(Sóng trẻ) - Không bảng đen phấn trắng như bao thầy cô khác, lớp học của anh Phùng Văn Trường – thầy giáo viết chữ bằng miệng ở thôn Nhân Lỹ, xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội chỉ vỏn vẻn 8 chiếc bàn quây vào nhau. Và những cô cậu học sinh tới đây, cũng khá là khác thường…

Khuyết tật không có nghĩa là vô dụng!

Sinh ra bình thường như những đứa trẻ khác, nhưng đến năm 2 tuổi, bố mẹ phát hiện những biểu hiện lạ, sau đó biết anh mắc chứng liệt cơ tay cơ chân. Kể từ đó chân tay anh yếu dần đi, học đến năm lớp 8 thì phải bỏ dở. Thế nhưng anh không cho phép mình bỏ cuộc: “Trời thương vẫn cho tôi cái may mắn hơn những người khuyết tật khác, tôi vẫn có một cái đầu tỉnh táo, có trí tuệ như bao người bình thường, thì tôi phải tận dụng nó chứ…”

Đến năm 2010, anh bắt đầu tập viết chữ bằng miệng. Ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn, vì nếu không cân chỉnh được khoảng cách ngậm bút thì sẽ không đủ lực, chữ viết không thành. Nhưng chỉ một tháng sau, anh không những viết được chữ bằng miệng, mà còn luyện được viết rất đẹp.

819ed365a_anh_1.png
Anh Trường đang viết mẫu chữ để các bạn nhỏ viết theo

Anh bảo, không phải tự dưng mà viết được như thế đâu, là do ba điều hội tụ trong con người anh: Trời thương, được thừa hưởng khả năng viết chữ từ bố, với ý chỉ vươn lên của một người khiếm khuyết thì mới có thể làm được như thế. Trên đời có rất nhiều người viết tay đẹp, nhưng để viết được bằng miệng khổ cực như thế, không phải ai cũng làm được, nên anh cũng phải tự hào chứ!

819ed365a_anh_2.png
Những nét chữ được viết bằng miệng

Bên cạnh nỗ lực tập viết chữ đẹp, anh Trường cũng là một người tự lập trong các công việc cá nhân, việc gì không làm được bằng tay chân thì nghĩ cách giải quyết, không muốn phụ thuộc vào gia đình.

Dạy chữ miễn phí mỗi ngày

Lớp học miễn phí của anh đã mở cửa nhiều năm nay, học sinh đều là các cháu trong thôn, cứ tan học là lại chạy qua chú Trường rèn chữ, học làm toán.

819ed365a_anh_3.png
Tập viết chữ trên những quyển vở được quyên tặng

819ed365a_anh_4.png

Các phép tính xen kẽ để tiết kiệm vở

Anh Trường cũng chia sẻ: “Đa phần là các cháu học kém, bị hổng kiến thức rất nhiều, ở nhà bố mẹ cũng không có thời gian kèm cặp, nên tôi bảo chúng qua đây, dạy từ năm này sang năm khác, cũng tiến bộ được ít nhiều.”
“Có cái khó là mỗi đứa một lớp, một buổi học phải phân ra lớp 1 thì ngồi tập viết, lớn hơn thì cho ngồi nhẩm cộng trừ, chẳng bao giờ dạy gộp được vào như các cô ở trên lớp được cả. Đứa nào nan thì còn trật tự làm bài, còn lại thì nghịch lắm, bảo không nghe, dạy đọc chữ mà nó có nhìn mặt chữ đâu, cứ nhìn mình rồi nhìn đâu đâu, nhiều cảnh bi hài lắm cô ạ…”

Người ta dạy học lấy tiền, anh không tiếc sức mình để truyền đi con chữ, chỉ cần hàng ngày thấy các cháu đến nhà thì anh quên đi bệnh tật, vui vẻ vì làm được việc có ích.


Anh Trường dạy các cháu làm toán, đọc chữ

Còn một điểm đặc biệt nữa, học sinh của anh còn có những bạn khuyết tật, bạn thì ảnh hưởng về não, bạn thì bị điếc, còn có những bạn bị tự kỉ…

819ed365a_anh_5.png

Cậu học trò 20 tuổi mắc bệnh về não, trí tuệ không phát triển

Dạy học lâu như thế nhưng anh không cho các cháu nhỏ gọi bằng “thầy”, vì anh tự nhận mình ít học, chỉ rèn được cho các cháu những thứ căn bản chứ không có chuyên môn kĩ thuật như thầy cô nài kia.

Thành lập thư viện miễn phí, nâng cao văn hóa đọc

Thành lập được hơn năm, thư viện Hallo World của anh như một “thiên đường” của các bạn nhỏ. Tại đây, tất cả những cuốn sách anh được quyên tặng đều được xếp ngay ngắn trên giá, ai cũng có thể đến đọc và mượn về nhà. 

06107a832_anh_6.png
Thư viện miễn phí giữa vùng quê nghèo

06107a832_anh_7.png
Sách được phân loại để các em dễ tìm kiếm 

Cứ chủ nhật hàng tuần, được sự giúp đỡ của các bạn tình nguyện viên, thư viện lại tổ chức những buổi sinh hoạt đọc sách kể chuyện, học tiếng anh, chơi trò chơi, chiếu phim miễn phí, gần đây nhất có hoạt động “Thiệp nhỏ tặng thầy cô” để tri ân thầy cô giáo nhân ngày 20-11.

Người thầy miệt mài ấy vẫn sẽ tiếp tục hành trình thắp lửa của mình, vẫn sẽ ngày ngày chăm lo cho lớp học và phát triển tủ sách, sống như một đóa hoa để hiến dâng cho cuộc đời…

Hồng Ngọc – Đa phương tiện K35

Lớp học đặc biệt của thầy giáo viết chữ bằng miệng

(Sóng trẻ) - Không bảng đen phấn trắng như bao thầy cô khác, lớp học của anh Phùng Văn Trường – thầy giáo viết chữ bằng miệng ở thôn Nhân Lỹ, xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội chỉ vỏn vẻn 8 chiếc bàn quây vào nhau. Và những cô cậu học sinh tới đây, cũ

Video 5 năm trước