(Sóng trẻ) - Gặp người ăn xin nài đường, dù trong túi chỉ có 1000 đồng cũng cho họ, hàng tháng trích tiền lương của mình để giúp đỡ những người trong cơn hoạn nạn, tích cực kêu gọi sự ủng hộ của những tấm lòng hảo tâm cùng chung tay, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đó là những việc làm đầy ý nghĩa của cô Đỗ Thị Tuyết, giáo viên trường trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Tường (thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) suốt 17 năm qua luôn miệt mài làm công việc thiện nguyện.


Chiều muộn,trong căn nhà nhỏ của gia đình cô Tuyết không khí trở nên rộn ràng hơn, vợ chồng cô và một vài thành viên trong câu lạc bộ thiện nguyện Tâm Phúc, đang tất bật gói gém những bao quần áo, chăn, màn, gạo, mỳ tôm và một số nhu yếu phẩm, đồ dùng học tập đưa lên xe tải, để chuẩn bị cho chuyến đi từ thiện tại xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng.


de1616b96_ho_co_hoan_canh_dac_biet_kho_khan_tai_cao_bang.jpg


cô Tuyết trao quà những cho hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Cao Bằng


Được biết, sau khi nhận được thông tin về cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn của những đứa trẻ, là con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, là hội trưởng câu lạc bộ thiện nguyện Tâm Phúc, bằng trách nhiệm, tình thương và lòng nhiệt huyết, cô Tuyết cùng các thành viên trong câu lạc bộ thiện nguyện Tâm Phúc, đã kêu gọi sự chung tay giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm trên khắp cả nước và người Việt kiều. Số vật phẩm khuyên góp được gồm gạo, mỳ tôm, quần, áo, chăn, màn, sách, vở… tất cả đều được cô cùng những thành viên trong câu lạc bộ thiện nguyện Tâm Phúc mang tới trao đến từng gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để họ có thêm niềm tin, động lực trong cuộc sống”.




908d53c39_gia_dinh_co_hoan_canh_kho_khan_o_tinh_cao_bang.jpg


Câu lạc bộ thiện nguyện Tâm Phúc tặng quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Cao Bằng


Ngồi trên chuyến xe cùng Đoàn thiện nguyện Tâm Phúc, đi giúp đỡ đồng bào khó khăn tỉnh Cao Bằng, tôi thấy cảm phục trước sự hi sinh thầm lặng của những người như cô Tuyết. Hơn 30 tuổi đời, nhưng đã 17 năm cô Tuyết đi làm từ thiện. Tấm lòng nhân ái của cô đã được bộc lộ từ rất sớm, khi còn học tiểu học, gặp những người ăn xin, nghèo khổ nài đường, dù trong túi chỉ có 1000 đồng, cô học trò nhỏ sẵn sàng lấy ra cho họ, với niềm vui ngây thơ, hồn nhiên.  Lòng nhân ái, yêu thương con người của cô cứ lớn dần lên theo thời gian, tuổi nhỏ thì làm những việc thiện nhỏ.  Khi còn là sinh viên trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật Vĩnh Phúc (khóa học 2001 - 2003), cô sinh viên Tuyết đã tích cực tham gia vào các phong trào thiện nguyện do Đoàn trường phát động.


Hồi tưởng lại những gì đã qua cô Tuyết kể lại: “ khi là sinh viên mỗi tháng tôi được gia đình chu cấp 200 ngàn đồng chi phí ăn học, tôi cắt giảm chi phí sinh hoạt, mỗi tháng tiết kiệm 50 ngàn đồng, lấy tiền đó đi giúp đỡ các cháu nhỏ tàn tật, người già neo đơn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Sau này, khi là giáo viên, nài thời gian làm công việc chuyên môn, chăm sóc gia đình, tôi vẫn giành thời gian để tham gia các hoạt động thiện nguyện. Lương giáo viên tuy ít ỏi, hoàn cảnh gia đình tôi cũng rất khó khăn, nhưng đều đặn mỗi tháng, tôi trích ra một phần tiền để giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.


