(Sóng trẻ) - “Hầu đồng chỉ đơn thuần là được trở về với bản ngã, được lan tỏa những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, lan tỏa những điều tích cực trong cuộc sống đối với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ”, thanh đồng Đàm Thu Hương chia sẻ.


PV: Chào Thu Hương, được biết bạn trở thành cô đồng từ rất sớm, vậy cơ duyên nào đưa bạn đến với tín ngưỡng tâm linh này?

Từ 2 năm trước, Hương luôn cảm thấy có một nguồn động lực thôi thúc bản thân đi theo tín ngưỡng thờ Mẫu, không chỉ do yếu tố tâm linh mà đó còn là niềm đam mê của Hương đối với tín ngưỡng dân gian Việt Nam, nếu như với nhiều người thì hầu đồng là một công việc để mưu sinh thì đối với mình, hầu đồng chỉ đơn thuần là được trở về với bản ngã, được lan tỏa những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, lan tỏa những điều tích cực trong cuộc sống đối với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Đó chính là yếu tố tiên quyết nhất để Hương quyết định ra trình đồng mở phủ. 

PV: Giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống mà Thu Hương mong muốn lan tỏa tới các bạn trẻ thông qua nghi thức hầu đồng là gì?

Thực ra chỉ khi đến với hầu đồng, Hương mới thực sự hiểu ra nghi thức hầu đồng còn là chương trình biểu diễn nghệ thuật tâm linh nữa, trong đó diễn viên là những thanh đồng như mình chẳng hạn, còn các nhạc công là các cung văn. Như các bạn được biết thì hầu đồng còn gắn liền với loại hình văn hóa Chầu văn, ở đây các bài Chầu văn đều có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, đời sống mới gắn với chất liệu âm nhạc cổ truyền.

Vì vậy, khi tham dự các giá hầu ta không chỉ được thưởng thức văn hóa văn nghệ truyền thống mà còn thỏa mãn được nhu cầu tâm linh. Đó chính là những giá trị mà nghi thức hầu đồng muốn lan tỏa tới cộng đồng.

PV: Với việc gắn liền với loại hình nghệ thuật đặc sắc như vậy, có nhiều thứ Hương phải học khi lần đầu đi hầu không?

Quá trình học làm lễ thì Hương học rất nhanh bởi vì các giá của các vị thánh là nam làm lễ giống nhau, còn các vị thánh là nữ thì làm lễ giống nhau. Các điệu múa, điệu nhảy trên sập hoàn toàn là ngẫu hứng, chỉ với những đạo cụ đơn giản, như: đao, kiếm gỗ; mồi nến, quạt giấy, dải lụa, hương, nến thì các vai: Quan lớn, ông Hoàng, bà Chúa, Thánh Cô, Thánh Cậu…mình đều có khả năng nhập vai dù chỉ là người mới trong giới.

Thu Hương trong trang phục thực hành nghi lễ. (Ảnh: NVCC)
Thu Hương trong trang phục thực hành nghi lễ. (Ảnh: NVCC)

PV: Khi quyết định ra trình đồng mở phủ từ năm 18 tuổi, bạn đã nhận được phản ứng như thế nào từ gia đình và mọi người xung quanh?

Gia đình, bố mẹ mình cũng có phản đối nhưng cũng không quá là gay gắt, bởi mẹ cũng lo cho mình còn trẻ người non dạ, chưa thể suy nghĩ chu toàn. Tuy nhiên, lĩnh vực văn hóa tâm linh này lại là niềm đam mê cũng như động lực trong cuộc sống nên Hương đã nỗ lực trong việc thuyết phục gia đình. Thời gian đã chứng minh rằng mặc dù còn trẻ nhưng bản thân có thể tự lo chu toàn các vấn hầu, bởi vì mình đã có thể độc lập về tài chính nên không có gì cản trở được ước mơ cũng như nguyện vọng ấp ủ từ lâu.

Còn về bạn bè thì Hương cũng không có quá nhiều nhưng lại có cơ duyên là chơi với rất nhiều bạn “đồng bóng” nên mình cũng có được sự hiểu biết nhất định về giới và quyết tâm ra hầu và cũng từ đó thay đổi hoàn toàn suy nghĩ tín mà không tin hay định kiến về hầu đồng như trước kia.

"Khi tham dự các giá hầu ta không chỉ được thưởng thức văn hóa văn nghệ truyền thống mà còn thỏa mãn được nhu cầu tâm linh. Đó chính là những giá trị mà nghi thức hầu đồng muốn lan tỏa tới cộng đồng". Thu Hương chia sẻ. (Ảnh: NVCC)

 

PV: Sau khi theo đuổi tín ngưỡng, quan niệm của bạn về hầu đồng đã thay đổi như thế nào?

Đến khi trực tiếp tham gia vào việc truyền bá tín ngưỡng thì bản thân Hương đã nhận ra rằng, thực chất đi hầu đồng không phải là công việc để kiếm tiền mà là một nét đẹp văn hóa tâm linh. Vốn thuộc về đạo Mẫu thì cũng giống như đạo Phật, đạo Thiên chúa, không phải là những suy nghĩ tiêu cực như mọi người thường thấy. 

Ở đạo Mẫu thì hướng con người đến lòng hiếu thảo, hướng về cha mẹ, thể hiện tinh thần yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn thông qua việc tôn vinh những người có công với đất nước. Các bạn có thể thấy nhân vật được thờ ở các phủ, điện thờ Mẫu thường là những anh hùng đã chiến đấu hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

PV: Là một người trẻ thuộc thế hệ 10X đang trực tiếp truyền bá tín ngưỡng thờ Mẫu, Hương có trăn trở gì trong việc gìn giữ và phát triển loại hình này?

Mình là một cá thể rất nhỏ trong một tập thể lớn nên có những việc bản thân không thể thay đổi tất cả được nhưng Hương sẽ cố gắng trong khả năng và phạm vi của mình trong việc truyền bá tín ngưỡng dân gian và văn hóa nghệ thuật truyền thống trong giới trẻ. 

Điều mình mong mỏi và khát khao nhất hiện nay là các bạn trẻ có thể hiểu đúng về tín ngưỡng dân gian, đồng thời học tập thật tốt để gìn giữ bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể, tinh hoa nội sinh của tín ngưỡng thờ mẫu tam tứ phủ trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam.

Cảm ơn Thu Hương vì những chia sẻ!

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN