Hiểu một cách rất đơn giản, thời trang bền vững là thời trang sử dụng các chất liệu an toàn và thân thiện với môi trường làm nguyên liệu sản xuất, thiết kế trang phục. 

Tiêu biểu của những chất liệu này bao gồm: Chất liệu vải thiên nhiên (làm từ sợi tự nhiên có thể phân hủy), chất liệu vải hữu cơ (làm từ sợi tự nhiên không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ), chất liệu thủ công (làm bằng tay như đan len, sợi...).

Không chỉ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về chất liệu, mà để một sản phẩm được xếp vào hàng đúng chuẩn “Xanh”, thì quá trình sản xuất cũng cần phải đạt chuẩn xanh. Cụ thể là toàn bộ sản phẩm, bộ sưu tập thời trang đều phải được sản xuất đảm bảo yếu tố tôn trọng con người và môi trường. Hiểu cụ thể hơn, đó là quy trình sản xuất cần hạn chế tối đa sử dụng các chất độc hại, xả thải ra môi trường…

Thời trang bền vững chính là hành trình một thương hiệu hay doanh nghiệp thời trang cần liên tục học hỏi và thay đổi để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, trái đất và toàn thể công dân. 

Có thể nhận thấy, thời trang bền vững không chỉ xuất phát từ chất liệu mà còn là cả quá trình sản xuất và ra mắt thành phẩm thời trang trên thị trường. Đây cũng chính là những lời giải thích thỏa đáng cho câu hỏi liệu thời trang bền vững có thực sự “bền vững” và là bình “oxy” cho môi trường hay không của người tiêu dùng. 

Theo thống kê của Chương trình Môi trường LHQ, ngành công nghiệp thời trang nhanh tiêu thụ nhiều nước thứ 2 thế giới và chiếm từ 8 – 10% lượng khí carbon phát thải, nhiều hơn lượng phát thải từ các máy bay và tàu thủy cộng lại. 

Những sản phẩm được sản xuất theo mô hình thời trang nhanh sau khi qua mùa trend sẽ bị vứt, và dĩ nhiên chúng ko có khả năng phân hủy tự nhiên được lại khiến tình hình ô nhiễm ngày thêm nghiêm trọng. Có lẽ, cũng chính những “con số biết khóc” và “tiếng khóc lớn của mẹ thiên nhiên” mà các thương hiệu thời trang đã nhận thức được cần phải thay đổi.


Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức, nhưng sự lên ngôi của thời trang bền vững được dự đoán là sẽ sớm trở thành hiện thực trong tương lai. Để tiên phong cho sự thay đổi tích cực này, “các ông lớn” trong ngành thời trang như Adidas, Levi’s,… đã đưa ra những chiến dịch thay đổi cách thức sản xuất cũng như những chương trình tác động trực tiếp đến ý thức người tiêu dùng. 


Kể từ năm 2015, Adidas đã hợp tác với nhóm bảo tồn đại dương Parley for the Oceans để sản xuất một loạt các sản phẩm làm từ chất thải tái chế từ biển, với mục tiêu tiên phong trong những cách tạo ra một đại dương không có nhựa. Tiếp theo đó, tháng 4 năm 2016, các loại túi nhựa đã hoàn toàn bị loại bỏ khỏi tất cả các cửa hàng của Adidas trên toàn cầu. Và cho tới hiện tại, năm 2021, Adidas đã đưa ra chiến dịch “Own the game” với tính bền vững là một trong ba thành phần cốt lõi của chiến dịch.


Hay với Levi’s, thương hiệu này đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về sản xuất denim bền vững, bao gồm cả việc giảm thiểu đáng kể việc sử dụng nước. Vào năm 2020, thương hiệu Levi’s đặt mục tiêu sản xuất 80% sản phẩm của mình bằng kỹ thuật Water Less™. Hãng cũng đã đặt mục tiêu giảm 25% phát thải khí nhà kính vào năm 2020 đối với lượng khí thải trực tiếp và điện năng tiêu thụ và thật sự đã thành công trong những mục tiêu đã đề ra.

​​Không chỉ phát triển tại nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng rất chú trọng tới những yếu tố “môi trường” trong quá trình sản xuất và cho ra mắt thương hiệu.

Theo đuổi mô hình thời trang bền vững, thương hiệu thời trang Môi Điên miệt mài với Trashion (Trash – rác thải và Fashion – thời trang) trong suốt nhiều năm qua. Với Trashion, đòi hỏi người làm thời trang phải am hiểu rất nhiều chất liệu. Đồng thời, thương hiệu này phải trải qua các công đoạn cầu kỳ từ khâu sàng lọc, xử lý đến thiết kế để làm sao “rác” sẽ không sinh thêm “rác”. Bên cạnh “rác”, Môi Điên còn nghĩ đến những vật liệu thân thiện khác để truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến nhiều người hơn nữa.

Bên cạnh đó, ShoeX cũng là một trong các thương hiệu thời trang bền vững tại Việt Nam đầu tiên về giày nam. Với những đôi giày cà phê độc đáo, ShoeX đã sẵn sàng chinh phục người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Trải qua hơn 10 năm phát triển, Bò sữa by BOO đã trở thành thương hiệu thời trang được biết đến với kim chỉ nam cho sự phát triển tương lai của thương hiệu này - thời trang bền vững. Dự án Bò Sữa Xanh thành lập từ năm 2017, với mục đích cung cấp cho khách hàng những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường. BOO cũng mở ra nhiều chương trình vì môi trường như ưu đãi “xanh” khi sử dụng túi vải mua đồ, giới thiệu về chất liệu organic cotton an toàn cho người mặc hay mực in của Nhật, … Với những gì đã thực hiện, BOO hướng đến những người trẻ, nâng cao ý thức của mọi người về các hoạt động bảo vệ môi trường. BOO cũng chính là nền tảng để người trẻ Việt phát triển và mở rộng “cánh cửa cho sự sống của môi trường” trong ngành thời trang. 

Kì 2 đề tài "Môi trường lên tiếng trước làn sóng thời trang hiện đại''. Đón đọc các kì tiếp theo tại trang thông tin điện tử Sóng Trẻ News. 

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN