(Sóng trẻ) - Từ thời chiến, lòng yêu nước ghi dấu bằng những chiến thắng vẻ vang của ông cha trước quân thù. Đến thời bình, ngọn lửa yêu nước ấy vẫn âm thầm chảy trong huyết quản của mỗi người. Tuy nhiên, trong thời đại số hiện nay, giới trẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức có nguy cơ "ăn mòn" tinh thần dân tộc. 

Bối cảnh cuộc sống hiện đại được định hình bởi công nghệ số, và trong đó, mạng xã hội trở thành phần không thể thiếu đối với giới trẻ. Tuy nhiên, sự phát triển là con dao hai lưỡi, tạo cơ hội cho các nhóm thù địch hoặc có động cơ xấu lợi dụng, đẩy mạnh các thông tin gây chia rẽ.

Theo thống kê từ Statista, Việt Nam xếp thứ 12 thế giới về tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng mạng xã hội. Đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số. Ngoài ra, số lượng người dùng mạng xã hội cũng đạt con số 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân số. Tổng số kết nối di động đang hoạt động là 161,6 triệu, tương đương với 164,0% tổng dân số. 

Theo các cơ quan chức năng, trung bình mỗi tháng có hàng chục nghìn bài viết và video liên quan đến Việt Nam trên Internet, trong đó có một tỷ lệ đáng kể là nội dung xuyên tạc và chống phá đất nước (khoảng 67% bài viết được phát tán trên Facebook, phần còn lại trên các kênh như YouTube, blog cá nhân hoặc các trang tin tức phản động). Những con số đang thể hiện rõ ràng hơn về khả năng ảnh hưởng của luận điệu sai lệch tới tình trạng nhiễu loạn thông tin, đúng sai bị đảo lộn trên nền tảng mạng xã hội. 

Thêm vào đó, hiện tượng nghệ sĩ trên mạng xã hội bị "đào lại" quá khứ xuất hiện tại những sâu khấu gây tranh cãi ở Mỹ. Những cái tên tuổi đình đám như Việt Hương, Trấn Thành, Tóc Tiên, Phan Đinh Tùng, Phạm Khánh Hưng, Myra Trần… với một lượng người hâm mộ đông đảo, trong số đó có không ít những thanh thiếu niên “mới lớn”. Hay sự việc người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội như TikToker Phạm Đình Như Phương (còn được biết đến với biệt danh Louis Phạm) có những phát ngôn “ngông cuồng” gây hiểu nhầm, làm lệch lạc nhận thức của giới trẻ về các vấn đề lịch sử, xã hội và văn hóa. Thực trạng đáng quan ngại đó đang đặt ra câu hỏi về việc kiểm soát hình ảnh và lời nói của người nổi tiếng trước công chúng. Những hành động, phát ngôn của họ, dù vô tình hay cố ý, đều sẽ gây nên hậu quả khôn lường. Môi trường mạng xã hội, vì thế, càng tiềm ẩn nhiều hơn những nguy cơ. 

Hàng ngày, trên các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube, và Twitter, không khó để bắt gặp các bài viết, video, hay hình ảnh lan truyền những quan điểm sai lệch, đả kích chính quyền, xuyên tạc lịch sử, hoặc bóp méo sự thật về các sự kiện quan trọng của đất nước. Những thông tin này được thiết kế tinh vi, khéo léo lồng ghép vào các chủ đề mà giới trẻ quan tâm, từ đó dần dần chiếm lấy niềm tin và ảnh hưởng tới nhận thức của một bộ phận người dùng trẻ tuổi.

 

Chính những luận điệu sai trái, thù địch, xuyên tạc phá hoại nền tảng tư tưởng, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đã kích động một số đối tượng chống đối chỉ trích Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do Internet…. Sự việc Chu Ngọc Quang Vinh (trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái) là minh chứng rõ nhất.

