(Sóng trẻ)-Nhờ ý tưởng sáng tạo cũng như sự mạnh dạn, kiên trì, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng (58 tuổi) đã xây dựng thành công trang trại ngựa bạch Vạn An có quy mô lớn nhất trên cả nước, vừa giúp bảo tồn nguồn gen, vừa phát triển kinh tế.

Con đường đi tìm ngựa giống

Trang trại Vạn An nằm tại Xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nơi đây từng là một vùng đất trũng hoang ven sông Hồng. Sau đó bà Hằng đã phát hiện và cải tạo cho xây dựng thành trang trại vào năm 2004. Mãi đến năm 2007, ý tưởng nuôi ngựa đến với bà như một cơ duyên. 

Sau thất bại khi nuôi gia súc, gia cầm (thời điểm bùng phát dịch H5N1), đứng trên đê nhìn thấy chú ngựa trắng, bà nghĩ ngay đến việc phải nuôi ngựa vì ngựa trước đó chưa có ai nuôi. 

Bà Hằng kể lại: “Thời kì đầu tìm mua ngựa về nuôi chỉ nhằm mục đích để nấu cao thôi. Nhưng trong quá trình đi tìm mua ngựa tôi thấy rằng con ngựa bạch rất hiếm, mình lại nghĩ ra ý tưởng mua ngựa về nhân giống. Với ý tưởng như thế và được sự giúp đỡ của trung tâm chuyển giao công nghệ Hội thú y Việt Nam, tôi quyết định tìm mua và xây dựng trang trại ngựa bạch.”

Thời điểm ban đầu mọi thứ vô cùng khó khăn: cả về vốn và nguồn mua ngựa giống. Ngựa bạch rất hiếm, bà đã phải đi tìm hết các tỉnh miền núi Việt Nam để có được giống ngựa bạch tốt nhất. 

9c0c21df8_1vy.jpg
Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng từng bán nhà để có thể tiếp tục nuôi dưỡng con đường lai và nhân giống ngựa bạch Vạn An.

Bà Hằng nhớ lại: “Lúc đầu mình hỏi thăm thì chỉ mua được ít thôi. Những giống ngựa này lại là giống ngựa thuần chủng Việt Nam có tầm vóc nhỏ. Tôi đã phải đặt vấn đề với những người đi buôn ngựa tìm kiếm cho mình những con ngựa Tây Tạng, nhằm phối với ngựa Việt Nam để được một giống ngựa mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.”

Chinh phục và cho lai giống thành công ngựa bạch

Loài ngựa bạch vừa khó lại vừa dễ nuôi. Ngựa bạch thuần chủng và ngựa Bạch Tây Tạng đều ưa khí hậu mát mẻ, thích nghi kém ở thời tiết nắng nóng. Nhưng ngựa Bạch lại là loại ăn tạp và ít bệnh tật nên dễ xây dựng chế độ ăn uống hơn.

Ngày đầu lập nghiệp, những căn bệnh của ngựa là một vấn đề nan giải khi bà chưa hiểu rõ về chúng, dẫn đến tổn thất đáng kể. Bà Hằng cho biết đợt giống đầu tiên bắt được 10 con ngựa bạch Tây Tạng về thì 9 con không giữ được làm giống và phải cho vào nấu cao vì mắc bệnh.

Khoảng 2 năm sau, bác sĩ Hoàng Triều cùng Hội thú y Việt Nam sau một thời gian theo dõi đã đúc kết được phát trình điều trị chữa bệnh cho ngựa. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi để bà phát triển.

Ngựa bạch thuần chủng Việt Nam nhỏ, con trưởng thành chỉ nặng khoảng 150-180kg. Ngựa bạch Tây Tạng con trưởng thành có thể nặng đến 350kg, nghĩa là gấp đôi ngựa bạch của Việt Nam. Ngựa bạch Việt Nam tầm vóc bé nhưng sinh sản tốt, trái lại ngựa Tây Tạng có tầm vóc to lớn nhưng sinh sản không được tốt.

9c0c21df8_2_vy.jpg
Ngựa bạch Tây Tạng có kịch thước lớn hơn ngựa bạch Việt Nam

Với sự giúp đỡ của trung tâm chuyển giao công nghệ, trang trại Vạn An đã cho lai thành công giống ngựa bạch Tây Tạng và Việt Nam.Từ đó đến nay ngựa sinh sản rất đều. Mỗi năm một con mẹ sẽ đẻ được một con con. Trang trại lúc nào cũng có trên dưới 100 con ngựa bạch, bao gồm cả thuần chủng và ngựa lai.

Trước đây khi trang trại chưa nuôi ngựa, có báo cáo của viện chăn nuôi, bộ nông nghiệp thì tỉ lệ sinh sản của ngựa rất thấp, chỉ từ 20 đến 25%. Nhưng sau khi ngựa về đến trang trại Vạn An, tỉ lệ tăng lên đến 85-90%. Hàng năm số lượng ngựa tăng rất đều đặn, số ngựa con tách mẹ thậm chí vẫn không đủ để cung cấp ngựa bạch giống cho người dân.

Giá trị đem lại

Hiện giá bán một ngựa con sau khi vỗ béo khoảng 7- 8 tháng từ 25 đến 30 triệu đồng, ngựa to bình thường có giá từ 50 đến 150 triệu đồng, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Theo đông y, tất cả các bộ phận của con ngựa bạch đều có công dụng. Kể cả phân của con ngựa bạch cũng sử dụng được để nuôi giun quế. Còn về thịt ngựa bạch thì có giá trị dinh dưỡng cao, giá ở nài thị trường lớn hơn thịt trâu thịt bò. 

Đặc biệt khung xương của con ngựa bạch thì giá trị hơn rất nhiều dung để nấu cao. Phổi con ngựa bạch chữa hen xuyễn cực kì hiệu quả. Mắt, óc ngựa ngâm với rượu để tốt cho thị lực.

9c0c21df8_3_vy.jpg
Những sản phẩm có giá trị cao của trang trại ngựa Vạn An

Bà Hằng cho biết niềm vui của người làm nông nghiệp không chỉ là giá trị lợi nhuận mà còn đến từ những lời cảm ơn của khách hàng sau khi sử dụng những sản phẩm cao ngựa bạch của trang trại Vạn An. 

Qua nhiều năm học tập, ở cái tuổi ngũ tuần, bà Hằng vẫn luôn học hỏi, nỗi lực tìm hiểu những phương pháp lai giống mới để giữ cho nguồn ngựa bạch được phát triển dài lâu. Với việc lai và nhân giống thành công ngựa bạch, nguồn giống ngựa quý sẽ được bảo tồn và phát triển lâu dài phục vụ y học nước nhà.


Thực hiện
Nhóm 6- Phương Thúy – Thúy Vy 

Ngựa bạch được bảo tồn nhờ phương pháp lai sáng tạo

(Sóng trẻ)-Nhờ ý tưởng sáng tạo cũng như sự mạnh dạn, kiên trì, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng (58 tuổi) đã xây dựng thành công trang trại ngựa bạch Vạn An có quy mô lớn nhất trên cả nước, vừa giúp bảo tồn nguồn gen, vừa phát triển kinh tế.

Video 8 năm trước