(Sóng trẻ) - Những chiếc trống trung thu nhỏ xinh được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng Ông Hảo (hay còn gọi là làng Hảo) xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Những ngày này, người dân làng Hảo tất bật với các công đoạn sản xuất để kịp đưa hàng ra thị trường.

Video: Những con người thầm lặng phía sau tiếng trống Trung thu truyền thống.


201890ff5_1.jpg
Để làm ra được một chiếc trống đồ chơi cho các em thiếu nhi, nghệ nhân phải gia công nhiều công đoạn, 
các công đoạn phần lớn được làm bằng tay.

201890ff5_2.jpg
Trống được làm ra với nhiều kích thước khác nhau, đa dạng về kiểu dáng. Tang trống thường được làm từ gỗ bồ đề - một loại gỗ mềm để dễ đẽo, dễ tiện. Để có được thành phẩm, khoanh gỗ phải trải qua rất nhiều công đoạn thủ công như đẽo, vanh, tiện, phơi khô rồi sơn đỏ.

201890ff5_4.jpg
Nhờ có máy tiện nên công việc hình thành thân trống (tang trống) tiết kiệm được tối đa thời gian gia công và năng suất công việc cũng cao hơn rất nhiều. Những ngày cao điểm có thể làm ra cả trăm chiếc tang trống.

6ed4d8ad6_9.jpg
Sau khi được cắt tiện khéo léo, tang trống sẽ được đem phơi khô dưới nắng cái khoảng sáu, bảy buổi rồi mới mang đi sơn đỏ. Những tang trống có cùng kích thước với nhau được xâu thành một chuỗi.

201890ff5_3.jpg
Với mong muốn nâng cao chất lượng sản phầm, hiện nay các nghệ nhân dùng sơn đỏ thay vì phẩm màu như trước đây. Sơn được pha chế thêm dung môi cho loãng ra rồi quét đều lên tang trống để tạo độ bóng bẩy 
và giữ trống được lâu hơn. 

678356d25_11.jpg
Mặt trống được làm từ lớp váng trong của da trâu, còn cật làm trống cái trống đình. Da trâu được mua theo cân lúc còn tươi rồi mang về ngâm vôi khoảng năm sáu ngày, sau đó đóng lên tường để phơi khô. Đây được xem là công đoạn vất vả nhất của người làm trống. Sau khi da khô, nghệ nhân sẽ cắt thành các khoanh tròn có đường kính rộng hơn mặt trống khoảng 5 – 6 xăng-ti-mét.

6ed4d8ad6_6.jpg
Nghệ nhân làm trống đồ chơi ở làng Hảo quanh năm ngày tháng nhưng chỉ đến trung thu mới được thu hoạch. Bởi vậy mà cả làng Ông Hảo chỉ còn vài gia đình vẫn giữ nghề truyền thống này. Chia sẻ về khó khăn khi làm nghề, bà Vũ Thị Là (làng Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) cho biết: “Làm nghề này lãi không cao, nếu mà cao thì cả làng người ta cũng làm. Vì phải đầu tư vốn cả năm trong khi chỉ đến tháng Trung thu mới được thu, những tháng còn lại chẳng bán được bao nhiêu.”

6ed4d8ad6_7.jpg
Công đoạn quan trọng nhất để làm ra một chiếc trống hoàn hảo đó là căng mặt trống. Người nghệ nhân phải thật tỉ mỉ, khéo léo và giàu kinh nghiệm, khi đó mới có thể tạo ra âm thanh chuẩn cho chiếc trống trung thu.

6ed4d8ad6_10.jpg
Công đoạn cuối cùng là trang trí hoa văn cho chiếc trống. 
Tùy vào sự sáng tạo của từng người mà trống sẽ được trang trí khác nhau, đa dạng và đẹp mắt.

6ed4d8ad6_8.jpg
Trống đồ chơi trung thu của làng Hảo giờ đây đã trở thành một thương hiệu có uy tín trên thị trường 
và được xuất đi nhiều nơi. 

201890ff5_5.jpg
Hơn nữa, điều đặc biệt ở đây là nghề làm trống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình bà Vũ Thị Là có bốn đời làm trống trung thu. Hiện nay, hai đứa cháu nhỏ mỗi khi đi học về cũng ngồi quét sơn phụ cho bà.

189240518_12.jpg
Chị Hoàng Thị Thanh Tuyền (con dâu bà Vũ Thị Là) chia sẻ: “Trước đây tôi làm công nhân, nhưng sau khi lấy chồng về đây tôi theo nghiệp của gia đình chồng. Làm công việc này thì thoải mái, tôi có nhiều thời gian chăm sóc gia đình. Vả lại có thể giữ được nghề truyền thống của các cụ ngày xưa.”

Huyền Vũ

Những người giữ hồn tiếng trống Trung thu

(Sóng trẻ) - Những chiếc trống trung thu nhỏ xinh được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng Ông Hảo (hay còn gọi là làng Hảo) xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Những ngày này, người dân làng Hảo tất bật với các công đoạn sản xuất đ

Video 6 năm trước