Food B

Video 7 năm trước