Dọc theo hành lang bám đầy bụi bẩn, các em học sinh vẫn thoải mái vui đùa rộn ràng tiếng nói cười vào giờ ra chơi. Thế nhưng, ngay phía bên kia trường học, những ống khói vẫn đang xả từng tầng khói, mù mịt cả một góc trời. Cùng với đó là tiếng máy móc ồn ào, tiếng xe chở hàng hoá ra vào liên tục qua lại. Ngoài khói bụi từ các nhà máy, rác thải còn được chất thành đống đối diện cổng trường. Mùi hôi thối của rác cùng với mùi khét lẹt của khói tạo nên một thứ mùi kinh khủng khó có thể diễn tả bằng lời. 

Nhưng đối với nhiều em học sinh tại hai điểm trường, thứ mùi khó chịu đó đã “bám lấy” cuộc sống của các em hàng ngày, hàng giờ nhiều năm qua khiến các em trở nên quen thuộc với thứ mùi này. “Em thấy bình thường mà, ngày nào em cũng ngửi thấy. Ăn, học, ngủ, nghỉ em đều sống trong mùi như thế này. Chắc người lạ vào làng nên mới không chịu được không khí ở đây thôi” - Em T.N.T hồn nhiên chia sẻ với phóng viên về thứ mùi khó chịu trong trường học.

Đó chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh rác thải được phủ bằng khói mờ công nghiệp. Không chỉ hàng trăm em học sinh tại hai điểm trường trên phải sống trong cảnh “bủa vây” bởi rác, hàng ngàn hộ dân sống tại phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, cũng phải chịu chung số phần như vậy. Di chuyển ra trục đường chính của làng, hai bên đường tràn ngập những “núi” rác thải được chất thành từng đống. Xe nâng hàng, xe ô tô chở hàng di chuyển nườm nợp vào hàng trăm xưởng tái chế và sản xuất giấy. Những ngôi nhà đều được nhuộm màu bởi khói bụi, những mảng tường đen bóng tróc, khiến các căn nhà khang trang, kiên cố trông như những “lâu đài” cổ kính, vắng chủ lâu ngày. 

Đứng bên cạnh vũng nước đen khịt sủi bọt trắng bởi chất xả thải, ông N.T.D - người dân làng Phong Khê chia sẻ: “Rác thành từng núi, hôm nào cũng có đoàn xe ra vào chở theo giấy, rác thải. Khu công nghiệp làng nghề quy tụ được gần 200 doanh nghiệp, hiện giờ vẫn còn một số doanh nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư. Sản xuất tái chế xả thải rác rất bất tiện đối với cuộc sống người dân xung quanh”. 

Thực tế trên địa bản có hơn 200 xí nghiệp - hộ gia đình tham gia sản xuất giấy. Từ đó tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp kiếm thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Mỗi năm những cơ sở trên sản xuất ra khoảng 200.000 tấn giấy, đem lại nguồn thu lớn cho người dân nơi đây. Nhưng để đạt được những con số khổng lồ trên là sự đánh đổi về môi trường và sức khỏe của người dân. 

Những cột khói thi nhau phả khói đen sì lên trời, hàng trăm cơ sở tái chế đi nhau đốt lò xả thải như đang bóp nghẹt bầu không khí của người dân nơi đây. Dù đã quen với mùi nồng nặc, khó chịu nhưng người dân nơi đây khi ra đường vẫn nhắc nhở nhau đeo khẩu trang. Các gia đình giữ trẻ trong nhà thì luôn luôn đóng kín mọi ngóc ngách để tránh khói bụi. Người ta hiểu các thứ vẫn bốc lên hằng ngày từ các ống khói sản xuất đang từ từ “đốt cháy” sức khoẻ của họ. 

