(Sóng trẻ) - Với khoảng 50 bức ảnh nghệ thuật về các ngôi chùa ở khắp Việt Nam, như: Trấn Quốc, Bút Tháp, Phổ Minh, Keo, Tây Phương, Một Cột... triển lãm ảnh “Chùa Việt Nam” của nhiếp ảnh gia người Pháp Nicolas Cornet đã tái hiện một không gian văn hóa đậm chất Việt Nam: ấn tượng, hấp dẫn và giàu giá trị văn hóa.

 

Triển lãm ảnh “Chùa Việt Nam” được tổ chức bởi Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace. Triển lãm diễn ra tại sảnh triển lãm của Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace (số 24 Tràng Tiền, Hà Nội). Triển lãm trưng bày những bức ảnh về những ngôi chùa của Việt Nam và những hoạt động mang giá trị văn hóa, tâm linh trong hành trình khám phá lịch sử, văn hóa  của nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet.

 
Gắn bó với Việt Nam hơn ba mươi năm, Nicolas có thời gian chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam trong phát triển kinh tế, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan của Việt Nam. Ở thành phố cũng như nông thôn, Nicolas Cornet đã thực sự bị cuốn hút bởi những đề tài lịch sử, văn hóa và đặc biệt là số phận của các đền, chùa cũng như ý nghĩa của chúng trong đời sống của người dân Việt Nam.

Trong thời gian 3 năm, Nicolas Cornet đã rong ruổi trên khắp những nẻo đường của Việt Nam, từ Bắc chí Nam, thăm thú biết bao ngôi chùa. Nicolas đã đi chụp hình các ngôi chùa dọc theo đất Việt và không chỉ tập trung khai thác những góc máy xoáy vào những chi tiết mỹ thuật: hoa văn, họa tiết, kiến trúc,… mà ống kính của Nicolas còn khai thác yếu tố văn hóa tâm linh trong sinh hoạt đời thường của các ngôi chùa của giới tăng ni, phật tử.

 
Những nét ấn tượng trong kiến trúc, họa tiết trang trí chùa Việt Nam được Nicolas tái hiện một cách sinh động thông qua những tác phẩm nhiếp ảnh

Nicolas Cornet tỏ ra rất hiểu biết về văn hóa kiến trúc tâm linh của người Việt. “Ở Việt Nam có rất nhiều loại đình, đền. Trước hết phải kể đến Đình, một ngôi nhà chung của làng, nơi thờ cúng thành hoàng, vị thần hộ mệnh cho làng: rồi Đền là tên chung cho các nơi thờ Đạo giáo khắp nơi nhưng thờ Lão tử, và Miếu thì thờ Khổng Tử” - Nicolas Cornet chia sẻ.

Nài những ngôi đình, đền, chùa. Nicolas Cornet cũng giới thiệu trong khuôn khổ Chùa Việt Nam tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội – L’Espace những địa điểm thờ cúng khác như nơi thờ thánh, chùa Khmer, chùa của cộng đồng người Hoa, và một số điểm hành hương như động và núi thiêng.

 
Nài khai thác những góc máy về kiến trúc, họa tiết mỹ thuật, Nicolas còn đặc tả những nét đẹp bình dị trong cuộc sống đời thường của những đình chùa

Chùa Việt Nam của Nicolas Cornet thể hiện những tình cảm đặc biệt mà nhiếp ảnh gia người Pháp dành cho đất nước Việt nam. Đồng thời bộ ảnh cũng hé lộ những thay đổi rõ rệt từ sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như ảnh hưởng của chúng đến những giá trị văn hóa và những di sản kiến trúc của Việt Nam.

Tham gia triển lãm, bạn Nguyễn Trường Minh (Đại học Văn hóa) bày tỏ: “Mình đánh giá rất cao nội dung mà các bức ảnh mà nhiếp ảnh gia Nicolas truyền tải thông thông qua những chi tiết đắt giá lọt vào ống kính. Với những bức ảnh mang đậm dấu ấn văn hóa chùa nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung thì đây cũng là cơ hội để bản thân những người trẻ như mình thêm trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc vẫn đang trường tồn cùng với thời gian”.

 
Triển lãm Chùa Việt Nam là cơ hội để những bạn trẻ thêm trân trọng những giá trị  văn hóa lâu đời của đất nước

Thông qua triển lãm Chùa Việt Nam, Nicolas Cornet muốn lưu giữ lại nét đẹp di sản văn hóa đồng thời mong muốn người Việt cũng như tất cả những ai yêu văn hóa Việt có thể “nhận thức được rằng đến chùa Việt Nam là một phần di sản văn hóa quốc gia”. Ông hy vọng rằng nhận thức đó sẽ dẫn đến việc áp dụng các phương pháp khoa học và sử dụng kiến thức của cộng đồng chuyên môn quốc tế vào việc bảo tồn các di sản này.

Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 31/12.

Bài, ảnh và thiết kế: Công Bắc

Văn hóa Việt và chùa chiền qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp

(Sóng trẻ) - Với khoảng 50 bức ảnh nghệ thuật về các ngôi chùa ở khắp Việt Nam, như: Trấn Quốc, Bút Tháp, Phổ Minh, Keo, Tây Phương, Một Cột... triển lãm ảnh “Chùa Việt Nam” của nhiếp ảnh gia người Pháp Nicolas Cornet đã tái hiện một không gian văn hóa đậ

Video 5 năm trước