Nam sinh 17 tuổi có những nhận thức sai lệch về Đảng và Nhà nước. Cậu thể hiện mong muốn lớn nhất là được sống và làm việc ở nước ngoài. Một học sinh được tiếp thu tri thức từ nhỏ và đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ lại có những phát ngôn khiến bất cứ người con nước Việt nào cũng đều cảm thấy bất bình, tạo ra sự phẫn nộ lớn trong dư luận. 

Trường hợp của Vinh không chỉ đơn thuần là một câu chuyện cá nhân mà còn phản ánh một thực trạng nghiêm trọng trong xã hội hiện nay: việc giới trẻ trở thành nạn nhân của những thông tin sai lệch. Bàn luận về vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), nhận định: “Bạn Chu Ngọc Quang Vinh có cá tính, có suy nghĩ nhưng lại tiếp cận và bị ảnh hưởng nhiều thông tin chưa được kiểm duyệt trên mạng, Trong khi đó, Quang Vinh không tìm hiểu về lịch sử dân tộc một cách kĩ càng. Chính vì vậy, bạn có những phát ngôn lệch chuẩn và không đúng về Đảng và Nhà nước”.

Càng đi sâu vào đời thực, chúng ta càng nhận ra một thực trạng đáng lên án về việc một số bộ phận giới trẻ hiểu sai hay không hiểu rõ về lịch sử dân tộc. Trong một cuộc phỏng vấn, Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 Huỳnh Trần Ý Nhi tự tin liệt kê tên mình bên cạnh những nhân vật vĩ đại, nhưng lại nhầm lẫn quê quán của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Trên nền tảng mạng xã hội TikTok, nhiều video hỏi nhanh đáp gọn về lịch sử cũng cho thấy một bộ phận giới trẻ không nắm được các sự kiện lịch sử quan trọng. “Họ thuộc dạng ‘nghễnh ngãng không sợ súng’ – nghĩa là không hiểu biết nhiều nhưng vẫn dám làm, dám thử thách” - PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà bộc bạch tâm sự trước thực trạng buồn.

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, sự thờ ơ của một bộ phận thanh niên với lịch sử và chính trị phần nào do cách dạy và tuyên truyền chưa hiệu quả. “Lịch sử rất hay và hấp dẫn nếu chúng ta biết cách tìm hiểu. Nắm vững lịch sử, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về câu chuyện dân tộc,” thầy nhấn mạnh.

Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần phải chú trọng hơn nữa đến việc giáo dục và bồi dưỡng lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. Song song với đó, việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những suy nghĩ lệch lạc cũng hết sức cần thiết. Trọng tâm của công tác giáo dục hiện nay là cung cấp kiến thức lịch sử, đồng thời hướng dẫn những chuẩn mực ứng xử phù hợp trong môi trường học đường cũng như trong xã hội.. 

“Phải làm thế nào để các nội dung giáo dục không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà còn thực sự thu hút và có sức ảnh hưởng đến hành vi của thanh niên hiện nay. Tuy nhiên, đến hiện tại, vấn đề này khá khó để thực hiện. Nhiều học sinh, sinh viên đang mông lung với những kiến thức, bị mất phương hướng. Mỗi năm, nhiều cuộc thi, hàng trăm bài viết nhưng mới chỉ nằm trên lý thuyết”; -  PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà bộc bạch.

Bản thân mỗi người đều mang trong mình một lòng yêu nước. Như Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Yêu nước không phải một sớm một chiều, không phải xu hướng - trào lưu, càng không phải hào nhoáng hay khoa trương. Yêu nước là trường tồn, là bền bỉ, là yêu từ những điều bình dị. Và quan trọng nhất, yêu nước phải đi kèm hành động đúng.

 

Điều quan trọng hơn cả trong thời đại ngày nay, khi các thế lực thù địch luôn tranh thủ kẽ hở, chống phá Đảng và Nhà nước ta, là con người đất Việt phải luôn bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về lòng yêu nước. Nó không chỉ góp phần khẳng định lòng tự hào, tự tôn dân tộc mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc chung tay gây dựng và phát triển nước nhà giàu mạnh. 

Theo dõi toàn bộ tuyến bài tại đây

 

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN