(Sóng trẻ) - Là một trong những khoa tiếp nhận số lượng ca bệnh lớn, y bác sĩ tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An đang ngày đêm căng mình chiến đấu vì nhịp đập trong trái tim mỗi bệnh nhân.

CUỘC ĐUA MARATHON

Bệnh viện hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An có đến hơn 40 khoa phòng. Trong đó khoa Hồi sức, Cấp cứu, Bệnh nhiệt đới và Đột quỵ là các khoa chiếm số lượng bệnh nhân đáng kể tại viện. Đó cũng là một trong những đặc điểm khiến người ngoài khi nhìn vào công việc của những chiến binh áo trắng nơi này hệt các cuộc đua marathon – đường dài – bền bỉ.

Thông thường, Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận 3.500 - 3600 ca/ 1 năm nhưng do tính chất bệnh ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, nhất là giai đoạn giao mùa vì vậy ngay từ sau tết số bệnh nhân đã tăng lên đáng kể. Bác sĩ Phạm Phúc Hải cho biết: “Một ngày bình thường khoa có hơn chục ca bệnh, đồng nghĩa với việc sẽ xử lý khoảng chừng đó bệnh án mỗi ngày. Như vậy, trung bình mỗi tháng sẽ có khoảng 350 bệnh nhân”. Bác sĩ cho biết thêm: “Trong khi đó số lượng bác sĩ và điều dưỡng của khoa chỉ hơn 30 người thì khối lượng công việc vô cùng lớn và lịch làm việc gần như dày đặc suốt cả năm”.

chi-vinh-3-chot-100.jpg

Có những ngày thứ 7, Chủ nhật có tới tận 20 – 30 ca bệnh, tức là bệnh nhân vào nườm nượp. “Thử tưởng tượng một ngày một mình chị đi tiêm chuyền cho 40 bệnh nhân. Vừa chuyền phòng này, chưa kịp sang phòng khác thì đã phải quay lại rút dịch. Đến cả các bác sĩ cũng phải tham gia hỗ trợ đội ngũ điều dưỡng nhưng cũng khó có thể ngơi tay” – Chị Lê Thị Vinh, Điều dưỡng trưởng Trung tâm đột quỵ chia sẻ.

ĐẶT ỐNG NGHE LÊN TRÁI TIM Y BÁC SĨ

10 năm làm nghề, gắn bó với bệnh viện, tiếp xúc với rất nhiều ca bệnh khác nhau, chị Vinh nghẹn ngào: “Khoa đột quỵ chủ yếu là các bệnh nhân lớn tuổi, ít có bệnh nhân trẻ. Dù rằng mỗi ngày y bác sĩ chúng tôi đi làm luôn đối diện giữa ranh giới sự sống và cái chết, nhiều khi chai sạn cả cảm xúc nhưng nếu gặp phải những trường hợp như thế thì ít nhiều cũng có những cú sốc chúng tôi khó có thể vượt qua”.

aaaasas-100.jpg

Một y bác sĩ không thể làm được gì trước cơ thể của bệnh nhân là điều vô cùng kinh khủng nhưng khi nào còn có những bác sĩ hết mình, những điều dưỡng tận tụy, nhiều nhịp tim vẫn còn được duy trì trước ngưỡng tử thần. Và sẽ chẳng có một huân chương nào là đủ cho những ca can thiệp mạch cả tiếng đồng hồ vào lúc nửa đêm, cho những trận chiến cấp cứu không tên hồi sinh hơi thở của người bệnh và cả những ca trực không có định nghĩa “tan làm” hay “cuối tuần”.

nn-100.jpg

Ở một mặt khác, một điều dưỡng chia sẻ với phóng viên về việc đại đa số người ta vẫn thường quan niệm nhà có người làm y là yên tâm lắm, là được nhờ, cảm giác vững chãi. Thế nhưng, trên thực tế người nhà mình ốm đau để nói có thời gian ở nhà chăm sóc thì thật khó dù đủ thứ “phép”.

thu-2-100.jpg

Bác sĩ Phạm Phúc Hải tâm sự: “Quan điểm về nghề y khi mới bước vào của tôi vô cùng đơn giản – bảo vệ mình và bảo vệ những người mình yêu thương. Nhưng càng vào nghề, tôi càng nhận ra rằng trách nhiệm của mình không chỉ dừng lại ở đó. Tôi thấy trọng trách của mình với những bệnh nhân mà mình điều trị – những người hoàn toàn xa lạ với tôi vô cùng lớn và tôi phải cố gắng để thực hiện trọng trách đó”.

HỆ MIỄN DỊCH CỦA NHỮNG BLOUSE TRẮNG

Như cơ thể người cần đến hệ miễn dịch chống lại nhiều loại bệnh tật, những “blouse trắng” cũng có một hệ thống miễn dịch đặc biệt – “hệ miễn dịch tâm hồn”. Đó là những mảnh ghép với sức mạnh kỳ diệu đủ sức chiến đấu với mệt mỏi, với áp lực và… cả những sợ hãi của “người đi trên dây”.

Điều dưỡng trưởng trải lòng: “Một ngày với số lượng bệnh nhân đông như vậy thật khó để chúng tôi nhớ mặt nhớ tên hết tất cả. Nhưng có một bệnh nhân khiến chị ấn tượng sâu sắc và nhớ mãi - một cô gái trẻ không may bị dị dạng não. Cô gái nhập viện trong tình trạng rất nặng và gia đình không còn hy vọng vào sự sống. Nhưng sau khi được can thiệp, sức khỏe của bệnh nhân dần được phục hồi và cải thiện. Đối với chúng tôi, cứu chữa cho bệnh nhân là trách nhiệm hằng ngày và không có gì đặc biệt cho đến khi tôi được nhận cái ôm từ lần tái khám thứ 2 và một lá thư rất “nông dân” của bệnh nhân. Điều đó khiến mỗi y bác sĩ chúng tôi vô cùng xúc động".

"Công việc đôi lúc khiến chúng tôi mệt mỏi nhưng chỉ cần được trò chuyện cùng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và thi thoảng một đôi lời thủ thỉ "các chị vất vả quá" hay "thật lòng biết ơn các chị" cũng đủ để tạo niềm tin vào cái nghề mình đã chọn. Phi thường từ những điều bé nhỏ chẳng xa lạ đâu mà từ chính những bình dị đời thường này!" - chị chia sẻ thêm.

f.png
Lời cảm ơn đặc biệt từ một bệnh nhân được Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trân trọng treo tại bảng truyền thông Khoa Da liễu.

“Là một điều dưỡng, các bạn đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. (…) Các bạn là người nắm tay, thay tấm trải giường, tập phục hồi chức năng và là người kiểm tra chức năng sống lúc 3 giờ sáng. (…) Đối với nhiều người, các bạn là thiên thần hộ mệnh”. Đó là lời của TS.BS Nguyễn Ngọc Hòa, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trong bức tâm thư gửi đến tập thể điều dưỡng viên của Trung tâm. Đôi lời ngắn gọn nhưng cũng đủ những gì mà các y bác sĩ tại đây trải qua trên hành trình nối dài sự sống.

img20210228153816.jpg
Bức thư được treo ngay ngắn trước bảng truyền thông của Trung tâm là ghi nhận sự cố gắng ngày đêm, là đại diện lời cảm ơn của toàn xã hội, và cũng là dây cót tinh thần cho toàn bộ nhân viên y tế tại đây.

Với bác sĩ Hòa, không có đam mê và yêu nghề thì nghề gì cũng có thể là một nghề vất vả. Khi đắm say vào công việc mình yêu thích thì sự vất vả sẽ được thay bằng niềm vui: "Anh chọn ngành y như một sự tình cờ nhưng nghề nó chọn anh từ lúc nào không biết. Khi ta chìm đắm trong công việc nào đó ta yêu nó lúc nào không hay. Động lực của nghề y chính là tính mạng bệnh nhân đang bị đe doạ, là những câu hỏi chưa có câu trả lời trước một ca bệnh khó, là niềm vui khi cứu sống được một người..."

zzzz-100.jpg

 

Tại Trung tâm Đột quỵ của bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An có những người hùng đang hối hả và ở những điểm bùng phát dịch COVID-19 trên cả nước, các y bác sĩ cũng đang phải chạy đua đến quên ăn, quên ngủ trong cuộc chiến y tế để kìm hãm sự phát triển của virus SAR-COV-2. Thế nhưng, họ chưa bao giờ quên một tinh thần lạc quan và nỗ lực hết mình vì sức khỏe cộng đồng.

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN