(Sóng trẻ) – Tối 31/10, tại Viện ethe Việt Nam (phố Nguyễn Thái Học, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội), diễn ra buổi công chiếu bộ phim “Lời chào từ Fukushima” – một trong hai bộ phim Đức nằm trong chuỗi dự án “Nàng K…”.
Dự án “Nàng K…” được Viện ethe khởi xướng từ năm 2017 nhằm tiếp cận theo di sản văn hóa – “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du theo một cách hoàn toàn mới. Dự án bao gồm 5 chương trình: hội thảo “Đọc lại Truyện Kiều”, sân khấu Nàng Kiều, triển lãm “Nàng K…”, cuộc thi sáng tác, giới thiệu hai bộ phim Đức là “Lời chào từ Fukushima” và “Fontane Effi Briest”.
Tác phẩm lấy bối cảnh từ sự kiện có thật tại tỉnh Fukushima, Nhật Bản. Ngày 11/3/2011, một trong những trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận đã tấn công bờ biển phía đông bắc Nhật Bản, gây ra cơn sóng thần khiến gần 19.000 người thiệt mạng. Ở Fukushima thì hậu quả của nó còn khủng khiếp hơn thế, cơn sóng thần ấy đã phá hủy hoàn toàn nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, đem đến một mối đe dọa khác – rò rỉ phóng xạ.
Bộ phim “Lời chào từ Fukushima” là câu chuyện về hai người phụ nữ hoàn toàn đối lập về tính cách cũng như trong cách nghĩ, cách cảm,… nhưng duyên số khiến họ gặp được nhau và cùng nhau vượt qua những nỗi đau trong quá khứ. Một tình bạn dần hình thành khiến họ có được niềm tin và đứng dậy sau những cú sốc tâm lí để bắt đầu một hành trình mới. Bộ phim bắt đầu được bấm may ngay sau khi thảm họa hạt nhân tại tỉnh Fukushima, Nhật Bản diễn ra.
Chính bởi sự đau thương, mất mát, tuyệt vọng và mất phương hướng của những nhân vật trong phim mà Viện ethe Hà Nội đã quyết định đưa bộ phim này vào dự án “Nàng K…” để người xem thấy được mối liên tưởng chặt chẽ đến truyện thơ Nôm “Đoạn trường tân thanh” của đại thi hào Nguyễn Du.
Ngay từ những phân cảnh đầu tiên, bộ phim đã gây được những ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả qua những thước phim trắng đen đầy ám ảnh và đậm màu đau thương. Khung cảnh đau thương bao trùm tỉnh Fukushima và chỉ còn những cụ ông, cụ bà là cố bám trụ ở nơi đây. Mục đích đến lúc đầu của Misha – cô gái trẻ người Đức, nhân vật chính của bộ phim là “Đến những nơi khốn khổ để thấy mình bớt khổ”, cô đến Fukushima trong hình dáng một chú hề để làm những con người ở đây vui vẻ hơn sau cú sốc của họ, bất chấp việc mình có thể bị nhiễm phóng xạ.
Giữa lúc bế tắc với quá khứ và hiện tại, Misha đã gặp người đàn bà người Nhật – một Geisha có nhà bị cơn sóng thần cuốn trôi và bị vướng vào bi kịch và cái chết với học trò cuối cùng của mình. Bà cũng bế tắc, thậm chí còn rơi vào những nỗi đau tột cùng, không lối thoát: mất người thân, gia đình, cô học trò mà bà hết mực yêu thương đã bị sóng thần nhấn chìm. Chính bởi thế, hai con người – hai số phận, vì một duyên cớ mà cuộc đời họ giao nhau tại một điểm, họ đồng cảm và hiểu cho nỗi khổ của đối phương.
Một trong những phân cảnh để lại nhiều suy nghĩ cho người xem trong “Lời chào từ Fukushima”
“Memories are painful” (Ký ức là đau thương) là thông điệp mà người phụ nữ Nhật Bản gửi đến Misha nhưng lại khiến chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc rằng: Liệu thời gian có chữa lành được những vết thương chìm sâu trong tiềm thức?
Yên Bình – TH K39
“Lời chào từ Fukushima”: Ký ức đau thương tái hiện sau màn ảnh nhỏ
(Sóng trẻ) – Tối 31/10, tại Viện ethe Việt Nam (phố Nguyễn Thái Học, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội), diễn ra buổi công chiếu bộ phim “Lời chào từ Fukushima” – một trong hai bộ phim Đức nằm trong chuỗi dự án “Nàng K…”.
Video
5 năm trước