(Sóng trẻ) - Sử dụng khẩu trang để ngăn ngừa nhiễm trùng là cách phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, đáng chú ý nhất là trong thời điểm  bùng phát dịch cúm corona hiện nay. Chính việc này đã làm cho khẩu trang đang trở thành “cơn sốt” với mọi người, trong đó có Việt Nam.

Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Nài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.

Do tính nguy hiểm và dễ dàng lây lan nhanh qua đường hô hấp, cơ quan y tế xác nhận, người nhiễm bệnh có thể truyền virus ngay cả trước khi họ có triệu chứng nhiễm bệnh. Virus có thể lây từ người sang người trong vòng 15 phút, nếu có tiếp xúc gần, như trò chuyện trực tiếp với người bệnh, hoặc sinh hoạt trong không gian kín với người bệnh trong vòng 2 giờ. 

Đại dịch toàn cầu được nâng lên mức độ khẩn cấp này đã làm cho nhiều người dân hoang mang, đổ xô đi mua khẩu trang với mong muốn phòng tránh dịch bệnh sớm nhất, khiến nhiều câu chuyện “dở khóc, dở cười” đấu giá khẩu trang tại các hiệu thuốc tràn lan trên mạng xã hội. Tình trạng tăng giá khẩu trang lên chóng mặt, sản phẩm này được mệnh danh quý như “vàng” và tăng giá nhanh hơn cả thịt lợn. Nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu, liệu khẩu trang có thật sự ngăn chặn được sự lây lan của virus?

 

Tình trạng chen lấn, hỗn loạn của người dân để mua được khẩu trang. (Nguồn: Kênh Đồ họa và Giải trí)

Các nhà nghiên cứu virus đã có nhiều thực nghiệm liên quan đến khẩu trang và có một số nghi ngờ về hiệu quả chống lại virus của khẩu trang trong không khí. Nhưng có một số bằng chứng lại cho thấy chúng có thể ngăn ngừa các hoạt động liên quan đến truyền miệng.

Khẩu trang hay còn được gọi là mặt nạ phẫu thuật lần đầu tiên được đưa vào bệnh viện vào cuối thế kỷ 18 nhưng họ đã không chuyển sang sử dụng sản phẩm công cộng này. Cho đến khi dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát vào năm 1919 đã giết chết hơn 50 triệu người, thì khẩu trang mới trở nên thông dụng hơn. 

Theo Tiến sĩ David Carrington, Đại học St George's, Đại học London "khẩu trang phẫu thuật thông thường cho dành cho mọi người không phải là cách bảo vệ hiệu quả chống lại virus hoặc vi khuẩn mang trong không khí" mà đó lại là cách đem hầu hết các loại virus truyền đi. Vì chúng quá lỏng lẻo, không có bộ lọc không khí và vẫn để mắt lộ ra nài. Nhưng khẩu trang lại có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm vi-rút thông qua việc cản các vi khuẩn văng ra từ hắt hơi hoặc ho và bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh lây truyền qua đường truyền miệng.

1bb559e02_khautrang3.jpg

Khẩu trang trở thành hình ảnh quốc dân mỗi khi có dịch cúm. (Nguồn GETTY)  

Jonathan Ball, giáo sư về virus học phân tử tại Đại học Nottingham, cho biết: "Trong một nghiên cứu được kiểm soát chuẩn ở bệnh viện, khẩu trang cũng tốt trong việc ngăn ngừa các khả năng nhiễm cúm như mặt nạ phòng độc". (Mặt nạ phòng độc là loại có xu hướng trang bị bộ lọc không khí chuyên dụng, được thiết kế đặc biệt để bảo vệ chống lại các hạt trong không khí nguy hiểm). "Tuy nhiên, khi bạn chuyển sang các nghiên cứu xem xét hiệu quả của chúng trong phần đông dân số nói chung, hiệu quả sẽ kém hơn nhiều, đây cũng là một thách thức để giữ  được khẩu trang trong một thời gian dài," Prof Ball chia sẻ thêm. 

Mặ khác, Bác sĩ Connor Bamford, thuộc Viện Y học Thực nghiệm Wellcome-Wolfson, tại Đại học Quee's Belfast, cho biết "Thực hiện các biện pháp vệ sinh đơn giản" có hiệu quả hơn rất nhiều, bằng cách che miệng khi hắt hơi, rửa tay và không đưa tay lên miệng trước khi rửa. Việc này có thể giúp hạn chế nguy cơ nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào".

NHS – sở y tế quốc dân khuyến cáo cách tốt nhất để tránh nhiễm vi-rút như cúm là:

- Thường xuyên rửa tay bằng nước ấm và xà phòng
- Tránh chạm vào mắt và mũi của bạn bất cứ khi nào 
- Duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch

Các bác sĩ cũng cho rằng mặc dù có quan niệm việc đeo khẩu trang có thể mang lại lợi ích, nhưng thực tế có rất ít bằng chứng về lợi ích rộng rãi từ việc sử dụng chúng đem lại. Bởi theo các chuyên gia khẩu trang phải được đeo đúng cách, thay đổi thường xuyên. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tuân thủ các hành vi được khuyến cáo của y tế sẽ giảm được việc đeo khẩu trang trong thời gian dài. Mọi người có sức khỏe trở nên tốt hơn để tập trung vào vệ sinh cá nhân và tay để giảm lây nhiễm virus, thay vì dùng khẩu trang.

1bb559e02_khuyencao1_tkuw.png

Khuyến cáo của bộ y tế về thực hiện các biện pháp phòng ngừa virus corona

Như Quỳnh (Tổng hợp)

Đeo khẩu trang có thể ngăn chặn sự lây lan của virus?

(Sóng trẻ) - Sử dụng khẩu trang để ngăn ngừa nhiễm trùng là cách phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, đáng chú ý nhất là trong thời điểm bùng phát dịch cúm corona hiện nay. Chính việc này đã làm cho khẩu trang đang trở thành “cơn sốt” với mọi người,

Video 4 năm trước