(Sóng trẻ) – Đặt chân đến bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình thì mùi hương phả ra từ những ống cơm lam được bán bên các con đường luôn thu hút sự tò mò của nhiều du khách. Hương vị nồng nàn ấy được kết tinh từ vị của núi rừng và đôi bàn tay khéo léo của bà con dân tộc Thái nơi đây…
Để làm ra một ống cơm lam hoàn chỉnh, những người dân nơi đây phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, từ công đoạn lên rừng chặt nứa, hái lá chuối đến vo gạo, đùm lá, đốt ống… với nhiều công đoạn như vậy, mất rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện môt ống cơm lam.
Sau khi chuẩn bị nứa từ các khu rừng sâu và cắt lá chuối, công đoạn đầu tiên mà người làm cơm lam phải thực hiện là vo gạo. Gạo để nấu cơm lam là gạo nếp, tùy vào mục đích mà sử dụng nếp hương hay nếp cẩm… gạo phải vò đều tay, khi vò phải trải qua ba lượt nước để đảm bảo độ trắng của hạt gạo và hơn hết là làm sạch nguyên liệu…
Cô Hà Thị Thành - Nhân vật chia sẻ những kinh nghiệm khi làm món cơm lam Mai Châu
Theo người dân bản địa nơi đây, hương vị cơm lam Mai Châu thơm nn và có mùi hương đặc biệt hơn các vùng khác phần lớn nhờ vào giống gạo nếp được gieo trồng tại đây. Hội tụ từ tinh hoa đất trời, khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây đã làm nên hạt gạo nếp vô cùng đặc biệt.
Trong lúc chờ đợi gạo ráo nước, người dân sẽ thực hiện công đoạn cắt ống nứa thành từng khúc bằng nhau. Theo lời kể của người dân nơi đây, cách đây tầm 7 – 8 năm, khi ông tre còn nhiều, người ta thường sử dụng ống tre để làm cơm, nhưng nay do nguyên liệu cạn dần, ống nứa được sử dụng thay thế. Sự khác biệt giữa nứa và ống tre truyền thống ở chỗ, đối với ống tre, người làm cơm sẽ bỏ bớt được một công đoạn, đó là công đoạn lồng ghép lá chuối vào trong ống cơm lam. Bởi trong ống tre đã sẵn có một lớp tuyết trắng, mỏng. Lớp tuyết mỏng này góp phần tạo nên điểm riêng biệt cho hương vị cơm lam nơi đây.
Nứa dùng làm cơm phải là loại nứa có thớ dày, và đảm bảo độ tươi để khi thực hiện công đoạn nướng sẽ không bị cháy đen ống. Mỗi đoạn ống nứa được cắt khoảng chừng 20 centimet, được cắt bằng dụng cụ là chiếc cưa tay… Ở công đoạn này, đòi hỏi nhiều sức lực và sự dẻo dai của người làm cơm. Bởi vì có những ngày họ phải cắt đến 200 đến 300 ống để phục vụ khách du lịch…
Ống nứa sau khi được lồng lá chuối vào được sắp ngăn nắp trong 1 chiếc chậu nhôm
Sau khi hoàn thiện ống cơm lam, người dân tiến hành công đoạn đút lá chuối vào trong ống. Mục đích là để sau khi chín cơm, lúc ăn cơm sẽ không bị dính vào ống và một phần tạo mùi thơm cho ống cơm. Mùi hương đặc trưng của lá chuối sau khi nướng qua lửa sẽ ngấm vào từng hạt cơm tạo nên một hương vị rất độc đáo. Đây là một sự sáng tạo của người dân nơi đây khi dùng ống nứa thay thế ống tre như trước.
Đối với lá chuối, sau khi hái về, sẽ được cắt thành từng mẩu nhỏ, người làm cơm sẽ cuộn tròn tấm lá và nhẹ nhàng, khéo léo đút lá chuối vào trong ống. Công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo và tỷ mỉ rất cao…
Sau khi gạo ráo nước, các công đoạn chuẩn bị cơ bản hoàn thành, người làm cơm sẽ tiến hành công đoạn làm nhân cho cơm, nhân được người dân bản Lác, Mai Châu sử dụng là nhân lạc và nhân dừa. Lạc được đem vào cối để xay mịn, dừa được xát mỏng thành sợi sau đó vớt ra cho vào thau gạo sau đó dùng tay trộn đều lên, hòa quyện giữa gạo nếp và nhân… Vị béo của lạc và vị thơm ngọt của dừa sau khi đem nướng sẽ tạo nên một mùi hương vô cùng đặc biệt cho món ăn.
Cho gạo và nước vào ống nứa là công đoạn tiếp theo, gạo được dùng bằng tay khéo léo đưa vào ống. Khi ống gạo đầy, người thực hiện sẽ cho nước sạch hòa loãng với muối iot vào để tạo độ mặn cho cơm lam.
Nghề làm cơm lam, nhìn bề nài tưởng chừng như dễ dàng và không tốn công sức, nhưng thực sự quan sát cách những người dân nơi đây thực hiện món cơm lam mới hiểu những vất vả của họ… Trong nhiều cái vất vả ấy thì có lẽ thức trắng đêm để nướng từng ống cơm lam có lẽ là vất vả nhất. Trong cái yên tĩnh của đất trời, khi người ta đi ngủ hết là lúc những người làm cơm nổi lửa và thực hiện công đoạn nướng cơm lam.
Cơm lam được được nướng trên ngọn lửa lớn, có hai giai đoạn nướng ống cơm, giai đoạn đầu là lúc ống cơm được dựng đứng lên và đốt lửa xung quanh với mục đích làm cho sôi nước bên trong ống. Sau giai đoạn nướng đứng ống là giai đoạn đặt ngang ống lên giàn sắt, giai đoạn này được gọi là vần cơm với mục đích ủ nóng cơm và làm cơm chín đều trong ống nứa. Mỗi lượt nướng sẽ có khoảng 20 đến 30 ống được đưa vào bếp và mất khoảng 15-30p để nướng chín một ống cơm lam.
Cơm lam thành phẩm được bày bán quanh các khu chợ
Không dừng lại ở việc nướng chín, ống nứa được người dân chẻ đi lớp tinh bên nài để giữ lại ruột trắng bên trong, mục đích là vệ sinh ống cơm thật sạch, phần để lúc bóc cơm lam ăn sẽ thuận tiện, dễ dàng hơn.
Mỗi một ống cơm lam sau khi thành phẩm sẽ giữ được độ nn trong khoảng từ 2 - 3 ngày kể từ ngày sản xuất. Nếu ăn cơm lam khi còn nóng, bóc từng đoạn ống nứa ra mùi hương thơm phả ra từ ống cơm lam quả thực khiến người thường thức nhớ mãi.
Theo cô Hà Thị Thành, người đã làm cơm lam hơn 40 năm chia sẻ: Ăn cơm lam kết hợp với muối vừng sẽ nn và đậm đà hơn nhiều và sẽ không gây cảm giác chán khi thưởng thức.
Bằng rất nhiều công đoạn khác nhau,với một lượng thời gian bỏ ra nhiều như vậy ống cơm lam hoàn thiện được đem ra chợ để bày bán cho các du khách thập phương… Công sức bỏ ra nhiều là vậy, nhưng khi bán ra mỗi ông cơm chỉ dao động từ 4-5 nghìn đồng. Nhưng với người dân nơi đây, việc được làm cơm và lưu giữ nghề truyền thống này với họ là một niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời.
Đoàn Bổng
Cơm lam bản Lác: Tinh túy vị núi rừng!
(Sóng trẻ) – Đặt chân đến bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình thì mùi hương phả ra từ những ống cơm lam được bán bên các con đường luôn thu hút sự tò mò của nhiều du khách. Hương vị nồng nàn ấy được kết tinh từ vị của núi rừng và đôi bàn tay khéo léo của bà con d
Video
9 năm trước