(Sóng trẻ) - Với phương châm Bản lĩnh – Phong cách - Sáng tạo, nhiều năm qua, Khoa Báo chí thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã luôn giữ vững thương hiệu là ngọn cờ đầu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông ở Việt Nam. Hướng tới lễ kỉ niệm 55 thành lập, ngày 9/6 Khoa Báo chí đã tổ chức chuỗi sự kiện: Triển lãm ảnh “Thầy- trò và khoảnh khắc cuộc sống”; Lễ ra mắt sách “Trưởng thành từ khoa Báo chí” và “Báo chí- truyền thông, những điểm nhìn từ thực tiễn”cùng chương trình “giao lưu các thế hệ Thầy- Trò với nghề báo”
Infographic lịch sử hình thành và phát triển Khoa Báo chí
Khai mạc triển lãm ảnh “Thầy- Trò và khoảnh khắc cuốc sống”
16h – 16h30: Tại sân trường trước Hội trường lớn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đông vui, nhộn nhịp với sự tham dự của Ban giám đốc, cán bộ các phòng ban trong học viện, Ban chủ nhiệm Khoa Báo chí, các tác giả có ảnh tại triển lãm, các phóng viên, nhà báo, các sinh viên và cựu sinh viên của trường. Tại triển lãm ảnh, cuộc gặp gỡ dưới mái trường mến yêu lại làm sống dậy trong lòng mỗi người những kí ức đẹp đẽ của một thời đã qua. Đây là sự kiện vô cùng ý nghĩa không chỉ dành riêng ngành báo ảnh mà còn là của các thế hệ trưởng thành từ Khoa Báo chí.
Những bức ảnh tại buổi triển lãm
16h30 – 16h40: PGS.TS Hà Huy Phượng phát biểu khai mạc triển lãm ảnh “Thầy- Trò và khoảnh khắc cuốc sống”
Thầy giáo chia sẻ: Khoa Báo chí là 1 khoa đào tạo nhiều chuyên ngành trong lĩnh vực báo chí và đặc biệt là ngành ảnh báo chí. Trong sự kiện triển lãm ảnh ngày hôm nay, chúng tôi giới thiệu đến tất cả các tác phẩm của các thế hệ thầy - trò khoa báo chí từ khóa 1 bắt đầu từ năm 1969- 1973 đến nay. Với ý tưởng 55 năm tương ứng 55 bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc cuộc sống qua ống kính của các thế hệ thầy và trò khoa báo chí trong từng thời kì. Đây chỉ là những bức ảnh mang tính chất đại diện trong hàng vạn tác phẩm xuất sắc của các học viên, sinh viên đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Xin trân trọng giới thiệu tới các quý vị đại biểu, các thầy cô, các em học viên sinh viên tham quan triển lãm ảnh. Thay mặt ban tổ chức, tôi xin trân trọng tuyên bố lễ khai mạc triển lãm ảnh “Thầy- Trò và khoảnh khắc cuốc sống”.
16h40 – 16h50: Phát biểu của đại biểu tham dự chương trình
PGS.TS Nguyễn Vũ Tiến, Phó Giám đốc Học viện: “Thay mặt cho lãnh đạo nhà trường, xin chúc ngày hội của khoa báo nói chung và sự kiện đầu tiên trong ngày hội khoa Báo chí của chúng ta thành công rực rỡ. Những bức ảnh này đã khắc họa một phần lịch sử của báo chí nói riêng và của dân tộc ta nói chung. Nó sẽ mở ra cho chúng ta những hiểu biết rộng hơn, sâu hơn về ảnh báo chí cũng như lĩnh vực báo chí. Chúc tất cả các quý vị đại biểu, các tác giả, các thầy cô, cựu sinh viên, sinh viên có một chương trình mở đầu với tinh thần đầy xây dựng và đầy phấn khởi. Xin cảm ơn tất cả các quý vị”.
16h50 – 17h: Giới thiệu nội dung cuộc triển lãm ảnh “Thầy- Trò và khoảnh khắc cuốc sống”
Thạc sĩ Vũ Huyền Nga: “Nếu bạn thành công trong việc bấm máy, bạn có thể tái hiện lại cả một quá trình lịch sử”. Triển lãm ảnh “ Thầy trò và những khoảnh khắc cuộc sống” tôn vinh những giây phút mà người phóng viên ảnh đã chứng kiến và ghi lại bằng cả tâm huyết với nghề và niềm đam mê cuộc sống. Triển lãm nhận được hơn 100 tác phẩm gửi về và 55 tác phẩm ảnh báo chí được lựa chọn dựa trên tiêu chí thành công của những khoảnh khắc bấm máy, có tính thẩm mĩ và nhân văn. Gồm có ba nhóm ảnh trong triển lãm là: Ảnh nội chính – Nại giao; Ảnh chiến sĩ Quân dội nhân dân Việt Nam và Ảnh cuộc sống thường ngày.
Cùng sẻ chia những câu chuyện qua các bức hình
17h – 17h10: Khách tham quan triển lãm ảnh. Các tác giả chia sẻ về những bức ảnh của mình, đó là những kí ức khi cầm máy và bắt được những khoảnh khắc ấn tượng, là câu chuyện về những gian nan, nguy hiểm khi bấm máy. Không gian trở nên ấm cúng với những cái ôm xiết chặt, những cái bắt tay phấn khởi khi những người trưởng thành từ ngôi trường học viện Báo chí và Tuyên truyền mến yêu được gặp lại người thầy, người anh em, người bạn cũ.
Thầy giáo Đỗ Phan Ái – nguyên giảng viên chuyên ngành ảnh báo chí, Khoa báo chí bày tỏ: “Để có một bức ảnh tốt thật sự rất vất vả. Như bức ảnh “Trung đoàn Hải quân 952, đảo Bạch long Vĩ phối hợp tác chiến với giữa các binh chủng trong cuộc tập trận hằng năm” , để chụp đc nó thì tôi phải xông pha cùng xe tăng, bộ đội. Bộ đội cầm súng và chạy, còn mình phải vừa cầm máy, vừa phải chọn góc độ, thời cơ bấm máy, chọn ánh sáng. Báo chí nói chung cũng như phóng viên ảnh, phóng viên truyền hình, muốn có sự kiện tốt, muốn có bức ảnh, bài báo tốt, thước phim tốt thì mình phải đến trước sự kiện. Riêng với phóng viên ảnh thì bao giờ người ta cũng phải có những bức ảnh thật, không được sắp xếp, không được dàn dựng, đẹp và giá trị”.
Infographic về những chia sẻ của các đại biểu tại triển lãm ảnh
Lễ ra mắt sách “Trưởng thành từ Khoa Báo chí” và “Báo chí và truyền thông, những điểm nhìn từ thực tiễn” (tập 3)
Lễ ra mắt sách thu hút sự quan tâm của nhiều người
17h15 – 17h30: Không gian trưng bày sách tại sảnh Hội trường lớn là nơi tụ họp của những người yêu báo chí và yêu sách báo chí. Nơi đây được trang trí, sắp xếp vô cùng ấn tượng với ánh sáng lung linh. Điểm nhấn của chương trình là mô hình con số 55 được xếp từ các cuốn sách biểu tượng cho thời gian xây dựng và trưởng thành hoa Báo chí. Những người thầy, những cựu sinh viên và sinh viên khoa báo chí đều rạng rỡ vui tươi trong ngày hội của khoa mình. Cuốn sách là sự khởi đầu cho những câu chuyện về báo chí, về những con người đã đi lên với đam mê nghề báo từ khi còn là sinh viên của Học viện. Tất cả những câu chuyện ấy càng trở nên ý nghĩa, thiêng liêng khi được lưu lại trong từng trang sách mà các tác giả đã dành trọn cả tâm huyết của mình.
17h30 – 17h45: Phát biểu khai mạc Lễ ra mắt sách
PGS.TS Nguyễn Văn Dững – Trưởng Khoa Báo chí phát biểu: “Hôm nay khoa báo chí tổ chức kỷ niệm 55 năm thành lập khoa. Khoa báo chí và các thế hệ thầy trò của khoa đặc biệt gửi lời tri ân tới báo chí truyền thông, các nhà báo đã quan tâm, khích lệ, động viên và phản ánh thành quả các hoạt đông hướng tới lễ kỷ niêm 55 năm thành lập của Khoa. Trong hơn 100 đầu giáo trình, sách chuyên khảo về lĩnh vực báo chí đã được xuất bản thì đây là lần đâu tiên khoa báo chí tổ chức sự kiện ra mắt sách. Mỗi cuốn sách là phương tiện kết nối các thế hệ thầy trò khoa báo chí, để tất cả các thầy cô và thế hệ sinh viên có thể thấy bóng dáng của mình trong đó, cũng là phương tiện kết nối sức mạnh báo chí, phát triển báo chí trong thời kì hội nhập”.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững phát biểu khai mạc chương trình
17h45 – 18h: Những chia sẻ của đại diện các tác giả về ý tưởng và quá trình tổng hợp tư liệu, in sách
PGS.TS Hà Huy Phượng, Phó trưởng Khoa Báo chí chia sẻ: “Tôi được giao trọng trách chịu trách nhiệm xuất bản cuốn “Trưởng thành từ khoa báo chí”. Đây là một trọng trách rất lớn, rất áp lực không chỉ về mặt thời gian mà còn về mặt kết nối. Về thời gian từ lúc lên ý tưởng đến khi hoàn thành chỉ có 40 ngày để viết và biên tập, về mặt kết nối, khi ý tưởng đã được duyệt nhưng chưa hề có một dữ liệu, chưa có ngân sách xuất bản. Nhưng cũng thật may mắn khi nhờ vào mạng xã hội, qua email…, chúng tôi đã có đẩy đủ tư liệu để viết một cuốn sách ý nghĩa này.Đây là một cơ hội để các anh chị em trong nghề chia sẻ về kinh nghiệm,các kỷ niệm quý báu của mình, học hỏi lẫn nhau”.