Không chỉ ô nhiễm không khí, hoạt động sản xuất tái chế giấy tại Phong Khê đang khiến nguồn nước tại nơi đây ô nhiễm nặng nề, đe doạ “giết” chết dòng sông Ngũ Huyện Khê. Theo ước tính, mỗi ngày làng nghề thải ra môi trường 5.000 mét khối nước với nhiều loại hóa chất độc hại như axit, Javen, dầu nhớt, phẩm màu, xỉ than, giấy vụn… Các con kênh, mương trong làng luôn trong trạng thái bốc mùi, nguồn nước đổi màu, sủi bọt vì chất thải. Những hôm trời mưa, nước thải ngập lênh láng, ngập khắp mọi nẻo đường một màu nước đen khịt. 

Tất cả chất thải của các cơ sở sản xuất lần lượt đi qua mương, kênh trong làng rồi đổ trực tiếp ra con sông Ngũ Huyện Khê. Trước đây, con sông là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của người dân trong khu vực, nhưng hiện nay nó đã bị “bức tử” trở thành con sông “chết”. Dòng sông cõng trên mình hàng tấn rác thải cùng nước xả thải ô nhiễm mỗi ngày. Điều này đã khiến dòng sông đổi màu đen đặc quánh và luôn bốc mùi hôi thối. 

Sống trong cảnh trên trời thì khói đen, ở dưới thì nước thải bốc mùi, người dân làng Phong Khê vẫn phải ngậm ngùi cảnh bị ô nhiễm “bào mòn” sinh mạng. Từ nhiều năm nay, số lượng ca mắc bệnh ung thư của người dân trong khu vực luôn có chiều hướng gia tăng. So với 19 xã phường ở TP Bắc Ninh thì Phong Khê là địa phương đứng đầu về tỷ lệ mắc ung thư. 

Nhận định về sức khỏe con người khi sống trong môi trường ô nhiễm, ThS.Bác sĩ da liễu Nguyễn Thị Diệp (Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh) cho biết: “Sống trong môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước người dân rất dễ mắc phải các bệnh về da, viêm da cơ địa và nghiêm trọng hơn là tình trạng ung thư da. Tình trạng sống trong môi trường ô nhiễm quá lâu khiến các bệnh mãn tính khó chữa như: ung thư, viêm da, tiêu chảy,..tăng lên càng cao”.   

Có thể thấy, trong nhiều năm qua, làng tái chế giấy Phong Khê việc sản xuất, tái chế theo quy mô lớn, cùng các hộ kinh doanh đã gây ô nhiễm nặng nề về không khí, nguồn nước và cả đất đai trong khu vực. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khoẻ của người dân. Nhiều đợt kiểm tra, xử phạt các trường hợp xả thải gây ô nhiễm đã được diễn ra. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ sở chưa nghiêm túc chấp hành, đối phó khiến hiện tượng xả trộm chất thải vẫn liên tục tái diễn. 

Liên quan tới việc này, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Anh Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý ô nhiễm môi trường ở làng nghề này. Theo đó, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh yêu cầu thành phố Bắc Ninh tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và các lĩnh vực liên quan như phòng cháy chữa cháy, điện lực tại làng nghề Phong Khê.

Các cơ sở sản xuất phải thực hiện việc đấu nối vào hệ thống Nhà máy xử lý nước thải Phong Khê, đồng thời không được cơi nới, mở rộng, tăng công suất. Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng chỉ đạo thành phố Bắc Ninh lập kế hoạch, xây dựng lộ trình dừng hoạt động sản xuất đối với các cơ sở trong khu dân cư trước ngày 31.12.2024 và di dời các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp Phong Khê I và cụm công nghiệp Phong Khê II trước ngày 31.12.2029.

Song song với đó, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh yêu cầu thành phố Bắc Ninh phải có phương án hỗ trợ, chuyển đổi việc làm cho các doanh nghiệp theo đúng lộ trình của Đề án; khẩn trương bàn giao, quản lý vận hành Nhà máy xử lý nước thải Phong Khê; sớm hoàn thiện và công khai quy hoạch chuyển đổi cụm công nghiệp Phong Khê để các doanh nghiệp nhận thức và có giải pháp sản xuất trong thời gian tới.

Xem chi tiết tuyến bài tại:Bế tắc xử lý vấn đề ô nhiễm làng nghề 

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN