(Sóng trẻ) - Tối 29/3, tại Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) đã diễn ra buổi tọa đàm Đông Nam Á: “Hội nhập” tới tận cơ sở. Tọa đàm được tổ chức bởi Viện Viễn đông Bác cổ với sự tham gia của các diễn giả là Andrew Hardy (Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, Hà Nội), Kwanchewan Buadaeng (Trường đại học Chiang Mai, Thailand), Đỗ Tá Khánh (Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam), Volker Grabowsky (Trường đại học Hamburg, Germany), Pietro Masina (Trường đại học Naples l’Orientale, Italy), Amnuayvit Thitibordin (Trường đại học Kho Kamnoetvidya, Thailand), Silvia Vignato (Trường đại học Milano-Bicocca, Italy).

bc1960ac4_29883675_2017274941930211_1798256937_o.jpg

Các diễn giả thảo luận trong buổi tọa đàm

Ở Đông Nam Á, chữ “Hội nhập” thường là một khẩu hiệu hoặc là một chủ đề được các chính trị gia và các nhà khoa học về chính trị quan tâm. Tại cuộc Hội này, các diễn giả bàn luận những vấn đề nằm nài phạm vi chính trị liên quan tới vấn đề kinh tế và xã hội, đó là những chính sách và thực tiễn của hội nhập ảnh hưởng tới đời sống của những con người bình thường ở những thành phố, thị trấn, tại nhà nơi làm việc ở Đông Nam Á như thế nào? Các nhà nhân học, xã hội học và sử học đã nghiên cứu vấn đề này. Những quan sát của họ về hình thức hội nhập trong dân chúng được thực hiện trong quá trình nghiên cứu thực địa mới đây với sự tài trợ kinh phí của Ủy ban châu Âu đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về sự hiện đại ở thế kỷ 21 khi hội nhập ngày càng gia tăng ở khu vực Đông Nam Á.

Trong buổi tọa đàm bàn tròn, các học giả châu Âu và Đông Nam Á trình bày những trường hợp nghiên cứu ở Campuchia, Indonesia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam từ xa xưa cho đến ngày nay. Nhà sử học Amnuayvit Thitibordin, Viện Hàn lâm Kamnoetvidya, Thái Lan cho biết những ảnh hưởng của việc xuất khẩu gỗ tếch tới Đông Nam Á trong thế kỷ 19, hội nhập vào ngành công nghiệp toàn cầu ban đầu này đã dẫn tới việc lãnh địa của La Na bị sáp nhập vào Siam (Xiêm)

“Bị cuốn hút bởi lợi ích của việc phát triển kinh tế, các nhóm vũ trang người dân tộc ở dọc biên giới Thái Lan và Myanmar đã ký bản thỏa thuận về ngừng bắn vào năm 2015. Hạ tầng cơ sở và các khu công nghiệp đưa vùng hội nhập vào mạng lưới khu vực về thương mại và đầu tư. Nhưng việc xây dựng đường xá, đập nước và việc đốn gỗ đã gây ra những cuộc xung đột mới, dân di cư tiếp tục tràn vào Thái Lan và những người tị nạn từ những cuộc xung đột trong quá khứ vẫn còn đang sống trong những trại tị nạn dọc biên giới. Việc hội nhập đã giải quyết được một số vấn đề nhưng lại tạo ra những vấn đề khác”. Đây là những nghiên cứu của nhà nhân học Kwanchewan Buadaeng (Đại học Chiang Mai, Thái Lan).

Nhà nhân học Silvia Vignato (Đại học Milano-Bicocca, Ý) lại đưa ra những nghiên cứu trong việc hội nhập khu vực về kinh tế của Aceh (Indonesia), đó là vấn đề tiếp cận với việc làm của phụ nữ trẻ di cư từ làng ra thành thị của Banda Aceh. Nhà sử học Volker Grabowsky (Đại học Hamburg, Đức) chỉ ra rằng cuộc xung đột giữa Campuchia và Thái Lan về Preah Vihear xảy ra do sự cứng rắn về đường biên giới mơ hồ trước đây khi UNESCO phê chuẩn đơn xin đơn phương công nhận di sản thế giới đối với đền thờ của Campuchia (2008). Việc này đã kích động sự phản ứng quốc gia ở cả hai phía. Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế (2013) và chính phủ quân sự ở Bangkok đã làm cho vấn đề này trở nên khó khăn hơn đối với các lực lượng chủ nghĩa dân tộc trong việc lợi dụng đền thờ và cản trở việc hội nhập khu vực của hai nước. Cuộc xung đột chỉ có thể được giải quyết thông qua đàm phán và thỏa hiệp.

bc1960ac4_29829942_2017274998596872_614866531_o.jpg

Nhà nhân học Silvia Vignato (thứ 2 từ trái sang) đưa ra nghiên cứu của mình về vấn đề hội nhập ở Aceh (Indonesia)

Cũng trong buổi tọa đàm, nhà xã hội học Đỗ Tá Khánh (Giám đốc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; nhà kinh tế chính trị học Pietro Masina, Đại học Naples l’Orientale, Ý) đã đưa ra những bàn luận của mình về vấn đề hội nhập và những tác động của hội nhập đối với cuộc sống của người lao động Việt Nam. Từ nhưng nghiên cứu của mình, nhà xã hội học Đỗ Tá Khánh cho rằng các khu công nghiệp là vấn đề hàng đầu trong kinh nghiệm của Việt Nam về toàn cầu hóa: công nhân làm trong các nhà máy là lực lượng lao động trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Ông cũng chỉ ra những khó khăn của người lao động khi làm việc trong ngành công nghiệp hội nhập toàn cầu và những chi phí nào mà người lao động phải chịu đối với việc hội nhập của họ vào tính hiện đại toàn cầu trong thế kỷ 21.


Kết thúc buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu cho rằng: Mâu thuẫn luôn có trong quá trình hội nhập. Biên giới phân chia nhưng cũng có thể là những điểm giao tiếp xã hội và phát triển kinh tế; quản trị lao động vừa mang tính hiện đại, vừa mang tính lạm dụng sức lao động ; di cư mang lại lợi ích nhưng mạo hiểm cao và giá thành cao; những dự án hội nhập gây ra một vài xung đột và giải quyết một số xung đột khác. Quá trình hội nhập ở Đông Nam Á diễn ra dưới nhiều hình thức: cấp quốc gia, khu vực, toàn cầu, kinh tế, chính trị, xã hội. Chúng diễn ra theo chu kỳ thời gian khác nhau và đôi khi lịch sử giữ vai trò quan trọng. Đặc biệt, hội nhập tác động tới hợp nhất một số nhóm, đồng thời loại trừ một số nhóm khác. Nhiều loại hình loại trừ có thể tránh được: chúng là hậu quả của những mô hình phát triển, chính sách của chính phủ và phản ứng của người dân đối với những loại hình đó trong những tình huống cụ thể.

Các báo cáo nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ dự án SEATIDE – Integration in Southeast Asia, Trajectories of Inclusion, Dynamics of Exclusion (www.seatide.com, 2012-2016, FP7) do Ủy ban châu Âu tài trợ. Các học giả trình bày báo cáo cũng tham gia vào dự án mới do Ủy ban châu Âu tài trợ mang tên CRISEA – Competing Regional Integration in Southeast Asia (2017-2020, Horizon 2020). CRISEA tổ chức Hội thảo nghiên cứu tại Hà Nội từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 3 năm 2018.

Thu Phượng - Nguyễn Thương

Hội thảo bàn tròn về vấn đề Hội nhập ở Đông Nam Á

(Sóng trẻ) - Tối 29/3, tại Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) đã diễn ra buổi tọa đàm Đông Nam Á: “Hội nhập” tới tận cơ sở. Tọa đàm được tổ chức bởi Viện Viễn đông Bác cổ với sự tham gia của các diễn giả là Andrew Hardy (Viện Viễn Đông Bác cổ

Video 6 năm trước