(Sóng trẻ) - Hàng trăm triệu người phải đối mặt với một thế giới bị đảo lộn trong nhiều ngày qua, bởi các biện pháp khẩn cấp chưa từng có từ các quốc gia, nhằm chống lại đại dịch COVID-19 đang đe dọa đến sức khỏe và nền kinh tế toàn cầu. 

Mới đây, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã cảnh báo cuộc khủng hoảng do virus có thể kéo dài đến sáu tháng. Căn bệnh lây lan nhanh từ động vật sang người ở Trung Quốc hiện đã lây nhiễm cho hơn 218.000 người và làm cho 8944 ca nhiễm tử vong ở 164 quốc gia, WHO phải công bố COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã phát biểu trước một phòng quốc hội vắng hơn 90% đại biểu và cho rằng đây là điều chưa bao giờ từng trải qua.

Thế giới và xã hội đã từng quen với những thay đổi mở rộng khả năng về kiến thức, sức khỏe và cuộc sống. Nhưng giờ đây, lại thấy mình đang phải đấu tranh để bảo vệ tất cả những gì chúng ta cho là hiển nhiên. Tại Ý, nơi có tỷ lệ tử vong đáng báo động lên đến gần 3000 người đã phải kêu gọi cả sinh viên và bác sĩ nghỉ hưu để phục vụ cho y tế. 

dd3c2f746_anh1.jpg

Các bệnh viện ở Italy phải căng mình đối phó với dịch COVID-19. (Ảnh: Báo Quốc tế)

Trên khắp các quốc gia, những người giàu và người nghèo đều thấy cuộc sống bị đảo lộn khi các sự kiện bị hủy bỏ, cửa hàng ngừng kinh doanh, nơi làm việc và đường phố vắng vẻ, trường học đóng cửa và nhu cầu đi lại giảm thiểu. Nhưng chính cuộc khủng hoảng đã tạo ra một làn sóng đoàn kết ở một số quốc gia, giữa hàng xóm, gia đình và đồng nghiệp. Bao gồm cả những việc cung cấp đồ ăn tiếp tế ở cửa cho những người bị cách ly ở bên trong.

dd3c2f746_anh2.jpg

Những người trong khu cách ly nhận thực phẩm tiếp tế từ người thân chuyển đến. (Ảnh: TTXVN)

dd3c2f746_anh3.jpg

Lực lượng chức năng quận Ba Đình vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm trong đêm phục vụ người dân khu vực cách ly phố Trúc Bạch. (Ảnh:TTXVN)

Trên khắp Tây Ban Nha, tiếng vỗ tay và tiếng đập nồi vang lên vào buổi tối lúc 8 giờ khi những người hàng xóm tự cách ly bày tỏ lòng biết ơn đối với các dịch vụ y tế. Ở một số quốc gia, các cửa hàng bắt đầu dành riêng thời gian đặc biệt cho người mua sắm cao tuổi để giúp những người dễ bị ảnh hưởng nhất khỏi các nguy cơ lây nhiễm cao.


Người dân tại Italy khi tự cách ly tại nhà đã cùng nhau cất lên tiếng hát qua những ô cửa sổ thể hiện sự lạc quan của mình. (Nguồn: Euronews) 

Tại Hoa Kỳ, tổng thống đã ra lệnh đóng cửa biên giới với Canada, nại trừ các hoạt động du lịch thiết yếu. Nước này đã đứng vững trong thời chiến và thông qua Đạo luật sản xuất quốc phòng để nhanh chóng mở rộng sản xuất khẩu trang và các thiết bị bảo vệ trong tình trạng dịch bệnh căng thẳng.

Bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu dường như không thể tránh khỏi, các quốc gia giàu có đang chi hàng tỷ đô la để kích thích các nền kinh tế, hỗ trợ dịch vụ y tế, cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp và giúp đỡ các cá nhân thế chấp và thanh toán.
 
Trong ngành hàng không, hàng chục ngàn người đã bị cho nghỉ việc hoặc phải nghỉ phép không lương. Bang Nevada của Mỹ, nơi có sòng bạc Las Vegas, đóng cửa toàn bộ ngành công nghiệp giải trí chỉ sau một đêm. Những người làm việc tại đây khoảng 355.000 người - một phần tư của tất cả các công việc trong tiểu bang.

Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, có tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6,2% trong tháng 2. Phần lớn các doanh nghiệp và nhà máy Trung Quốc - nài tâm dịch ban đầu ở tỉnh Hồ Bắc - đã mở cửa trở lại, nhưng chưa có báo cáo cụ thể số lượng  công nhân và nhân viên có thể thực sự trở về.

Cuộc khủng hoảng này đã làm trầm trọng thêm một số xích mích địa chính trị kéo dài. Tại Liên minh châu Âu đã diễn ra các cáo buộc nhiều phương tiện truyền thông của Nga gây hoang mang ở phương Tây, do đưa nhiều thông tin sai lệch về dịch bệnh này. Ở Trung Quốc tình hình chính trị với Mỹ cũng trở lên căng thẳng khi Trung Quốc trục xuất nhà báo thuộc ba cơ quan báo chí Hoa Kỳ, tạo nên các động thái gây tranh cãi.

Trong số các sự kiện văn hóa mới nhất bị hủy bỏ gần đây bao gồm cả lễ kỷ niệm 50 năm của lễ hội âm nhạc Glastonbury của Anh. Các sự kiện thể thao lớn cũng gặp phải nhiều khó khăn, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã chịu áp lực lớn để xem xét lại Thế vận hội mùa hè ở Nhật Bản.

Như Quỳnh

Cuộc khủng hoảng toàn cầu do COVID-19

(Sóng trẻ) - Hàng trăm triệu người phải đối mặt với một thế giới bị đảo lộn trong nhiều ngày qua, bởi các biện pháp khẩn cấp chưa từng có từ các quốc gia, nhằm chống lại đại dịch COVID-19 đang đe dọa đến sức khỏe và nền kinh tế toàn cầu.

Video 4 năm trước