(Sóng trẻ) – Kỳ thi tuyển sinh 2015 đang đến gần. Khác với mọi năm, các thí sinh thi vào các chuyên ngành báo chí, nghiệp vụ trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền nài việc trải qua kì thi THPT Quốc gia còn phải thi thêm môn thi năng khiếu. Những chia sẻ của PGS, TS. Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện sẽ phần nào giải đáp những thắc mắc của học sinh và phụ huynh xoay quanh vấn đề này.
PV: Thưa thầy, kì thi tuyển
sinh 2015 đã cận kề, được biết thí sinh nhóm ngành báo chí phải làm thêm một
bài thi nắng khiếu. Sự đổi mới này khiến nhiều học sinh băn khoăn, thầy có thể
chia sẻ rõ hơn về cấu trúc đề thi bài thi môn năng khiếu như thế nào?
PGS,TS. Lưu Văn An: Học viện Báo chí và Tuyên truyền gồm có 28 chuyên ngành, trong đó có 7 chuyên ngành thuộc khối nghiệp vụ báo chí phải thi môn năng khiếu. Cấu trúc đã được thông báo rộng rãi và được Bộ GD&ĐT chấp nhận. Bài thi gồm ba phần:
- Phần 1 (3 điểm): Trong vòng 30
phút, thí sinh phải trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức mang
tính phổ thông (văn học, lịch sử, địa lý, Giáo dục công dân…)
- Phần 2: (7 điểm) bao gồm hai
câu hỏi: Câu 1: Sửa lỗi văn bản: Đó là một bài báo lỗi về cấu trúc, logic khoa
học. Nhiệm vụ của học sinh là chỉnh sửa, hoàn thiện… Phần này đánh giá khả năng
tổng hợp và phân tích của thí sinh. Câu 2: Viết bài luận từ 300 – 400 từ về vấn
đề Chính trị - Văn hóa – Xã hội. Phần này thí sinh được tự do sáng tạo nhằm bộc
lộ năng khiếu, khả năng phát hiện vấn đề….
PGS,TS.Lưu Văn An chia sẻ với phóng viên Sóng trẻ
PV: Bài thi năng khiếu do Học
viện tổ chức, vậy cách thức ra đề và chấm thi như thế nào thưa thầy?
PGS,TS. Lưu Văn An: Ở phần trắc nghiệm bao gồm các kiến thức đã học
và mang tính nền tảng, nội dung đề thi Học viện sẽ kết hợp với các thầy cô giảng
dạy tại các trường THPT để nội dung đề thi đảm bảo đi sát vào những kiến thức
mà các em học sinh đã được học. Trong phần tự luận, đề thi được các chuyên gia,
các thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí thực hiện.
Đối với Hội đồng chấm thi, Học viện
sẽ thành lập Hội đồng với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí. Vì
vậy, khâu chấm thi sẽ đảm bảo về chất lượng và tính khách quan.
PV: Thầy có thể cho biết tiêu chí đánh giá một bài
thi năng khiếu như thế nào không ạ?
PGS,TS.Lưu Văn An: Bài thi năng khiếu phải thể hiện được, phân
tích, mổ xẻ vấn đề thông qua ngôn ngữ, bài viết. Đó là những vấn đề nóng bỏng của
xã hội, cần nhân rộng để hướng đến cái Chân – Thiện – Mỹ. Tuy nhiên bài viết và
các quan điểm nêu ra phải dựa trên quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng. Yêu cầu bài viết cần
ngắn gọn, đầy đủ, sâu sắc, hợp lô-gic và mang tính khoa học.
PV: Ôn thi năng khiếu báo chí
thì các em học sinh rất quan tâm đến các tài liệu tham khảo, thầy có thể chia sẻ
một số tài liệu phục vụ cho kì thi?
PGS,TS. Lưu Văn An: Để phục vụ cho kì thi năng khiếu, các em nên
tìm đọc các tác phẩm, công trình nghiên cứu của các nhà báo (ví dụ: nhà báo lão
thành Hữu Thọ, nhà báo Đỗ Phượng…) để học tập cách viết, cách nhận diện vấn đề.
PV: Thầy có thể đưa ra một số
lời khuyên cho các thí sinh sắp thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền?
PGS,TS. Lưu Văn An: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang phấn đấu
trở thành cơ sở giáo dục – đào tạo giảng viên lí luận cán bộ Báo chí tuyên truyền.
Do đó các em học sinh bên cạnh học những kiến thức trong sách vở cần quan tâm
hơn đến những vấn đề của xã hội, học cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách
đa chiều… Hy vọng các em có năng khiếu, học lực tốt hãy mạnh dạn viết đơn đăng
kí thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền để ra trường các em sẽ trở thành những
nhà báo gỏi. Rất mong muốn chào đón các em!
PV: Xin cảm ơn những chia sẻ của thầy. Kính chúc thầy có nhiều sức
khỏe và công tác tốt!
***Video đang được Sóng trẻ cập nhật
PGS,TS. Lưu Văn An giải đáp những thắc mắc về môn thi năng khiếu báo chí
Kỳ thi tuyển sinh 2015 đang đến gần. Khác với mọi năm, các thí sinh thi vào các chuyên ngành báo chí, nghiệp vụ trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền nài việc trải qua kì thi THPT Quốc gia còn phải thi thêm môn thi năng khiếu. Những chia sẻ của PGS, TS.