Đi dọc Quốc lộ 21B, đặt chân tới địa phận thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội), hình ảnh đầu tiên đập vào mắt nhóm phóng viên là những núi rác khổng lồ dọc hai bên đường. Rác chồng rác, xếp san sát nhau, như tạo ra một bức “tường thành” bao trọn vùng quê huyện Ứng Hòa. 

Ở Xà Cầu, Những thứ thiên hạ bỏ đi, từ vỏ, chai nhựa, can, bình nước, dây điện, đến tấm lợp nhựa, đều là nguyên liệu cho nghề tái chế đồ nhựa của làng. Khi được hỏi về những loại phế liệu thu mua, anh T.V.B, người dân thôn Xà Cầu, tay vẫn đang thoăn thoắt phân loại, vừa kể: “Không phải 1, 2 loại mà là nhiều loại rác. Nhựa trong là 1, nhựa tròn là 2, nhựa đen là 3, nhựa chết đen là 4, nhựa chết màu là 5, coca là 6, vi là 7, điện là 8, nhựa nhôm là 9, ánh là 10”. 

Hiện nay, cả thôn Xà Cầu hiện có khoảng 800 hộ dân thì có tới hơn 170 hộ theo nghề thu gom, tái chế phế liệu nhựa; trong đó có 100 hộ vừa thu gom, vừa tái chế phế liệu. Loại rác chủ yếu là nhựa và cao su. Trung bình mỗi năm phát sinh khoảng 70 tấn rác thải phế liệu ra môi trường. Tính sơ bộ, trong hơn 10 năm qua, thôn Xà Cầu đã phải “gánh” 700 tấn rác thải ra môi trường. 

Đi từ đầu làng tới cuối làng, chúng ta chỉ thấy một mùi nồng nặc bốc lên. Không một bãi tập kết quy củ nào được xây dựng, người dân Xà Cầu chỉ còn cách gom phế liệu dọc từ cổng vào tới nhà. Ở đây, không chỉ người sống, đến cả người chết cũng phải chịu cảnh sống chung với rác. Bao tải lớn, nhỏ được chất đống, xếp dàn ra trước khu vực nghĩa trang. Nơi an nghỉ không biết từ khi nào đã trở thành bãi tập kết phế liệu to nhất nhì ở Xà Cầu.

Bà N.T.L, người dân thôn Xà Cầu, cho biết: “Ngày thường, các bãi rác tự phát đã bốc mùi hôi thối nồng nặc vì lẫn cả rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất. Nhưng kinh khủng nhất phải là những hôm có hộ đốt trộm rác thì cả làng lại chìm trong khói bụi, khói cao kèm mùi khét lẹt, vô cùng khó chịu”.

Theo thời gian, nghề thu mua và tái chế phế liệu đã trở thành “cần câu cơm” của hàng trăm hộ dân, đưa Xà Cầu thành thôn khá giả nhất vùng đất phía Nam Thủ đô nhưng cũng khiến người dân phải sống trong cảnh rác thải bủa vây khắp nơi.

Một sự thật, người dân ở đây thừa nhận nghề tái chế rác thậm chí còn gây ô nhiễm hơn cả nghề tăm hương truyền thống. Nhưng vì lợi ích kinh tế, họ vẫn bất chấp tất cả để mưu sinh. Không phân biệt nam, nữ, từ người già tới người trẻ đều có thể làm được công việc này. Bà P.V.M, 54 tuổi, người dân thôn Xà Cầu cho hay, bà và nhiều người dân trong làng đã bỏ ruộng để chuyển sang làm phân loại và tái chế phế liệu, lý do bởi công việc này tạo ra nguồn thu ổn định. 

Bất cập ở chỗ, hoạt động tái chế của thôn Xà Cầu diễn ra với quy mô nhỏ lẻ, tự phát, manh mún. Ở đây, phần lớn các xưởng đều không có hệ thống xử lý chất thải. Người dân không có đồ dùng bảo hộ lao động. Khí thải hay cả nguồn nước thải đều được xả trực tiếp ra môi trường. 

Theo lời kể của người dân địa phương, có những ngày, lượng lớn rác thải được đổ về Xà Cầu nhưng hầu hết các cơ sở tái chế vẫn theo phương pháp thủ công. Các chất thải nhựa được thực hiện phân loại, xay rửa rồi được phơi khô trực tiếp ngoài trời. Ngoài ra, còn hàng trăm m3 nước thải từ hóa chất tẩy nhựa, dung dịch thừa trong các chai nhựa, được xả thẳng ra con kênh Bắc Quảng Hoa, hòa vào dòng sông Nhuệ và sông Đáy. Từ đây, con kênh với chức năng cung cấp nước phục vụ canh tác cho xã Quảng Phú Cầu đang ngày đêm bị “đầu độc”.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã và đang khiến tỉ lệ người dân mắc các bệnh cấp và mạn tính như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng gia tăng. Nguy cơ mắc nhiều loại bệnh như da liễu, tiêu chảy, suy thận, suy gan, suy giảm các chức năng của các bộ phận trong cơ thể người luôn hiện hữu.Ở lâu với rác, dường như người dân thôn Xà Cầu cũng đã tự phải thích nghi. Nhiều người chọn cách bịt 2 – 3 lớp khẩu trang thật dày để sống chung với khói bụi.

Chia sẻ câu chuyện trực tiếp chứng kiến, chị L.T.T, người dân thôn Xà Cầu tâm sự: “Bản thân tôi cũng là người trong làng và phải chứng kiến không ít người ra đi vì căn bệnh ung thư từ người trẻ tới người già. Biết rằng nghề tái chế phế liệu cũng đem lại nguồn thu ổn cho người dân thế nhưng chúng tôi mong các cấp chính quyền vào cuộc để tháo gỡ khó khăn này. Làm sao để vẫn đảm bảo sinh kế cho người dân, một mặt hạn chế tình trạng ô nhiễm và đảm bảo sức khỏe cho người dân”.

Dù UBND huyện Ứng Hòa đã hợp đồng vận chuyển và xử lý rác với Công ty cổ phần Công nghệ cao Hòa Bình nhưng tình trạng đốt những phần phế liệu không tái chế được vẫn xảy ra. Không chỉ ảnh hưởng tới môi trường, sinh hoạt, tàn dư sau những lần đốt trộm này còn khiến ruộng đồng bị bỏ hoang, đất và nguồn nước quanh khu vực bãi rác tự phát bị ô nhiễm. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Khí thải trong quá trình “tái chế” này không được xử lý, đã gây ô nhiễm, tạo mùi khó chịu và là lý do khiến không khí ở thôn Xà Cầu lúc nào cũng mang một màu xám xịt. 

Đồng thời, xây dựng các phương án nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng gây ô nhiễm môi trường như tuyên truyền về quy định bảo vệ môi trường trong nhân dân, xử phạt hành chính nghiêm minh đối với các hành vi đốt rác, xả thải rác không đúng quy định; tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng Công an khu vực và các đơn vị doanh nghiệp xử lý rác thải trên địa bàn thực hiện, chấp hành đúng các quy chế, quy định. 

Xem chi tiết toàn bộ tuyến bài tại: Bế tắc xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề 

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN