76cda3f26421a57ffc30.jpg
48e9bd1141c2809cd9d3.jpg

Màu xanh của mỹ phẩm đã phủ rộng trên khắp mặt trận, điển hình với các kênh chia sẻ biến cây củ trở thành xà phòng, nổi bật là kênh Boy Sinh dược. Sự lớn mạnh của mạng xã hội đang thôi thúc người tiêu dùng chạy theo các xu hướng mới, bao gồm cả “Green beauty” – vẻ đẹp xanh, thuật ngữ là thuật ngữ dành cho các sản phẩm có cách sản xuất, sản xuất và đóng gói thân  thiện với môi trường. 

cd6771baa66967373e78.jpg

 

Hương Ly (21 tuổi, Hà Nội) gần đây thường tìm kiếm mỹ phẩm thuần chay, không thử nghiệm trên động vật thay để “xanh hóa” góc làm đẹp của bản thân. “Mỗi lần mình lướt Facebook hay Tik Tok mình hay gặp các bài chia sẻ về tác hại của mỹ phẩm lên môi trường. Kiểu như mưa dầm thấm lâu nên là cách chọn mỹ phẩm của mình cũng thay đổi nhiều”, Ly chia sẻ. 

e3dcc30014d3d58d8cc2.jpg

 

Quay trở về thiên niên là “xu thể không thể cưỡng lại” trong thời gian gần đây, khi mối quan tâm của con người ngày một tăng lên. Phong cách sống này len lỏi vào cách ta lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm hàng ngày, thậm chí là học cách sản phẩm các chế phẩm như nước rửa bát, kem đánh răng hữu cơ,.. Cộng thêm tác động của địa dịch Covid, người tiêu dùng cũng dần thay đổi nhận thức, khi lợi ích của mỹ phẩm không chỉ dừng lại ở việc làm đẹp cho con người.

Thái độ của người tiêu dùng trên thế giới cũng đã bắt đầu quay lưng với bao bì nhựa. Ví dụ như dầu gội, dầu xả dùng một lần, mặt nạ một lần, tuy tiện lợi nhưng có thể tàn phá hệ thống nước thải và sinh vật biển. Những hội nhóm “ nói không với mẫu thử”, cũng ngày càng nhiều và họ lựa chọn tận cửa hàng để trải nghiệm thay vì mua cả “lố” và bỏ đi sau vài tháng lãng quên. 

df7ad2a60575c42b9d64.jpg

Đối với châm ngôn “ “Green beauty”, Gen Z được coi là “tín đồ” hàng đầu. Theo nghiên cứu thị trường do Fung Retail & Technology thực hiện, 67% người tiêu dùng thuộc thế hệ sinh sau năm 1996 sẽ ngừng sử dụng sản phẩm nếu thương hiệu đó có hành vi phi đạo đức. Điều này cho thấy gen Z sẽ đối tượng quan trọng trong việc chuyển hoá ngành làm đẹp.

Là người tiêu dùng khôn ngoan, cá tính mạnh Gen Z đang đặt ra nhiều vấn đề lớn cho các thương hiệu mỹ phẩm. Họ còn có thể trở thành người đi đầu, thống lĩnh và khai mở “thế giới làm đẹp xanh lá” trên toàn thế giới. 

b37b418cbd5f7c01254e.jpg

 

Như thường lệ vào mỗi buổi sáng, chị Trần Thị Thanh Hương (34 tuổi, chủ shop mỹ phẩm tại Hà Nội) bắt đầu ngồi chọn đồ và gói hàng gửi đi cho khách. Kinh doanh được 4 năm, số lượng sản phẩm bán ra đã lên tới hàng nghìn với đủ mẫu mã, bản thân chị cũng đã nhận thấy người mua không còn dễ tính như trước nữa. “Đa số khách dạo này tìm mua các sản phẩm của Coocon, hay thương hiệu mỹ phẩm thuần chay, không thử nghiệm trên động vật là chính. Bao bì hay thành phần sản phẩm cũng là điều mà mọi người quan tâm, hay nhắn với mình để tư vấn. Hàng mình phải nhập về liên tục và đúng sở thích người mua mới có thể bán chạy được”. Chị Hương bộc bạch. 

ce3410ebc73806665f29.jpg

Mấu chốt của việc thay đổi hành vi sử dụng mỹ phẩm xanh phải đến từ hai phía, người tiêu dùng và thương hiệu. Một khi “cầu” thay đổi, “cung” tất yếu phải đổi chiều theo. 

Người tiêu dùng đang thôi thúc nhiều thương hiệu buộc phải “xanh hoá”. Hành động từ chúng ta sẽ là áp lực lên các công ty, khiến họ phải thay đổi lại quy trình và cách thức vận hành, sản xuất mỹ phẩm. 

Cuộc chiến để tồn tại của các thương hiệu mỹ phẩm giờ đây cần phải thêm chữ “xanh”. Như Procter & Gamble và L’Oréal - Các ông lớn của ngành mỹ phẩm đã bắt đầu triển khai các chiến dịch bền vững, thử nghiệm chai đựng dầu gội có thể chuyển đổi thành polyethylene qua quá trình hoá học và sinh học. 

362040ff972c56720f3d.jpg

Công ty Estée Lauder tuyên bố sẽ sử dụng từ 75- 100 % bao bì tái chế, tái sử dụng hoặc có thể phục hồi vào năm 2025. Cùng phân khúc cao cấp, Dior cũng từng bớt cắt giảm giấy và bìa cứng trong sử dụng bao bì. Dior mong muốn trong tương lai, các sản phẩm dưỡng da sẽ có ít nhất 90 % là thành phần chiết xuất từ tự nhiên. 

Không nằm ngoài cuộc chơi, các startup, thương hiệu nhỏ cũng đang chạy đua để níu kéo khách hàng. Đại diện thương hiệu mỹ phẩm Việt thuần chay Cocoon, bà Trần Minh Anh cho biết “Người yêu mến Cocoon được khuyến khích trực tiếp hành động để bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bằng cách trồng sen đá, dùng túi vải thay cho túi nilon dùng một lần, đổi vỏ chai cũ lấy sản phẩm mới để giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường…”. 

Con người có thể dễ dàng sở hữu 10 thỏi son, vài chục lọ kem dưỡng nhưng trái đất thì cả thế giới này chỉ có một. Làm đẹp phải mang tính đồng thời, mục đích ngắn hạn của mỹ phẩm không mang tính “làm đẹp” cho môi trường, lựa chọn thông thái của người tiêu dùng mới chính là liều thuốc hữu hiệu cho thiên nhiên và sự sống của sinh vật.

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN