(Sóng trẻ) - Sáng nay (22/4), hội thảo "Bí kíp ôn thi Năng khiếu báo chí" diễn ra trong không khí vui tươi, sôi động, thu hút sự quan tâm chú ý của hàng ngàn em học sinh THPT và các bậc phụ huynh.
Tham dự buổi hội thảo có sự góp mặt của: Thạc sĩ Nguyễn Nga Huyền (giảng viên khoa Phát thanh Truyền hình).
Nhà báo, giảng viên Dương Quốc Bình (khoa Báo chí), phóng viên của báo Lao động, từng đoạt Giải nhất Phóng sự Ảnh Eyetime (Mỹ) năm 2014.
Nhà báo Nguyễn Huy Minh - chủ biên tờ Lao động cuối tuần (một ấn phẩm của báo Lao động). Nhà báo đã đạt được rất nhiều giải thương báo chí, tác giả 3 cuốn sách "Kimono trong rừng thẳm", "Tìm lại con đường tơ lụa trên biển Đông", "Đi trẩy nước non".
MC - BTV Tùng Thư (Đài truyền hình Việt Nam), cựu sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền.
Sinh viên Hoàng Lê Cương, lớp Báo chí K36.1 với điểm thi năng khiếu báo chí ấn tượng 8,3.
10h00: "Hội thảo bí kíp ôn thi năng khiếu báo chí" chính thức bắt đầu.
Các diễn giả tham gia hội thảo
10h02: Giảng viên Nga Huyền thân mến, cấu trúc của bài thi năng khiếu báo chí năm nay sẽ bao gồm những phần nào ạ?
Giảng viên Nga Huyền: Về cấu trúc gồm 2 phần chính, Phần một: chung gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm, phần 2 năng khiếu 7 điểm.
Đối với ảnh báo chí: Phân tích ảnh, thể hiện kiến thức.Phỏng vấn với những nhiếp ảnh gia nổi tiếng, cảm nhận và thể hiện năng khiếu về nhiếp ảnh.
Quay phim TH: Nhận định đánh giá, phân tích về một đoạn clip.Được phỏng vấn với các nhà quay phim nổi tiếng.
Với các ngành khác là thi viết (2 phần):
Phần 1:(6 điểm) Biên tập 1 văn bản báo chí được lấy ngẫu nhiên trên báo chí, truyền hình.
Phần 2:(4điểm) Đưa ra 1 chủ đề và yêu cầu thí sinh lập luận bày tỏ quan điểm.
10h05: Thưa thầy Dương Quốc Bình, thầy đánh giá phần nào sẽ là phần khó nhất trong bài thi đối với các bạn thí sinh ạ?
Giảng viên Dương Quốc Bình:Mỗi phần đều có khó khăn riêng. Tuy nhiên phần khó nhất là phần phỏng vấn. Qua một vài câu hỏi chúng tôi sẽ thấy được độ đam mê của các bạn sinh viên. Vì phần này có những đặc thù riêng, bắt buộc phải có mặt tại hiện trường để bắt kịp hình ảnh, khoảnh khắc. Chúng tôi đặt kỳ vọng vào phần vấn đáp phỏng vấn để xem mức độ đam mê của các bạn đến đâu?
10h10: Vậy các bạn thí sinh sẽ cần chuẩn bị những kiến thức từ những môn học cụ thể nào để làm tốt bài thi Năng khiếu báo chí ạ?
Giảng viên Nga Huyền: Phần 3 điểm: Kiến thức THPT GDCD, lịch sử, địa lý,... kiến thức khá rộng. Tuy nhiên các bạn cũng cần cập nhật kiến thức thời sự, kiến thức báo chí. Các bạn cần có đam mê với tin tức, với việc truyền tải tin tức. Đừng e ngại đưa ra quan điểm trước các vấn đề. Đó là điều các bạn cần để làm câu 4 điểm.
Mỗi ngày, các em hãy đọc báo. Khuyến khích các bạn đọc những trang báo chính thống như: Tuổi trẻ, Vnexpress, Nhân dân, với khoa PTTH hãy xem Thời sự VTV lúc 19h, ... để biết rằng xã hội đang quan tâm đến điều gì, những quan điểm khác nhau. Phải có quan điểm, phải có lập luận trước các vấn đề đó. Hãy tự hỏi lại bản thân, tìm kiếm bằng chứng cho luận điểm của mình. Nài việc ôn thi THPT, các bạn hãy tập viết về vấn đề, bày tỏ quan điểm của mình.
Các em hãy diễn đạt thật mạch lạc, lập dàn ý trước khi làm bài. Cách bày tỏ quan điểm: các em cần sâu sắc nhưng cần phải văn minh. Ngày nay trên mạng xã hội có nhiều người bày tỏ ý kiến về một vấn đề rất sâu sắc nhưng trong họ lại bày tỏ những quan điểm này quá thái quá và thiếu văn minh, vậy nên dù cho quan điểm của chúng ta là như thế nào, đồng chiều hay trái chiều thì cũng nên thể hiện sự văn minh trong bài thi.
Giảng viên Nga Huyền chia sẻ tại hội thảo
10h18: Xin chào Cương, chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian về thời điểm 2 năm trước nhé. Vào lúc đó thì bạn đã tìm hiểu về bài thi Năng khiếu báo chí của AJC qua những kênh thông tin nào?
Sinh viên Lê Hoàng Cương: Quay ngược 2 năm trước, em luôn mong được trở thành sinh viên của trường vì vậy em luôn theo dõi tìm hiểu thông tin trên mạng và hỏi các anh chị đã tham gia bài thi năng khiếu báo chí năm trước. Nài ra em cũng luôn cập nhật thông tin tuyển sinh mới nhất được đăng tải trên website, fanpage của trường.
10h26: Một câu hỏi từ fanpage: Trường học có phòng học studio cho sinh viên thực hành hay không?
Giảng viên Nga Huyền: Học viện có studio với đầy đủ để các bạn có thể thực hành. Từ phát thanh, báo mạng, truyền hình... đều có phòng studio riêng. Học viện vừa trang bị hệ thống studio, nâng cấp hiện đại với đầy đủ trường quay ảo, máy quay HD, … phục vụ việc học của sinh viên.
10h28: Vì sao Học viện Báo chí lại được gọi là trường Đảng? Khoa báo chí trường mình có gì khác với trường khác?
Giảng viên Nga Huyền: Trường ta được gọi là trường Đảng bởi vì trường thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tôn chỉ mục đích của trường đều theo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Trường ta so với các trường dạy báo chí khác thì thì về khung chương trình dạy không khác những trường khác là bao, vì đều theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm khác biệt lớn nhất chính là: Trường có các câu lạc bộ sinh viên rất năng động, được thực hành nghề từ sớm. Các thầy cô đang trực tiếp làm nghề, vừa là giảng viên vừa là nhà báo, làm việc ở các cơ quan báo chí chiếm phần lớn. Cơ sở vật chất cũng là điểm mạnh của trường như vừa chia sẻ: hệ thống studio, trường quay ảo, trang thiết bị hiện đại, …
Học sinh chăm chú lắng nghe những chia sẻ từ diễn giả
10h32: Với 1 đề thi nhiều câu hỏi như vậy thì làm thế nào để có thể phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý?
Sinh viên Hoàng Lê Cương: Phần 1, 30 phút. Phần 2, 120 phút chia ra 50 phút cho câu 1, 70 phút câu hỏi thứ 2. Câu thứ hai các bạn nên lập quan điểm, dàn ý chặt chẽ trước rồi, ghi ngắn gọn ý chính để tránh bài làm bị lan man, thiếu logic. Và khi hoàn thành bài thi các bạn cần dành thời gian để rà soát, kiểm tra lại toàn bộ bài thi
10h36: Phần 2 Cùng gặp gỡ, giao lưu với các nhà báo nổi tiếng.
Câu hỏi đầu tiên mà tôi muốn đặt cho các khách mời đó là nếu dành 1 tính từ tâm đắc nhất để nhận xét về nghề báo thì các vị sẽ chọn tính từ gì ạ?
Giảng viên Dương Quốc Bình: “Đó là sung sướng bởi vì được làm những gì mình thích, được đi đến nhiều nơi, được chụp những bức ảnh mình thích, được quen biết nhiều người, được sống với những đam mê của mình"
Giảng viên Nga Huyền: Đó là Đam mê. Không có đam mê thì sẽ không thể làm được bất cứ điều gì.
Nhà báo Nguyễn Huy Minh: Theo tôi, nhà báo là một nghề rất có ích cho xã hội, nên nếu chỉ dùng một tính từ thì hơi khó.
Phần 2 với sự tham gia của nhà báo Nguyễn Huy MInh và MC - BTV Tùng Thư
10h38: Trong những chuyến công tác đầy khó khăn, gian nan, thậm chí là hiểm nguy như thế, động lực nào đã giúp cho các nhà báo của chúng ta vượt qua những thử thách đó ạ?
MC - BTV Tùng Thư: “Tôi hiện nay, ở trên sân khấu nhẹ nhàng, chau chuốt. Nhưng khi ra hiện trường khó khăn chồng chất, chúng tôi phải làm việc ba đêm liền không ngủ, đối mặt những khó khăn, thiên tai, mưa bão. Tôi phải làm việc ngày lễ Tết, đêm khuya, trực liên tục một tuần ở cơ quan. Chính nhờ “đam mê” mà tôi đã vượt qua được tất cả những khó khăn trên. Đam mê chính là nguồn động lực và tôi tin rằng có nó thì bản thân sẽ có thể hoàn thành công việc của mình.
10h42: Giảng viên Dương Quốc Bình thân mến trong quá trình đi tác nghiệp thì kỷ niệm nào mà thầy nhớ nhất?
