(Sóng trẻ) – Nhận định về thị trường tiêu thụ thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Huy Lập – cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Lập Thạch cho rằng: “Chất lượng thanh long ở đây hoàn toàn khác chất lượng ở trong miền Nam nên thị trường tiêu thụ thanh long gần như không có giới hạn, cung không đủ cầu…”.
Lập Thạch hiện có 1.200 ha đất đồi, đất cằn khó canh tác chủ yếu dùng để trồng các loại cây lâm nghiệp, cây sắn thời gian thu hoạch lâu, cho hiệu quả kinh tế thấp. Từ năm 2005, cây thanh long ruột đỏ đã manh nha xuất hiện trên những thửa đồi thuộc xã Vân Trục (Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Xuất phát điểm từ sự tìm tòi, khám phá của chính người dân đã phát hiện giá trị kinh tế mà cây thanh long ruột đỏ mang lại cao hơn rất nhiều lần so với các cây trồng truyền thống của địa phương như sắn, bạch đàn. Điều này khiến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng bạch đàn, sắn, ngô, đỗ… chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ diễn ra một cách nhanh chóng.
Vườn trồng thanh long ruột đỏ tại xã Vân Trục – Lập Thạch – Vĩnh Phúc (Ảnh: Công Bắc)
Nhận thấy hiệu quả, giá trị kinh tế từ việc trồng cây thanh long ruột đỏ, năm 2010, UBND huyện Lập Thạch đã xây dựng dự án thí điểm trồng cây thanh long ruột đỏ giai đoạn 2011-2013 với diện tích 100 ha tại 3 xã: Vân Trục, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ và được UBND tỉnh phê duyệt. Khi dự án thanh long ruột đỏ trên đất đồi bạc màu được Huyện ủy - UBND huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) triển khai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Quả thanh long ruột đỏ Lập Thạch tròn, to, đỏ có quả trọng lượng hơn 1kg (Ảnh: Công Bắc)
Cây thanh long ruột đỏ được trồng ở Lập Thạch có vị ngọt đậm, thơm hơn một số loại thanh long trồng ở nơi khác. Đây là cây thuộc họ xương rồng, có khả năng chịu hạn tốt và phát triển trên các vùng đồi khô cằn; quy trình trồng, chăm sóc tương đối đơn giản. Thời gian cho thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 11 âm lịch, chia ra từ 10 - 12 đợt/năm. Khi quả chín có thể để được trên cây khoảng 20 ngày và sau khi thu hái cũng để được từ 20 - 25 ngày, rất thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, nhiều hộ ở huyện Lập Thạch đã mở rộng quy mô diện tích và trở thành cây trồng chủ lực, giúp nông dân làm giàu.
Ruột thanh long có màu đỏ đậm bắt mắt, vị ngọt sắc, thơm nn (Ảnh: Công Bắc)
Sau giai đoạn một triển khai, đến nay, tổng diện tích trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện Lập Thạch khoảng 120 ha. Theo tính toán của các hộ trồng thanh long ruột đỏ, trung bình mỗi trụ cho từ 10 - 15 kg quả/năm với giá bán tại vườn từ 35-40.000 nghìn đồng/kg, nếu trồng 1h a, tương đương với 1.000 trụ, trừ chi phí cho thu lãi từ 250 triệu đến 300 triệu đồng/ha/năm.
Hệ thống trồng thanh long trên giàn được triển khai từ năm 2016 (Ảnh: Công Bắc)
Nài ra, thu nhập từ bán hom giống cũng mang lại hiệu quả cho các hộ; không chỉ vậy, nhiều hộ còn nhạy bén nắm bắt thị trường đưa thanh long ruột đỏ ra các tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, Quảng Ninh…cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Đặc biệt, thanh long ruột đỏ của huyện Lập Thạch đã xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế khó tính như: Úc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc,… với sự đánh giá cao về chất lượng cũng như về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ông Nguyễn Huy Lập cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Lập Thạch chia sẻ về cây thanh long ruột đỏ được trồng trên địa bàn huyện (Ảnh: Công Bắc)
Chia sẻ về quy trình sản xuất cây thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện Lập Thạch, ông Nguyễn Huy Lập – cán bộ phòng Nông nghiệp huyện nói: “Quy trình trồng cây thanh long ruột đỏ hoàn toàn sử dụng phân hữu cơ được ủ hoai mục. Vấn đề sâu bệnh gần như không có nên người dân gần như không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…”.
Quả thanh long ruột đỏ được thu hoạch trực tiếp tại vườn (Ảnh: Công Bắc)
Đến nay dự án đã kết thúc giai đoạn 1 và có thể coi đây là cây trồng thoát nghèo, làm giàu của người dân. Bước sang giai đoạn hai từ 2018 – 2020, UBND huyện Lập Thạch vẫn tiếp tục thực hiện dự án phát triển quy mô trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện với tổng diện tích hơn 300ha ra các xã lân cận; tiếp tục hướng dẫn người dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới xuất khẩu ra nhiều thị trường quốc tế khó tính khác.
Thực hiện: Công Bắc
Vĩnh Phúc: Thanh long ruột đỏ Lập Thạch, cung không đủ cầu
(Sóng trẻ) – Nhận định về thị trường tiêu thụ thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Huy Lập – cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Lập Thạch cho rằng: “Chất lượng thanh long ở đây hoàn toàn khác chất lượng ở trong miền Nam nên
Video
5 năm trước