18h – 18h10: Các vị đại biểu nhấn nút quả cầu giới thiêu lễ ra mắt sách. Niềm vui như được nhân đôi khi khoảnh khắc Ban Giám đốc và Ban chủ nhiệm Khoa Báo chí đặt tay lên quả cầu, phấn khởi với chương trình ra mắt sách đã thành công mĩ mãn.
Khoảnh khắc nhấn nút quả cầu trong lễ ra mắt sách
18h10 – 18h30: Khách mời và khán giả tham quan gian trưng bày sách. Những cuốn sách lôi cuốn nhiều vị độc giả tìm đọc.
Giao lưu các thế hệ Thầy – Trò với nghề báo
Chương trình giao lưu với mục đích giáo dục truyền thống 55 năm đào tạo báo chí, tạo điều kiện để sinh đang theo học giao lưu kết nối với thầy cô, với các nhà báo và cựu sinh viên trưởng thành từ Khoa Báo chí – Học viên Báo chí và Tuyên truyền. Buổi giao lưu có sự tham gia của các vị khách mời là giảng viên Khoa Báo chí và các cựu sinh viên xuất sắc, thành công trong lĩnh vực báo chí như nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, nhà báo Đinh Kim Tuấn, phóng viên Sơn Bách, nhà báo Trần Lệ Thùy, nhà báo Bùi Lan Anh…
19h – 19h20: Hội trường đông đúc, vui nhộn, tưng bừng với sự tham gia của hàng trăm sinh viên Khoa Báo chí nói riêng và sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền nói chung. Những ca khúc văn nghệ chào mừng vui tươi, khuấy động không khí chương trình trong sự reo hò cổ vũ nhiệt tình của các sinh viên.
Ca khúc Một thoáng quê hương do tôp ca nữ thể hiện
Tiết mục nhày hiện đại của Đội văn nghệ xung kích
19h – 19h40: Phát biểu khai mạc chương trình.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững phát biểu khai mạc: “Khoa báo chí được thành lập từ những ngày đầu của trường tuyên giáo trung ương từ khi thành lập năm 1962 đến nay.Đồng hành cùng Học viện Báo chí và Tuyên tryền, Khoa Báo chí đã đào tạo được nhiều thế hệ sinh viên, biên tập viên,những người làm công tác báo chí có trình độ chuyên nghiệp, tham gia hoạt động tích cực cho nền báo chí nước nhà, trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Báo chí đã được khẳng định là cơ sở đào tạo báo chí hàng đầu Việt Nam, là khoa đầu tiên đào tạo đầy đủ các bậc học từ cử nhận đến tiến sĩ. Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 55 năm thành lập khoa báo chí đêm nay diễn ra 2 chủ đề giao lưu “Khoa Báo chí – học nghề, rèn nghề và định hướng phát triển” và “Môi trường truyền thông số - cơ hội và thách thức”.
Chương trình giao lưu thu hút sự tham gia của rất đông khán giả
19h40 – 20h: Trao học bổng cho sinh viên hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện.Học bổng được trao tặng cho các bạn sinh viên giỏi của khoa trong sự yêu mến, ngưỡng mộ của toàn thể khán giả trong hội trường.
Trao học bổng cho sinh viên có thành tích cao trong học tập
20h – 20h45: Giao lưu thầy trò với nghề báo Phần 1 với chủ đề “Khoa Báo chí – học nghề, rèn nghề và định hướng phát triển”.
Khách mời tham gia gồm có PGS.TS Nguyễn Văn Dững - trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Tiến Sĩ.Trần Đăng Tuấn - nguyên giảng viên bộ môn truyền hình; Phóng viên Trần Sơn Bách - cựu sinh viên khóa 26 khoa Báo chí; nhà báo Đinh Kim Tuấn, Phó tổng biên tập báo Đồng Nai và nhà báo Đỗ Doãn Hoàng – cựu sinh viên khóa 13 Khoa Báo chí.
Những chia sẻ vừa thú vị, hài hước và vô cùng ý nghĩa của các vị khách mời là bài học dành cho sinh viên
Câu hỏi 1: Cảm xúc của các nhà báo trong buổi tối ngày hôm nay như thế nào?
Nhà báo Đinh Kim Tuấn: Cảm xúc hiện giờ nó giống như được trở về với ngôi nhà xưa của mình và ở đó có rất nhiều kỷ niệm vui buồn. Cảm xúc đó không có một từ ngữ nào có thể diễn tả được.
Nhà báo Xuân Bách: Quả thực sau 9-10 năm mới quay lại trường, tôi thật sự rất vui mừng và hồi hộp.
Nhà báo Dỗ Doãn Hoàng: Cảm xúc của tôi thực sự rất vui và hơi run, mặc dù tôi tự nhận là người khá bản lĩnh. Đó có lẽ là được trở lại với một không gian xưa khi tôi còn đang học ở đây. Gia đình tôi có tận 4 người học tập, trưởng thành từ đây, và cũng đang làm báo. Vì vậy đây không chỉ là cái nôi nuôi dạy bản thân tôi mà còn là cả đại gia đình. Tôi vẫn nhớ những hình ảnh của hồi xưa ở mái trường này.
Câu hỏi 2: Thưa nhà báo Đinh Kim Tuấn, ai cũng biết rằng con đường đến với báo chí không hề đơn giản,nghề báo cũng là một nghề vất vả, thực tế là có rất nhiều gia đình có con em đang có dự định đi học nghề báo đều có những ý kiến trái chiều khác nhau. Vậy thì, con đường đến với nhà báo của anh có gì đặc biệt , anh có thể chia sẻ câu chuyện đó với tất cả các sinh viên đang có mặt tại đây được không ạ?
Nhà báo Đinh kim Tuấn: Khi tôi đang học lớp 12 thì có đọc quyển sách “ Những điều cần biết khi tuyển sinh” và thấy khoa báo chí của Đại học Tuyên Giáo Trung Ương ( tức Học viện Báo chí và Tuyên truyền bây giờ). Bản thân thực sự cũng không biết rõ về trường, nhưng biết mình thích và đam mê nghề báo nên đã đăng ký dự thi. Khi biết được thông tin tôi đăng ký thi vào trường thì bố mẹ tôi đều không muốn tôi học ngành nghề này. Vì bố mẹ mà ai cũng thương con, nghe nói nghề này vất vả, khó sống với nghề. Nhưng vì đam mê, tôi đã thuyết phục được bố mẹ đăng ký thi và học báo. Sau 20 ra trường, cũng là 20 năm trong nghề báo, bản thân tôi chiêm nghiệm được rằng đó là một bước nặt thay đồi cuộc đời tôi. Bản tôi cảm thấy rất tự hào khi đã trưởng thành từ khoa báo chí.
Câu hỏi 3: Thưa anh Đỗ Doãn Hoàng, Bản thân là một thần tượng của nhiều sinh viên trong thể loại phóng sự, anh có thể chia sẻ về cái duyên nào đem anh đến với thể loại phóng sự ? Điều gì khiến anh cảm thấy thu hút ở thể loại này?
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Tôi muốn chuyển sang làm phóng sự vì tôi muốn làm được cái gì đó cho xã hội, cũng giống như TS. Trần Đăng Tuấn muốn có một “bữa cơm có thịt cho trẻ em ở vùng cao”. Tôi muốn làm thật. Đã trải qua nhiều tờ báo, làm nhiều mục về văn hóa, công đoàn,..Nhưng tôi vẫn chưa thấy làm được gì nhiều nên cuối cùng chuyển sang viết về phóng sự, điều tra.
Câu hỏi 4: Thưa anh Trần Sơn Bách,mảng pháp luật cũng là một mảng khó khăn,nhưng tại sao lại chọn cho mình thử thách gian khó đến vậy?
Phóng viên Trần Sơn Bách: Đầu tiên thì tôi không làm pháp luật mà làm về mảng kinh tế, văn hóa,thể thao. Nhưng sau khi tòa soạn phát triển và phân ban thì tôi chuyển sang pháp luật. Tôi chọn pháp luật vì nghĩ rằng việc đảm bảo hành lang pháp lý là rất quan trọng, những điều nào cho phép mình làm hay không làm sẽ giúp được rất nhiều trong tác nghiêp của mình.
Câu hỏi 5: Có nhiều người hiện nay coi nhẹ việc học trong nhà trường và tuyệt đối hóa thực hành nài thực tế. Anh Trần Sơn Bách nghĩ sao về vấn đề này?