Khi được hỏi về động lực giúp cô suốt 17 năm  luôn miệt mài với công tác thiện nguyện, cô Tuyết tâm sự:  “Công việc thiện nguyện dường như đã ngấm vào máu, trở thành một phần cuộc sống của tôi, mỗi khi giúp đỡ được ai đó, tôi thấy tâm mình thật bình an, thoải mái, hạnh phúc vô cùng. Những việc thiện tôi làm đều xuất phát từ lòng yêu thương con người, không mong chờ bất cứ một sự đền đáp nào. Mỗi khi được tận mắt chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, những số phận éo le trong cuộc sống, nhận được những món quà trong niềm vui sướng, tôi cảm thấy ấm lòng, chính những điều đó đã thôi thúc tôi phải làm thật nhiều việc thiện, để cuộc sống thêm tươi đẹp hơn”.


Với phương châm sống “Yêu thương trao đi là còn mãi và trao được càng nhiều thì càng tốt”. Từ năm 2014 đến nay, cô Tuyết đã tích cực vận động thành lập câu lạc bộ thiện nguyện. Năm 2015 câu lạc bộ thiện nguyện Tâm Phúc được thành lập, cô Tuyết đã được bầu làm hội trưởng. Từ khi thành lập,  hội thiện nguyện Tâm Phúc đã kết nối được nhiều cá nhân, tổ chức trong nước và người Việt Nam ở nước nài, cùng chung tay làm công tác từ thiện. Với vai trò là hội trưởng, cô Tuyết đã chủ động liên hệ với tổ chức đoàn, hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh trên 20 tỉnh thành của nước ta, thường xuyên nắm bắt thông tin về những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống để giúp đỡ. Mọi thông tin về những mảnh đời bất hạnh, cô đều gửi tới các thành viên trong hội để  kêu gọi và nhận sự giúp đỡ từ những tấm lòng hảo tâm, các mạnh thường quân.


Chuyến xe lăn bánh lên tỉnh Cao Bằng cũng đầy nguy hiểm, trời tối đen như mực, cung đường đi có rất nhiều đoạn cua tay áo, một bên là núi, bên kia là vực thẳm. Ngồi trên xe tải chúng tôi có cảm giác như đang ngồi trên lưng ngựa vì đường đi dày đặc những ổ voi, ổ trâu, thời tiết mưa phùn làm cho mặt đường trở nên trơn trượt hơn. Tiếng xe gầm rú trong đêm, chậm chạp bò lên dốc, thi thoảng xe bị sa lầy các thành viên trong nhóm lại phải xuống đẩy bộ, nhìn ai cũng lấm lem bùn đất. Gian nan vất vả nhưng trên khuôn mặt của các thành viên trong nhóm luôn hiện lên niềm vui, hạnh phúc với việc làm của mình.


Khi được hỏi về những kỷ niệm đáng nhớ, trong những chuyến đi làm từ thiện cô Tuyết kể lại: Nhớ trận lũ quét lịch sử, đi qua địa bàn tỉnh Lai Châu vào tháng 6 vừa qua, đã nhấn chìm bản Nậm Sập, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu trong biển nước. Toàn bản có 25 hộ dân, nhân khẩu là 110 người, bị chia cắt hoàn toàn với bên nài, nước lũ lên nhanh và rất mạnh, trong một thời gian ngắn đã quấn chôi tất cả tài sản của bà con, người bám vào cây, người bám vào nóc nhà, người thì bì bõm bơi trong nước lũ, cảnh ngộ rất thương tâm. Mặt khác, đường lên bản hư hỏng nặng, nhiều cây cầu bị lũ quấn trôi, để tiếp cận được với bản Nậm Sập là rất khó khăn. Nhận được thông tin trên tôi không cầm được nước mắt, tôi liên hệ với một số người đi cùng lên Lai Châu giúp đỡ bà con đang trong cơn hoạn nạn, nhưng tất cả họ đều e ngại vì đường đi quá nguy hiểm, tôi và chồng đã quyết định thuê một chiếc xe tải đi lên bản cứu dân.


Chuyến đi gấp rút khởi hành ngay trong đêm, đường lên bản Nậm Sập nguy hiểm vô cùng, nhiều đoạn đường sạt chỉ còn một nửa, có đoạn mưa ngập không nhìn thấy đường, nhiều lần tôi có cảm giác xe sắp lao xuống vực, tận mắt chứng kiến cảnh những chiếc máy ủi, máy múc từ lưng chừng đồi từ từ lật xuống vực do sạt lở. Sau hơn một ngày ròng rã, cuối cùng vợ chồng tôi cũng đến được với người dân vùng lũ, họ đã đứng trong mưa gần một ngày trời để chờ cứu trợ, niềm vui, niềm hạnh phúc, những giọt nước mắt của người dân và của vợ chồng tôi cứ tuôn trào trong niềm vui sướng, hạnh phúc.


Trong lá thư của Đảng ủy - HĐND - UBND - UB MTTQ thị trấn Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, gửi cô Tuyết để bày tỏ lời cảm ơn tới những việc làm của cô, có đoạn viết: “Ngày 21/7 vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, thị trấn Thanh Sơn và một số xã của huyện Thanh Sơn bị ngập lụt nặng. Mực nước cao nhất cao hơn đỉnh lũ mọi năm gần 3m, nước lên nhanh, chảy mạnh, lại lên về đêm, nên tài sản của người dân bị thiệt hại nặng nề. Nhiều hộ gia đình sau vài tiếng đã trở thành tay trắng, cuộc sống nhân dân đảo lộn, cuộc sống khó khăn đã hiện ra trước mắt, nguy cơ thiếu đói rất cao. Trong lúc này nhân dân thị trấn Thanh Sơn, được đón nhận tình cảm của cá nhân các ông, bà đã quan tâm ủng hộ về tinh thần, vật chất và đã dành thời gian đến thăm hỏi, động viên cũng như góp sức lao động giúp bà con nhân dân thị trấn Thanh Sơn, bớt đi nhiều khó khăn, sớm ổn định cuộc sống…"


Trong ba tháng hè vừa qua, cô Tuyết và câu lạc bộ thiện nguyện Tâm Phúc đã tổ chức đi cứu trợ được 9 tỉnh thành trên cả nước bị thiệt hại do lũ quét và lũ lụt, cứu giúp được hơn 4000 hộ dân và 9 điểm trường. Đầu tháng 8 vừa qua cô Tuyết đã kết nối yêu thương, trao gần 200 xuất quà cho các cháu  mồ côi, tàn tật, khiếm thị và hộ nghèo, trên địa bàn tỉnh, giúp đỡ được nhiều gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo, không may bị tai nạn....


Trời đã tản sáng, chuyến xe kết nối yêu thương với đồng bào dân tộc thiểu số lên tỉnh Cao Bằng đã đến nơi, lãnh đạo huyện Thông Nông và bà con ở đây đã đứng chờ đoàn chúng tôi từ rất sớm, niềm vui, hạnh phúc được chao qua qua những cái ôm thắm đượm tình người.  Tới đây các cháu học sinh xã Lương Thông sẽ có quần áo đồng phục mới đi học, không còn cảnh 3 anh em cùng dùng chung một chiếc quần, người nghèo sẽ thấy ấm lòng hơn khi nhận được những món quà ý nghĩa. Với cô Tuyết không chỉ 17 năm, đến hết cuộc đời này, cô vẫn tiếp tục đi làm việc nghĩa. Nghĩa cử cao đẹp của cô Tuyết làm lan tỏa lối sống nhân ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng. Hành trình thiện nguyện của cô sẽ càng dài rộng hơn, khi được cộng đồng chung sức, chung tay giúp đỡ, để cuộc đời thêm giàu tình nhân ái, yêu thương.


Nguyễn Thanh Đạo


Cố giáo Tuyết 17 năm làm từ thiệ

(Sóng trẻ) - Gặp người ăn xin nài đường, dù trong túi chỉ có 1000 đồng cũng cho họ, hàng tháng trích tiền lương của mình để giúp đỡ những người trong cơn hoạn nạn, tích cực kêu gọi sự ủng hộ của những tấm lòng hảo tâm cùng chung tay, giúp đỡ những gia đìn

Video 5 năm trước