(Sóng trẻ) - Trong ký ức của nhà thơ, nhạc sĩ Văn Thao cha ông (cố nhạc sĩ Văn Cao) là người yêu thương và hết lòng với đam mê. Ông luôn lấy cha mình làm hình mẫu để đối nhân xử thế, nuôi dạy con cái và hoạt động nghệ thuật.
Văn Thao - người con trai cả của cố nhạc sĩ, hoạ sĩ, thi sĩ Văn Cao - là một nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ tài năng, một “bông hoa nở muộn”. Ông sinh ra trong một gia đình có cha hoạt động nghệ thuật, thừa hưởng năng khiếu sáng tạo. Tuy vậy, vì cha không ủng hộ con trai đi theo nghề, ông học cơ điện. Sau này, do dòng máu nghệ thuật chảy trong mình, chàng trai trẻ quyết định nối tiếp con đường của cha mình.
Sau khi xác định lý tưởng với công việc mình đam mê, nhạc sĩ Văn Thao dường như không sử dụng kiến thức về cơ điện để trang trải cuộc sống. Ông theo học ngành hội họa tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Thời gian đó, ông vừa học vừa làm để có đủ kinh phí theo đuổi sự nghiệp. Sau này, khi có tay nghề, ông trưng bày tranh tại các triển lãm. Được học tập và đào tạo bài bản, con trai nhạc sĩ Văn Cao có chuyên môn và bằng cấp về lĩnh vực hội họa, còn âm nhạc và thơ ca ông tự mày mò và tìm hiểu
Ngay sau khi tốt nghiệp chuyên ngành hội họa , nam họa sĩ trẻ bắt đầu làm thơ và viết văn, ông cũng đam mê và sáng tác âm nhạc. Đi theo nhiều lĩnh vực, ông bắt đầu bằng niềm cảm hứng, dần dần tìm hiểu, tự học và phát triển theo bản sắc cá nhân.“Tôi hoàn toàn giấu cụ hết, sau này cụ chỉ biết tôi học hội hoạ thôi, dù cụ còn mắng và không muốn tôi theo nghề. Vậy nên, tôi cứ lẳng lặng làm”, ông bày tỏ tâm tư của mình.
Câu nói của người cha làm cho ông Văn Thao chiêm nghiệm rất nhiều, tính ra về thành tựu trong con đường nghệ thuật. Ở tuổi 78, ông đã ra mắt tuyển tập ca khúc 60 bài và 2 tập thơ. Cái bóng tỏa ra quá lớn của người cha khiến ông có cảm giác “dù có cố gắng đến đâu cũng chỉ như nhánh cây nhỏ mọc lên từ thân”. Song, ông vẫn quả quyết một lòng với lựa chọn của mình: “Chẳng nhẽ mình là con trai của ông họa sĩ, nhà thơ, nhạc sĩ mà không theo được nghề nào của cụ thì cũng cảm thấy xấu hổ với đời. Chính vì thế, quyết tâm hoạt động nghệ thuật luôn chảy mãnh liệt trong tôi”.
Đứng trước một tượng đài quá lớn, nhạc sĩ Văn Thao không nhụt chí trước con đường của riêng mình “Cha tôi quá tài năng, thành công của cha đến từ nỗ lực sáng tạo, tự học của cụ. Chính vì cụ đã quá vĩ đại nên tôi cứ cố gắng được hết sức của mình, được đến đâu khán giả sẽ đánh giá, bản thân tôi cũng không dám dựa vào sự thành công của cha chuộc lợi cho bản thân”.
Là con cả trong gia đình, nhạc sĩ Văn Thao nhiều lần tháp tùng cha mình trong các chuyến đi ra bắc vào nam.“Tôi và cụ rất gần gũi với nhau qua hội họa. Khi đã thành thạo về hội họa, tôi cũng giúp đỡ và đỡ đần cụ”. Là người chứng kiến thăng trầm từ những tác phẩm trong chặng hành trình sáng tác của cố nhạc sĩ Văn Cao, ông bày tỏ: “tôi muốn viết về cuộc đời của cụ qua những hồi ức của các thành viên trong gia đình, bạn bè, chính tôi đã được tập hợp lại trong một thời gian dài”.
Kho tàng tác phẩm đồ sộ của cố nhạc sĩ cũng một phần phản ánh cuộc đời của người nghệ sĩ đa tài, chủ nhân ca khúc “Tiến quân ca”. Ông kể thêm: “Có lần cha bảo với tôi rằng, cha không viết hồi ký bởi khi một người phải ngồi lại để viết hồi ký thì chặng đường nghệ thuật của người đó đã chấm dứt, một phần cha tôi muốn nhân dân sẽ nhớ về nhạc sĩ Văn CAo qua di sản nghệ thuật được để lại”.
Lớn lên trong những tác phẩm của cha nhưng nhạc sĩ Văn Thao tự tìm cho mình một phong cách riêng và lối sáng tạo khác với cha mình. “Sự ảnh hưởng thì có thể, nhưng sau sự ảnh hưởng bước đầu thì phải biết thoát ra, để tìm bản sắc riêng của mình”, nhạc sĩ Văn Thao tâm niệm. Thấm nhuần chặng đường nghệ thuật của người cha, nghệ sĩ Văn Thao đặt tư cách nghề nghiệp, nhân cách sống và quan điểm nghệ thuật rõ nét lên hàng đầu.
Không chỉ trong hoạt động nghệ thuật, nhạc sĩ Văn Thao cũng lấy cha mình làm hình mẫu cho việc dạy dỗ con cái, tính tự lập, giản dị của cha mình. Khi đi vào nghệ thuật ông lắng nghe và quan sát cách cha kể giao tiếp, làm việc và sáng tác nhạc. Hơn bất kỳ sách vở nào, thời gian được cạnh bên cố nhạc sĩ Văn Cao đã giúp ông học được sự chuẩn mực cho sự hoàn mỹ cho những tác phẩm của mình qua người cha đáng kính.
Trong tâm khảm của con trai cả cố nhạc sĩ Văn Cao, ông ấn tượng nhất với bài hát “Mùa xuân đầu tiên” - được sáng tác vào năm 1976 - thời điểm đất nước được thống nhất, dân tộc được sống trong độc lập, tự do. Nghệ sĩ Văn Thao đã hát lại giai điệu và lời ca của cha ông trong niềm hân hoan và tự hào:
Đằng sau khoảng trời yên bình là cả một quá trình đấu tranh cách mạng gian khổ để dành được “mùa xuân đầu tiên”. Là người đầu tiên cầm bản nhạc của cha (tác giả của bài hát) ông xúc động nói: “Mùa xuân mong muốn, ước vọng cũng là niềm mong muốn, ước vọng của cả dân tộc. Mùa xuân được đoàn tụ. Mùa xuân không còn vướng bận”. Tuy đến nay đã trải qua gần 50 năm giai điệu mùa xuân ấy, nhưng khi “mùa xuân đầu tiên” được ngân lên, ông vẫn có rung cảm riêng với bài nhạc, trong suốt chặng đường làm nhạc, nghệ sĩ Văn Thao luôn lấy giá trị vẹn toàn của cảm xúc làm tôn chỉ cho việc sáng tác của mình.
Trước kỷ niệm 101 năm ngày sinh của cố nhạc sĩ Văn Cao, gia đình cố nhạc sĩ tất bật tổ chức “Đêm nhạc Văn Cao cha và con”. Đây là khoảng thời gian để gia đình cũng như khán giả yêu thích cố nhạc sĩ tưởng nhớ về bậc kỳ tài trong giới nghệ thuật Việt Nam.
Công nương Nhật Bản Yuriko qua đời ở tuổi 101
(Sóng trẻ) - Công nương Nhật Bản Yuriko, vợ của Hoàng thân Mikasa, đã qua đời ở tuổi 101 vào ngày 15/11 tại Tokyo, sau một thời gian sức khỏe suy yếu, theo thông báo từ Cơ quan Nội chính Hoàng gia.
[Infographic] Lịch sử ngày Quốc tế Khoan dung
(Sóng trẻ) - Được UNESCO khởi xướng năm 1995, Ngày Quốc tế Khoan dung (16/11) có vai trò thúc đẩy ý thức tôn trọng những điều khác biệt, nâng cao tinh thần đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau, hướng tới một xã hội hòa bình và bao dung.
Trung Quốc thử nghiệm gạch trong không gian để xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng
(Sóng trẻ) - Được tạo ra từ các thành phần mô phỏng đất Mặt Trăng, những viên gạch này sẽ được đưa vào không gian và chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt trên Mặt Trăng.