Phóng viên Trần Sơn Bách: Từ khi còn là sinh viên, tôi cũng khá hăng say trong việc thực tế ở nài. Nhưng sau khi ra trường, khi tiếp xúc với ma trận thông tin thì mới thấy được rằng việc nắm chắc các kiến thức cơ bản về lý thuyết nó rất quan trọng trong tiếp cận, xử lý thông, kiểm tra thông tin. Nhưng cũng từ thực tế thì các kỹ năng nghề của của mình được rèn luyện và nâng tầm cao hơn. Tóm lại, sự dung hòa giữa việc học lý thuyết trên trường và thực hành là điều vô cùng cần thiết.
Câu hỏi 6:Thưa PGS.TS Nguyễn Văn Dững, sinh viên và giảng viên đi trước có sự khác biệt gì với sinh viên và giảng viên trong thời kì sau?
PGS.TS Nguyễn Văn Dững: Tôi xin phép được nói thêm về điểm chung của sinh viên , đặc biệt là sinh viên báo chí thì nhìn chung đều có đam mê, có ý chí hành nghề, rèn nghề. Vì vậy dù là các sinh viên ở các thời kỳ khác nhau, tạo ra các dấu ấn riêng nhưng đều rất năng động, sáng tạo và thể hiện được bản lĩnh của mình. Còn về điểm khác biệt đó là vì với môi trường học tập và cả tác nghiệp khác nhau . Sinh viên bây giờ đòi hỏi nhiều kỹ năm mới hơn, sử dụng thành thạo kỹ năng công nghệ thông tin,khả năng kết nối tốt hơn.Đối với giảng viên cũng hầu như thế, nếu nói điểm giống nhau thì tôi cho đó là đam mê yêu nghề và yêu thương học trò. Còn về sự nghiêm khắc, cách giảng dạy có thể khác nhau. Tư duy cũng khác do tốc độ phát triển ,môi trường nghề nghiệp thay đổi theo thời gian.
Câu hỏi 7: Thầy có thể chia sẻ thêm về kinh nghiệm trong việc học và rèn luyện nghề?
PGS.TS Nguyễn Văn Dững: Tối muốn gửi lời khuyên tới các bạn sinh viên muốn trở thành nhà báo trước hết phải có chí học nghề và rèn nghề, có đam mê, có ý thức học nghề và cần đọc, nghiên cứu các kiến thức sâu và rộng. Vì nhà báo là nhà văn hóa, nhà chính trị và nhà hoạt dộng truyền thông.Nên không có kiến thức sâu và rộng thì rất khó để trở thành nhà báo thực sự .
Câu hỏi 8: Thưa nhà báo Trần Đăng Tuấn, ông nguyên là giảng viên bộ môn truyền hình ở học viện, và cũng có một thời gian làm việc tại đài truyền hình. Ông có thể chia sẻ thêm về chuyện học và dạy truyền hình đặc biệt trong thời kỳ truyền thông số như hiện nay?
Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Tôi muốn chia sẻ thêm về hồi đầu khi mới có và giảng dạy bộ môn truyền hình. Cơ sở vật chất-kỹ thuât và cả tài liệu học tập điều thiếu thốn. Giáo trình là những điều được ghi chép lại từ những giảng viên nước nài đến, ngay cả người thầy truyền hình giỏi nhất là ti vi cũng không có, nếu có thì cũng đâu được nhiều kênh và chất lượng hình ảnh tốt như bây giờ. Nếu nói theo quy luật ấy thi làm truyền hình giờ đây sẽ dễ dàng hơn trước. Nhưng theo tôi lại không phải vậy, vì vậy là không hợp với quy luật,đời trước lại khó khăn hơn đời sau. Chính việc học,giảng dạy và làm truyền hình thời đại ngày nay- thời đại truyền thông số như hiện nay lại khó khăn trước rất nhiều.Đó là bởi vì hiện nay chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin qua mạng Internet, những bạn biết nại ngữ và khai thác thông tin thì đây đã là nguồn thông tin lớn. Người thầy có gì dể nói, để dạy nài những kiến thức đó không thì lại rất khó. Sinh viên học và làm cũng rất khó thì cạnh tranh với mạng xã hội thông tin được cập nhật từng giờ, và còn tường thuật song song với sự việc diễn ra. Điều này là một khó khăn và thử thách cho sv.
Câu hỏi từ khán giả:
Sinh viên Lê Quốc Huy – sinh viên báo ảnh k36: Em muốn hỏi thầy Nguyễn Văn Dững: em có người em đang muốn thi vào khoa báo chí học tập. Nhưng lại khá lo ngại về việc thi năng khiếu thì không biết nhà trường có chủ trương hỗ trợ thêm cho học sinh bằng cách mở các lớp đào tạo năng khiếu trước không?
