Gần chục năm trong nghề, trải qua nhiều mùa dịch, từ cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, dịch bạch hầu… Thế nhưng chưa bao giờ, nữ nhà báo Hồ Hằng (Truyền hình TTXVN) phụ trách mảng y tế tại TP Hồ Chí Minh lại ám ảnh như đợt dịch Covid-19.

Những ngày tác nghiệp trong tâm dịch, hình ảnh các bác sĩ vất vả chạy thận 4 – 5 tiếng ở khu cách ly cho đối tượng F0, F1; hình ảnh thành viên các đội lấy mẫu xét nghiệm trong bộ đồ bảo hộ ướt sũng; hình ảnh các bác sĩ với tấm kính chắn giọt bắn cũng mờ đục vì mồ hôi, hơi nóng tứa ra… đã “đeo bám” trong tâm trí của nữ nhà báo.

“Tận mắt chứng kiến những cảnh này, tôi thấm thía hơn lúc nào hết câu nói “cả xã hội chung tay chống dịch”. Tôi tự hứa với bản thân phải luôn sẵn sàng “tay bút, tay máy” để cập nhật, chuyển tải những chi tiết, hình ảnh đó một cách chân thực nhất, sống động nhất tới các độc giả”, chị Hằng nhớ lại.

Vì làm truyền hình nên luôn phải có mặt tại hiện trường, phải đưa được những hình ảnh, thông tin nhanh và chân thực nhất, nên nhà báo Hồ Hằng luôn giữ “cái đầu lạnh" để đảm bảo giữ an toàn cho gia đình và đồng nghiệp. Mỗi chị đến đều sử dụng đồ bảo hộ, nước sát khuẩn, khẩu trang… theo đúng khuyến cáo.

Khi được hỏi về khó khăn trong lúc tác nghiệp, chị Hằng không ngần ngại mà trả lời “Tôi thấy không có khó khăn mà ngược lại rất may mắn vì có sự hỗ trợ của các bạn đồng nghiệp ở cơ quan. Hơn nữa, truyền hình là một công việc tập thể và mỗi khâu đều phải hoàn hảo, có những thời điểm, chỉ có 1 giờ để làm mọi việc thì ngoài kỹ năng, kinh nghiệm, điều quan trọng hơn là tôi có những cộng sự hiểu tôi để cùng thực hiện mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến chống Covid-19 của nước nhà”.

“Vừa qua, do tác nghiệp trong môi trường có nguy cơ cao nên các nhà báo, phóng viên theo mảng y tế, trong đó có tôi, cũng đã được ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19. Đây cũng là một sự động viên rất lớn cho đội ngũ phóng viên tác nghiệp trong mùa dịch bệnh”, chị Hồ Hằng cho biết thêm.

Gan dạ, dũng cảm là thế, nhưng khi nhắc về gia đình, “bông hồng thép” lại nghẹn ngào xúc động: “Dù được bảo hộ phòng dịch cẩn thận nhưng sau khi về đến nhà thì tâm lý lo lắng đâu đó vẫn hiện hữu vì phía sau tôi còn có gia đình, con nhỏ. Những lần đi tác nghiệp, tôi sẽ về thẳng nhà, không dám vào cơ quan, vì sẽ tiếp xúc với rất nhiều người. Mọi người trong gia đình cũng phải di tản sang nhà chú, bác. Nhiều lúc không được gần gũi với con cái tôi cũng cảm thấy hơi tủi thân.

Nhiều khi bạn bè, hàng xóm biết mình vào các khu cách ly thì họ e dè khi tiếp xúc. Thế nhưng, đã nhận nhiệm vụ thì tất cả những lo lắng, sợ hãi đều dẹp sang một bên, tôi chỉ có suy nghĩ là làm sao chuyển tải được những thông tin nóng hổi nhanh nhất, chính xác nhất đến độc giả”, nữ nhà báo chia sẻ.

Có thể thấy, những phóng viên nữ dù có khó khăn riêng khi thực hiện công việc trong những đợt cao điểm chống dịch dài ngày như về thể hình, sức khỏe, thiếu thời gian chăm sóc cho bản thân, gia đình... Nhưng bù lại, các nữ phóng viên cũng có lợi thế ở khả năng thuyết phục, sự khéo léo, chu toàn, cẩn thận.

“Tôi thấy trong nghề, dù là nam hay nữ, ai cũng như nhau. Quan trọng nhất là luôn phải có mặt tại những thời điểm quan trọng, những nơi khó khăn, nguy hiểm để có được thông tin mà khán giả cần.”, chị Hằng chia sẻ.

Với kinh nghiệm làm phóng viên trên lĩnh vực y tế nhiều năm, chị Hằng cho biết làm báo thì phải yêu nghề và phải xác định “không sợ khổ” thì mới theo được nghề. Đặc biệt, chế độ sẵn sàng, chế độ “báo động đỏ” luôn được “bật” để tác chiến bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, đã là một nhà báo thì dù ở nhà cũng có thể khai thác tin giống như bản năng. Có thông tin thì đi tác nghiệp liền, không nghĩ đến nguy hiểm và sẵn sàng “xông pha”.

Với kinh nghiệm làm phóng viên trên lĩnh vực y tế nhiều năm, chị Hằng cho biết làm báo thì phải yêu nghề và phải xác định “không sợ khổ” thì mới theo được nghề. Đặc biệt, chế độ sẵn sàng, chế độ “báo động đỏ” luôn được “bật” để tác chiến bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, đã là một nhà báo thì dù ở nhà cũng có thể khai thác tin giống như bản năng. Có thông tin thì đi tác nghiệp liền, không nghĩ đến nguy hiểm và sẵn sàng “xông pha”.

https://sway.office.com/OjzABbogjTtuVPZx?ref=Link

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN