(Sóng Trẻ) Lễ chùa, xin lộc và phát lộc đầu năm là những nét văn hóa đẹp của dân tộc. Thế nhưng, những tín ngưỡng này đang bị lợi dụng và ngày một “thoái hóa”, mất đi vẻ đẹp truyền thống vốn có.

Thời điểm sau Tết Nguyên Đán, nhiều hội chùa diễn ra và thu hút người dân tứ phương tới cầu an, cầu lộc cho bản thân và gia đình. Xưa nay người ta quan niệm cửa Phật, chốn chùa là nơi linh thiêng, an tĩnh, ko tranh giành náo loạn. Vậy nhưng, những hình ảnh hỗn loạn tại nhiều lễ hội trên cả nước tại lễ hội cướp phết ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc); lễ khai ấn đền Trần (Nam Định); đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội),… Mới đây nhất là cảnh nhà sư phát lộc phản cảm ở chùa Hương lưu truyền trên mạng khiến không ít người phải “lắc đầu ngao ngán”.

 

Hốt hoảng với văn hóa “biến chất”

 

Cho dù qua từng năm diễn ra lễ hội, Bộ Văn hóa đã có những biện pháp để giảm bớt những tình trạng tiêu cực nhưng hiện tượng ấy vẫn chưa chấm dứt. Người người hò hét, băng tường tranh cướp hoa tre, trầu cau cầu may tại đền Gióng (Sóc Sơn) mặc kệ lực lượng công an, an ninh.


 

Hỗn loạn lại đền Gióng (Sóc Sơn)

 

Sáng mồng 6 tháng Giêng, hàng trăm du khách và phật tử chen lấn tranh lộc làm hỗn loạn một góc chùa Thiên Trù (Chùa Hương), gây cảnh tượng phản cảm nơi tôn nghiêm. Cho dù ko có kế hoạch về chương trình phát lộc, sư thầy Thích Đạo Trụ vẫn tổ chức phát. Lộc là biểu tượng phật Bà in chìm bằng nhựa trong, có dây đeo. Hàng trăm người đã chen lấn để giành lộc, nhà sư đã ném lộc ra xa cho người ở xa tạo cảm giác ko tôn trọng.

 

Video tranh cướp lộc tại chùa Hương:


 


Có một thực tế là, tình trạng của người dân tới chùa, đền nhiều khi còn ko biết nơi đó thờ ai, mục đích lễ hội là gì, cầu gì,… Đại đa số đều lờ mờ về tín ngưỡng đền chùa, chỉ nghĩ rằng cướp được lộc chùa phát sẽ mang đến may mắn cho mình. Người ta đi chùa hay đền là để trở về nay mai buôn bán, làm ăn giành phần lợi cho mình, thế nên mới có cảnh chen chúc nhau.

 

Chẳng còn cảnh đi lễ chùa Hương với hình ảnh đẹp “hoa cỏ mờ hơi sương” như trong bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp; Người muốn thưởng thức thiên nhiên, sự thanh tịnh tôn giáo đem lại sợ rằng ko dám tới đền chùa nữa vì đông nghẹt, hỗn loạn. Để tình trạng tiêu cực này ko còn tiếp diễn, chỉ còn cách làm sao để sự hiểu biết nâng cao hơn trong mọi người dân, ko thể dùng mệnh lệnh. Bao giờ con người tới cửa Phật với lòng thành kính ko mưu cầu, khi đó những hỗn loạn mới dầm giảm đi và chấm dứt.

 

Thu Hà.

Văn hóa phát lộc chùa đầu năm

(Sóng Trẻ) Lễ chùa, xin lộc và phát lộc đầu năm là những nét văn hóa đẹp của dân tộc. Thế nhưng, những tín ngưỡng này đang bị lợi dụng và ngày một “thoái hóa”, mất đi vẻ đẹp truyền thống vốn có.

Video 7 năm trước