(Sóng trẻ) - Lễ hội Tịch điền 2017 năm nay có nét thay đổi độc đáo: đưa máy cày vào nghi thức cày tịch điền, bên cạnh nghi thức cày trâu truyền thống. Sự thay đổi này nhằm hưởng ứng “Ngày hội xuống đồng, công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.

Máy cày xuống ruộng 

Sáng ngày 3/2 (tức mồng 7 tháng Giêng âm lịch) hàng năm trên cánh đồng ruộng Đọi Tam – huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam diễn ra Lễ hội Tịch điền. Về dự Lễ hội có sự tham dự của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đồng chí lãnh đạo các cấp, ngành và đông đảo nhân dân địa phương, du khách thập phương. Đây là một hoạt động ý nghĩa nhằm khuyến khích nông dân sản xuất, phát triển nông nghiệp, đồng thời gìn giữ nét đẹp văn hóa trở về cội nguồn của cha ông để lại. 

Khác với mọi năm, nài nghi thức cày ruộng truyền thống bằng trâu, năm nay lễ hội còn có thêm cày máy nhằm hưởng ứng “Ngày hội xuống đồng, công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đích thân lái máy cày khai hội với mong muốn một mùa màng bội thu. Hình ảnh một vị Chủ tịch nước giản dị trong bộ quần áo màu xanh, đội mũ bảo hộ lái máy cày đã đem lại tinh thần sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình. 

2a0e4716b_anh_1.jpg
Chủ tịch nước Trần Đại Quang xuống đồng lái máy cày ruộng với người dân

Bác Trần Văn Lịch (61 tuổi, ngụ tại xóm 1 - Đọi Tín) chia sẻ: “Bây giờ không có máy móc thì một mình tôi không thể làm ba mẫu rưỡi ruộng được, chỉ làm được độ 4 đến 5 sào thôi. Ngày xưa, những năm còn cấy tay tôi phải thuê 40 người cấy trong một ngày mà trong ba ngày mới xong được. Giờ có máy gieo thẳng, một ngày gieo 2 mẫu”.

Tái hiện huyền tích “vua đi cày” 

Cách đây 1030 năm, vua Lê Đại Hành đã về cày tịch điền, khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp, mở ra điển lễ để đời sau con cháu noi theo. Việc duy trì, tổ chức lễ hội Tịch điền góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đồng thời khuyến khích, động viên nhân dân phát triển nông nghiệp.

Liên tiếp các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với văn hóa, nghệ thuật, thể thao, diễn ra trong không gian rộng từ mồng 5-7 tết âm lịch với nhiều hoạt động như: rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, Thanh Liêm về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên,  lễ rước nước, lễ sái tịnh…Đối với nghi thức cày Tịch điền có sự tham gia của nhân dân 7 thôn của xã Đọi Sơn.

Nghi lễ chính trong toàn bộ lễ hội là lễ tịch điền Đọi Sơn, tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi cày ruộng để khuyến khích mở mang nông trang. 

2a0e4716b_anh_2.jpg
Cụ ông Đinh Trọng Tế (89 tuổi, ở thôn Đọi Nhất, xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) vinh dự vào vai nhà vua Lê Đại Hành đi cày ở Lễ hội Tịch Điền.

Bạn Kim Liên ( 21 tuổi, xã Văn Lý – huyện Lý Nhân) tham dự Lễ hội đã chia sẻ:


Bên cạnh đó là các hoạt động của lễ hội cũng diễn ra vô cùng náo nhiệt: Hội thi vẽ và trang trí trâu; giải vật mùa xuân thượng võ tỉnh Hà Nam năm 2017; trò chơi dân gian và màn bắn pháo hoa...

2a0e4716b_anh_3.jpg
Những con trâu được trang trí rực rỡ cùng các lão nông thi cày trong Lễ hội

2a0e4716b_anh_4.jpg
Âm thanh của mỗi quả trống Đọi Tam vang lên khai xuân lễ hội

2a0e4716b_anh_5.jpg
Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân địa phương, du khách thập phương đến dâng hương trước linh vị vua Lê Đại Hành



Đỗ Linh
Báo chí Đa phương tiện K34 A1

Khai cày Lễ hội Tịch điền 2017

(Sóng trẻ) - Lễ hội Tịch điền 2017 năm nay có nét thay đổi độc đáo: đưa máy cày vào nghi thức cày tịch điền, bên cạnh nghi thức cày trâu truyền thống. Sự thay đổi này nhằm hưởng ứng “Ngày hội xuống đồng, công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông th

Video 7 năm trước