PGS.TS Nguyễn Văn Dững: Đúng như tên phần thi đã nói là phần thi năng khiếu, mà đã là năng khiêu thì không thể có qua dạy , đó là bẩm sinh, là bản năng, học để có thể mài dũa, phát huy năng khiếu và thăng hoa để thành công. Nên việc mở các lớp đào tạo năng khiếu trước là không nằm trong chủ trương của nhà trường.
Sinh viên : Thưa nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, theo kinh nghiệm của mình, nhà báo có thể chia sẻ thêm về làm sao đẻ có được bài phóng sự hay hấp dẫn, bởi vì qua quá trình được học và làm thực hành về thể lạo phóng sự điều tra em khá nhiều khó khăn?
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: “Tôi đã trải qua nhiều vụ án điều tra, ví dụ vụ tối viết chống lại nạn săn bắt động vật hoang dã ở Việt Nam, đặc biệt là loài rùa biển quý hiếm. Chúng tôi đã triệt phá đường dây buôn bán này với 10000 con rùa biển và báo cáo với bộ công an, vụ án thứ hai là trải qua 6 tháng điều tra tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em, kẻ lạm dụng là một kẻ xuyên quốc gia, chúng tôi điều tra rất vất vả, và năm 2016, đối tượng bị ra tòa. Lần đầu tiên trong lịch sử việt nam có một người nước nài bị điều tra, khởi tố, bắt giam về tội này. hai vụ án này đều được điều tra hoàn toàn bởi những người làm báo. Là nhà báo hoàn toàn có thể cống hiến cho xã hội những điều to lớn và ý nghĩa. Các bạn sinh viên nếu cảm thấy sâu sắc trách nhiệm xã hội, nếu tâm huyết với điều gì đó, thì hãy cố gắng để làm”.
Những chia sẻ thú vị của các vị khách mời là bài học ý nghĩa dành cho các bạn sinh viên, truyền lửa nghề, niềm đam mê để các bạn vững tin và cố gắng trên con đường phía trước.
20h45 – 21h25: Giao lưu thầy trò với nghề báo Phần 2 với chủ đề “Môi trường truyền thông số - cơ hội và thách thức”
Chương trình giao lưu phần 2 với những chia sẻ về môi trường truyền thông hiện đại
Đến với phần giao lưu thứ hai là sự tham gia của các khách mời: Nhà báo Trần Đăng Tuấn; Giảng viên, nhiếp ảnh gia, Th.S Dương Quốc Bình; Nhà báo Trần Lệ Thùy - cử nhân báo chí khóa 12; Nhà báo Bùi Lan Anh - cử nhân báo chí khóa 23; Nhà báo Nguyễn Kiên Trung.
Câu hỏi 1: Thưa nhà báo Trần Đăng Tuấn, nhà báo có thể chỉ ra những thay đổi môi trường truyền thông hiện nay? Sinh viên và các nhà làm báo trẻ phải làm như thế nào để thích ứng với sự thay đổi đó?
Nhà báo Trần Đăng Tuấn :Tôi muốn mượn hình ảnh so sánh công nghệ 3G và 4G để nói về môi trường truyền thông hiện nay, để nói sự khác biệt nhiều thì về căn bản nó vẫn như thế, chỉ có điều tốc độ nó nhanh hơn rất nhiều. Môi trường truyền thông hiện nay cũng vậy căn bản vẫn vậy, có thể là sự canh tranh lớn hơn . Nhưng về cơ bản các yêu cầu về báo thì vẫn như xưa. Vì vậy không phải kỹ năng hay phương tiên, mà căn bản phải là tâm huyết, tâm lòng và ý chí. Tôi muốn nói rằng không phải là môi trường truyền thông hiện nay thay đổi vì vậy cần phải thay đổi kỹ năng làm báo. Kỹ năng vẫn là như thế, các yêu cầu cơ bản vẫn giống như vậy. Sinh viên cần có sự thiên hướng về viết báo , cần có sự thật yêu,thật nghét về vấn đề gì đó. Vì vậy hãy đừng cố chỉ ra sự khác biệt của sinh viên học báo bây giờ và trước đó, mà hãy nên tìm hiểu bản thân mình có gì để đáp ứng được nhu cầu của nghề. Viết báo là thể hiện quan điểm, thể hiện sự yêu nghét rõ ràng của mình lên bài viết. Chính điều này thì thời đại nào cũng thế và cũng sẽ dân tới thành công và không bị lạc hậu.
Câu hỏi 2: Thưa anh Kiên Trung, đối với một nhà báo hiện nay cần có những kỹ năng đa phương tiện nào?
Nhà báo Nguyễn Kiên Trung: Theo tôi thứ nhất đó là cần phải thông thạo tất cả phương tiện để tác nghiệp. Thứ hai, từ nguyên liệu thô đó,chúng ta phải biến chuyển nó như thế nào để trở thành một tác phẩm báo chí. Nài ra, căn bản về đặc thù của nghề báo , cũng như những lời chia sẻ từ trước thì sinh viên học báo ,làm báo trước hết càn có nền tảng tốt, sự quan sát vấn đề tốt và phát hiện vấn đề.
Câu hỏi 3: Thưa Thạc sỹ,nhiếp ảnh gia Dương Quốc Bình các nhà báo và sinh cần rèn luyện ra sao trong môi trường truyền thông số? Và những sự thay đổi trong lĩnh vực báo anh từ trước đến nay nó thay đổi ra sao? Sinh viên hiện nay cần có những kỹ năng làm báo như thế nào?
Nhiếp ảnh gia Dương Quốc Bình: Để nói về sự thay đỏi của nhiếp ảnh nói riêng thì trong vòng 10 năm trở lại đây đó là sự thay đổi cần thiết về công nghệ. Sự thay đổi tầm 5-10 năm trở lại đây có sự thay đổi về công nghệ bằng 200 trước cộng lại . Khi bước vào thời đại truyền thông kỹ thuật số, người làm báo và đặc biệt là báo ảnh gặp cả những thuận lợi và khó khăn. Chúng ta có được thuận lợi về mặt công nghệ . Hiện nay chỉ cần một máy ảnh kỹ thuật số, với một người không biết gì về chụp ảnh , đưa ảnh lên để chế độ tự động và chụp. Bức ảnh có được vẫn có độ nét, độ sáng. Chính vì đó mà việc chụp ảnh sẽ diễn ra dễ dàng hơn với tất cả mọi người. Cũng nhờ vào mạng xã hội, mà các bức ảnh hay, đẹp lan tỏa rất nhanh. Nài yếu tố kỹ thuật thì cần có kỹ thuật và nội dung. Về yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật, các tài liệu cung cấp rất nhiều, nên sinh viên tiếp cận dễ dàng hơn và phổ biến rất nhiều với ngày xưa.Chính điều này lại tạo ra sự canh tranh rất lớn. Thời đại báo chí công dân, ai cũng có thể chụp ảnh,quay phim và đăng tải được. Vậy thì vị trí của những người làm báo chuyên nghiệp ở đâu? Chúng ta phải cạnh tranh về số lượng rất lớn thì chúng ta phải có những tác phẩm tốt hơn và tốt hơn nữa về chất lượng. Để trở thành nhà báo ảnh cần có 3 yếu tố mà không thể thiếu 1 trong ba, đó là đam mê, sức khỏe và bản lĩnh.
Câu hỏi 4: Thưa nhà báo Lan Anh, chị vốn là sinh viên báo in nhưng lại làm về báo truyền hình với chuyên mục điều tra. Vậy thì cơ duyên nào đã dẫn chị tới truyền hình?
Nhà báo Lan Anh: Đôi với một sinh viên báo in hay báo truyền hình thì điều đầu tiên đều được học tập và tiếp thu các kiến thức trong môi trường báo chí.Cơ duyên đến với truyền hình thì rất tình cờ khi biết tuyển phóng viên truyền hình cho một đài truyền hinh mới ở Việt Nam chuyên về môi trường, thời tiết. Cũng như tất cả các thể loại báo chí từ báo in, báo phát thanh báo truyền hình và cả báo mạng điện tử thì kỹ năng viết là điều rất quan trọng. Và tôi lại được kiến thức nền khá vững khi còn là một sinh viên báo in. Vì vậy mà khi tôi được nhận và làm việc thì tôi đã có thế mạnh của mình về ngôn ngữ.
Câu hỏi 5: Thưa nhà báo Trần Lệ Thùy, nhà báo xuất thân từ miền quê, tự học tiếng anh để đi du học ở nước nài, đã tự làm báo và đạt được nhiều giải thưởng quốc tế và giờ chị lại là giám đốc của một công ty truyền thông, Tại sao chị lại có nhiều sự lựa chọn và ngã rẽ như vậy? Phải chăng là môi trường truyền thông đã cho chị cơ hội đó?
Nhà báo Trần Lệ Thùy: Để giải thích cho việc tại lại có nhiều lối rẽ thì tôi cho rằng bản thân luôn muốn theo sự học suốt đời,luôn học tập cái mới. Khi từ nước nài về Việt Nam tôi cộng tác với báo báo Vnexpress , hầu như tôi là một trông những người đi đầu sử dụng các phần mềm để xử lý số liệu đưa ra các con số biết nói. Và nó đã trở thành top15 tranh Web đáng tin cậy hàng đầu ở Đông Nam Á sau 8 tháng ra đời. Đó là kết quả chúng tôi xử lý số liệu bằng cách tương tác trên môi trường công nghệ số.Một yếu tố tại sao cuộc đời tôi lai nhiều lối rẽ nữa là bởi vì tôi nhất định phải học được tiếng anh , đó cũng là cơ sở có các lối rẽ của tôi sau này.Vì vậy , trong môi trường hiện nay cuộc sống sẽ có nhưng lố rẽ bất ngờ. Các em là sinh viên nên cần có những sự chuẩn bị về cái nền tảng kiến thức để có thể đáp ứng được những thay đổi và cạnh tranh mới.
Câu hỏi 6: Những cơ hội và thách thức nào đang đặt ra cho sinh viên báo chí trong môi trường truyền thông số thưa nhà báo Trần Đăng Tuấn?
Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Sinh viên ra trường với niềm hi vọng có thể xin được đúng ngành nghề vào một tòa soạn báo hay một đài truyền hình nào đó, thì sự canh tranh hay là tỷ lệ chọi rất cao. Hơn nữa ngay cả những bạn đã vào và được biện chế là rất thấp và phải có thời gian rèn luện và thách thức dài. Nhưng nếu xét ở góc nhìn khác , trong môi trường truyền thông số như hiện nay thì dữ liệu cho báo chí rất phong phú và dễ tìm kiếm. Độ mở của nghề cũng rẽ dãn ra nhiều hơn. Nhưng có một điều tôi muốn nhắn nhủ là các bạn dùng thế nào đối với báo chí truyền thông. Nó là một ngôi nhà lớn, với các bạn có phẩm chất, tố chất nghề nghiệp khách nhau đều có thể cống hiên được cho nghề ở nhiều công việc khác nhau. Hãy tự khảo sát bản thân để biết được mình có thiên hướng, có điểm mạnh gì và cố gắng đi theo con đường đó. Đến năm 3, năm 4 là bạn phải thấy được con đường của mình sau này .
Câu hỏi của khán giả
Sinh viên Kiều Trang - báo in K35 : Hiện nay là thời đại của báo chí công dân, khái niệm dễ gây nhầm lẫn giữa báo mạng điện tử và mạng xã hội, vậy làm thế nào để phân biệt được 2 khái niệm này ạ?
Nhà báo Kiên Trung: bạn nên đạt vai trò của bẩn thân nhà báo vào đó, nếu là mạng xã hội thì đó chỉ là “ làm báo” cá nhân thôi, không có sự kiểm duyệt thông tin, bạn thích đăng lúc nào thì đăng và có thể làm bất cứ điều gì mình muốn trên trang cá nhận của bạn. Còn đối với làm báo trên báo mạng điện tử có sự kiểm duyệt thông tin nên chắc chắc độ tin cậy sẽ cao hơn, là thông tin chính thống. Thứ hai là cơ quan chủ quản, để có thông tin lên trên báo mạng điện tử cần có sự kiểm duyệt và đống ý của Ban Biên Tập. Theo tôi đó là cách nhận diện đơn giản và dễ thấy nhất.
21h30: Chương trình khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc. Một đem giao lưu không quá nhiều thời gian nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người. Đặc biệt là những người thầy, những người học trò đã hiểu nhau hơn, hiểu nghề hơn. PGS.TS Hà Huy Phượng chia sẻ: “Tôi thật sự xúc động và hạnh phúc trong ngày lễ lớn kỉ niệm thành lập khoa, chương trình đã thành công tốt đẹp đúng như mong đợi của Ban tổ chức và sinh viên khoa Báo chí. Mong rằng qua buổi nói chuyện ngày hôm nay, sinh viên Báo chí sẽ tiếp tục theo đuổi niềm đam mê đến cùng, xứng đáng là những nhà báo ưu tú trưởng thành từ nơi đây”.
Bạn Hoàng Thương – sinh viên lớp báo in K34A1 tâm sự: “Là sinh viên năm cuối sắp phải xa trường để tự bước đi trên con đường nghề báo, mình cảm thấy đây là một chương trình ý nghĩa, giống như món quà tuyệt vời dành cho sinh viên như mình. Những câu chuyện được sẻ chia là bài học quý cho mình trong những năm tháng về sau”.
Đa phương tiện K34A1
Tường thuật chuỗi sự kiện kỉ niệm 55 thành lập Khoa Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyề
(Sóng trẻ) - Với phương châm Bản lĩnh – Phong cách - Sáng tạo, nhiều năm qua, Khoa Báo chí thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã luôn giữ vững thương hiệu là ngọn cờ đầu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông ở Việt Nam. Hướng
Video
7 năm trước