Giảng viên Dương Quốc Bình: Trong quá trình tác nghiệp tôi có cơ hội được đi nhiều, gặp nhiều, có nhiều câu chuyện được chứng kiến. Tôi nhớ nhất câu chuyện một bạn học sinh ở Thanh Hóa, lúc bạn 7 tháng tuổi mẹ bỏ nhà đi, 5 tháng sau vào ngày sinh nhật đầu tiên của bạn thì bố mất. Sau đó ở với ông bà nội. Lúc học lớp 7 thì ông nội vào Sài gòn đi làm thuê, bà nội đi làm xa cách nhà 40 km. Lớp 8, bạn phải tự ở một mình để lo cuộc sống. Năm lớp 11, bạn đã đạt giải nhì văn tỉnh Thanh Hóa. Đến năm thi đại học, bạn thi vào trường Luật nhưng bị thiếu 0.5 điểm, bạn quyết định ở nhà ôn thi lại vào trường Luật một lần nữa. Thời gian đó, biến cố chú ruột bán mất nhà bạn ấy đang ở cho hàng xóm, hàng xóm thương cho phép ở lại ôn thi xong rồi chuyển đi, nhưng hàng xóm bắt phải chuyển bàn thờ bố đi, đưa ra bờ sông vứt. Đậu đại học xong lấy tiền đâu học tập sinh sống, bạn bảo không sao, có thể làm kiếm tiền nuôi được. Câu chuyện luôn luôn nhớ, tấm gương điển hình về nghị lực, ý thức của con người.
Giảng viên Dương Quốc Bình chia sẻ kinh nghiệm với các em học sinh
10h48: Nhà báo, giảng viên Dương Quốc Bình thân mến, là một phóng viên ảnh với nhiều năm kinh nghiệm thực tế tại nhiều địa bàn trên khắp thế giới và đạt được vô số các giải thưởng Ảnh báo chí trong nước và quốc tế thì theo thầy, một phóng viên ảnh hay một sinh viên chuyên ngành Báo ảnh cần những phẩm chất gì?
Theo tôi, một phóng viên ảnh hay một sinh viên chuyên ngành Báo ảnh thì cần nhiều đam mê, đây không phải là nghề của làm giàu. Nghề này rất khó khăn, áp lực và nhiều nguy hiểm nên điều đầu tiên tôi nghĩ là đam mê. Hai là phải có khao khát có được những bức ảnh mà những người khác không có thì mới bản thân mới có thể chủ động, cố gắng để nổi bật. Ba là phải luôn luôn có ý thức suy nghĩ là dùng bức ảnh đó để giúp được ai, giúp được độc giả nào không?.
10h50: Theo MC - BTV Tùng Thư, một phẩm chất cần có của nhà báo trong lĩnh vực truyền hình là gì?
Trước hết, loại hình báo chí nào cũng thế. Chúng ta cần có tính nhân văn trong mọi tin tức. Đó chính là ý nghĩa đích thực đối với báo chí. Để tránh những tác phẩm dàn dựng. Đặc thù của truyền hình, cần có sự đam mê, sức khỏe, có thói quen làm việc nhóm, trong đó sẽ gồm có đạo diễn,lái xe, kĩ thuật và bạn phải là người điều phối. Riêng với Đài TH bạn phải rèn khả năng nói trước đám đông, bạn phải dẫn hiện trường. Các bạn phải rèn giọng nói để có thể chuẩn mà người ta đọc được.
10h55: Có một số bạn trẻ ở các chuyên nghành báo rất quan tâm đến cách viết sao cho hay, nhà báo có lời khuyên nào về cách viết báo không ạ?
Nhà báo Nguyễn Huy Minh: Người thầy báo đầu tiên đã nói rằng: “sau này chọn đề tài nên chọn như là người yêu”. Tôi biết có nhiều bạn trẻ rất thích việc viết lách. Theo tôi, viết là kĩ năng cơ bản nhất của báo chí. Sự cơ bản của nó bao gồm nhiều yếu tố về kiến thức, mà các bạn cần phải trau dồi. Các bạn nên biết cách triển khai vấn đề để biến đề tài thành của mình. Khi viết nên chú ý cẩn thận về câu từ vì nghề báo là nghề tạo dư luận trực tiếp và tác động trực tiếp đến xã hội. Báo chí có khả năng can thiệp tức thời vào đời sống. Có thể có những lúc chúng ta có sai sót nhưng chúng ta nên biết điểm sai ở đâu để có thể sửa.
Nhà báo Nguyễn Huy Minh và những chia sẻ về nghề báo
11h00: Kết thúc giao lưu trực tuyến "Bí quyết ôn thi năng khiếu báo chí".
BBT Sóng trẻ
Phần 1: Hội thảo "Bí kíp ôn thi Năng khiếu báo chí"
(Sóng trẻ) - Sáng nay (22/4), hội thảo "Bí kíp ôn thi Năng khiếu báo chí" đã diễn ra trong không khí vui tươi, sôi động, thu hút sự quan tâm chú ý của hàng ngàn em học sinh THPT và các bậc phụ huynh.
Video
6 năm trước