(Sóng trẻ) - “Khi tiến hành dự án, câu hỏi chúng tôi gặp nhiều nhất đó là: tính Việt Nam là gì? Chủ quyền Việt Nam là gì? Nhìn nhận như thế nào? Cảm nhận ra làm sao?”  đại diện Behalf Studio chia sẻ.

Ấp ủ dự án từ những năm 2014, nhóm tác giả của Behalf Studio Sài Gòn với 6 thành viên, sau nhiều nỗ lực, đêm 15/11 tại Vincom Center for Contemporary Art (72A Nguyễn Trãi) tổ chức buổi đàm thoại với tên gọi: “Dấu ấn văn hóa trong con chữ”. Tham gia buổi đàm thoại có Giám đốc Behalf Studio Giang Nguyễn đồng thời là giảng viên thiết kế của đại học RMIT cơ sở Hồ Chí Minh và đông đảo các nhà thiết kế trải dài trên nhiều lĩnh vực.

8b19605b0_i_20191115_192540.jpg

Giám đốc sáng tạo Behalf Studio Giang Nguyễn và Dan Di trong buổi đàm thoại song ngữ (Việt-Anh)

Trong buổi trò chuyện, Giang Nguyễn đã trình bày về dự án mang tên “Republish” và quá trình của nó. Anh cho biết: “Dự án này là nỗ lực của chúng tôi trong việc khẳng định rằng thiết kế chữ không chỉ là công cụ của người thiết kế mà còn là thành tố của văn hóa và ngôn ngữ thiết kế Việt Nam”. Anh đã chia sẻ với mọi người quá trình đồng sáng tạo của Behalf Studio trong việc tìm kiếm, sưu tầm và nghiên cứu những tàn dư còn sót lại ở Việt Nam .Trải dài từ biển hiệu tới bích báo và những ấn phẩm khác, những tàn dư này từng là sản phẩm của thủ công mỹ nghệ, kiến trúc hay đơn giản chỉ là những vật tầm thường nhưng không kém phần duyên dáng .

Trả lời câu hỏi của khán giả về vấn đề,có hay không việc Behalf Studio đã khi nào nghĩ tới việc mọi người xem đây là một trào lưu nhất thời, thèm cả chóng chán? Dù câu hỏi có mang tính chất bi quan về thời cuộc nhưng anh sự tự tin nơi anh là có thật, anh nói: “Bọn mình thực sự hy rằng Republish sẽ không bị chết yểu. Thú thật với mọi người, đây không phải là dự án thiết kế chữ lần đầu tiên Giang làm. Hồi ở New York, Giang cũng cho ra một cái phông chữ về New York, lúc đầu nó rất được ưa chuộng nhưng sau đó chìm dần và thật may là những gì Giang nỗ lực đã được trả đúng về vị trí của nó”. Anh nói thêm về mục đích của Behalf không phải là tạo ra một xu hướng mà là để nâng cao nhận thức về văn hóa, tạo ra một thiết kế mà khi mà người ta nhìn vào đều cảm nhận được chất Việt trong đó. Và lớn hơn là  muốn mở ra tương lai của ngành thủ công dù có vẻ là vĩ mô.

Là người có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, thầy Rick Bennet có chia sẻ: “Tôi rất hứng thú với dự án cũng như là buổi tọa đàm ngày hôm nay. Tôi nhìn thấy rõ được nguồn lợi thương mại, tính thời đại trong dự án và đương nhiên là cả sự nghiêm túc và nhiệt huyết. Tôi còn thấy được khát khao cháy bỏng của các bạn khi từng ngày, từng giờ thi công, kiến tạo nét Việt trong từng con chữ.Thật tuyệt vời”.

Sau gần 60 phút trò chuyện, gợi mở về những bất ngờ, khán giả tiếp tục được chiêm ngưỡng không gian số hóa phiên bản giới hạn đầy thú vị.

8b19605b0_i_20191115_185225.jpg

Không gian số hóa con chữ được tái hiện thu hút sự quan tâm của người tham gia


Người tham gia được trực tiếp tham gia vào trải nghiệm số hóa con chữ 

8b19605b0_i_20191115_185640.jpg

Người tham gia say sưa giải mã nét Việt trong tác phẩm ký họa nghệ nhân

Dự án không chỉ góp phần tạo ra những tài nguyên cho thiết kế nói riêng mà còn là bước tiến tới gần hơn việc đóng góp để tạo nên bản sắc Việt Nam trong bối cảnh sáng tạo toàn cầu, đồng thời thúc đẩy tầm quan trọng của sự bền vững trong văn hóa thời đại toàn cầu hóa.

Hồng Nhung

Kiến tạo cục diện thiết kế - dấu ấn văn hóa trong từng con chữ

(Sóng trẻ)- “Khi tiến hành dự án, câu hỏi chúng tôi gặp nhiều nhất đó là: tính Việt Nam là gì? Chủ quyền Việt Nam là gì? Nhìn nhận như thế nào? Cảm nhận ra làm sao?” đại diện Behalf Studio chia sẻ.

Video 4 năm trước