Người ta thường nhắc tới điêu khắc trên gỗ, trên đá. Nhưng tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, trong một chương trình đầu xuân, tôi may mắn có cơ hội được xem màn trình diễn điêu khắc trên tre của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ. 

Với đôi bàn tay khéo léo, động tác linh hoạt, dứt khoát, từ những rễ tre sần sùi, thô ráp, ông Đỏ đã được biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật biết “hỉ, nộ, ái, ố”. Bởi công việc đặc biệt này mà mọi người thường gọi ông với cái tên trìu mến là “Đỏ tre”.

Vừa đẽo, vừa đục, ông Đỏ niềm nở chia sẻ về cơ duyên đến với nghề cho chúng tôi. Ông bồi hồi nhớ lại:

Nói là làm, những lúc rảnh rỗi, ông Đỏ liền lấy đồ nghề, nghiên cứu, đục đẽo, tạo hình cho những gốc tre vớt được. Sau khi nước lũ rút, ông tiếp tục mạnh dạn đem 8 sản phẩm điêu khắc trên tre đầu tiên giới thiệu với du khách và nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt. Từ đấy, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ bén duyên với nghề này cho đến tận bây giờ.

Bên cạnh biệt danh “Đỏ tre”, thời gian đầu, chú còn được người dân trong xã gọi với cái tên kỳ lạ khác là “Đỏ điên”. Vì theo nghệ nhân, so với điêu khắc gỗ, điêu khắc gốc tre có những độc đáo riêng biệt, đòi hỏi sự sáng tạo và kỹ năng cao hơn của người thợ. Nhưng ít người hiểu được cái hay của môn này nên họ coi chú là “điên” khi đem thứ “củi” về sản xuất.

nghe-nhan-phu-phep-png-2.png

Giữa khuôn viên bảo tàng, góc trưng bày các sản phẩm của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ nổi bật hơn cả bởi nhiều du khách tò mò ghé lại xem ông biểu diễn. Với một bàn kẹp và bộ dụng cụ đủ các loại đục, đẽo, chỉ sau 30 phút tập trung, ông Đỏ đã hoàn thành một tác phẩm điêu khắc trên tre.

Trên kệ trưng bày, còn có rất nhiều tác phẩm khác được chú đem ra từ Hội An để giới thiệu với người dân Thủ đô. Từ các nhân vật tâm linh như Thần Nông, Kinh Diêm Vương, Tổ Sư Đạt Ma… đến các nhân vật trong lịch sử như Bác Hồ, Nguyễn Bỉnh Khiêm… hay các nhân vật chỉ xuất hiện trong truyện là Lão Hạc, An Dương Vương… đều được chú Đỏ chế tác một cách sinh động. 

Để tạo ra một tác phẩm điêu khắc tre hoàn chỉnh, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ sẽ phải thực hiện 11 công đoạn khác nhau, bao gồm sơ chế, làm vệ sinh, hấp sấy, ngâm bùn, đục, chà nhám… Bước nào cũng ẩn chứa những khó khăn riêng, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tâm huyết của người thợ.

Và với nghệ nhân, công đoạn khó khăn nhất là tạo dáng cho gốc tre:

Chính bởi mỗi gốc tre có những đặc điểm khác nhau nên khi du khách ngắm nhìn những tác phẩm sẽ thật khó để phát hiện sự trùng lặp

 

Không chỉ đa dạng về hình dáng, mỗi tác phẩm điêu khắc tre còn chưa đựng một câu chuyện về lịch sử hay văn hóa. Bởi cảm hứng để chú Đỏ sáng tác là dựa trên các chất liệu dân gian hay nhân vật có thật trong cuộc sống. 

Với tâm niệm sự học là không có giới hạn nên dù đã hơn 50 tuổi nhưng nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ vẫn luôn tích cực mày mỏ tìm hiểu những nhân vật mới để lan tỏa bộ môn độc đáo này đến nhiều người hơn nữa. Giờ đây, trên kệ trưng bày các sản phẩm của Đỏ tre có thêm cả những tác phẩm điêu khắc Chúa Jesu hay các danh nhân nổi tiếng thế giới khiến khách nước ngoài vô cùng thích thú.

Nhưng đôi bàn tay tài hoa không phải là tất cả tài năng của Đỏ tre. Chú còn khiến tôi ấn tượng bởi khả năng nói ngoại ngữ siêu phàm mà ít người trẻ bây giờ có thể làm được. Từ tiếng Anh, tiếng Pháp đến tiếng Đức, tiếng Hàn…kết hợp với ngôn ngữ cơ thể linh hoạt. Quan sát chú làm việc trong cả buổi sáng, tôi luôn thấy sự tự tin và nụ cười niềm nở của chú khi giới thiệu các sản phẩm của mình với người nước ngoài.

8.png

Ngoài học ngoại ngữ để buôn bán, “cha đẻ” của nghệ thuật điêu khắc trên gốc tre luôn cố gắng để quảng bá bộ môn này thông qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Tiktok. Chú Đỏ tre tâm sự: “Khi đưa bộ môn này lên mạng xã hội, tôi nhận được nhiều hơn sự quan tâm và yêu thích của mọi người. Tuy nhiên, đôi khi sẽ có những người họ không thích phong cách của tôi mà bình luận tiêu cực. Tôi không nản lòng vì điều đó mà xem đây là cơ hội để học hỏi và hoàn thiện những tác phẩm của mình”. 

Với sự giúp đỡ của con gái trong việc quay, dựng và định hướng xây dựng nội bình dị, chân thật, trang facebook “Gốc tre Hội An” hiện đã có hơn 83 nghìn người theo dõi, và kênh tiktok cùng tên là hơn 2000 nghìn người. Nhờ vậy, tác phẩm điêu khắc từ gốc tre Việt Nam không chỉ được nhiều người biết đến mà còn trở thành món quà đặc biệt dành tặng bạn bè quốc tế khi đến thăm Hội An.

Bên cạnh đẩy mạnh các hoạt động đồng truyền thông, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ còn ấp ủ mong muốn xây dựng một làng nghề về điêu khắc gốc tre. Hiện tại, chú đang mở lớp dạy điêu khắc tre với khoảng 6 học viên. Tất cả đều là những người trẻ và đến từ Hội An với hi vọng nghệ thuật điêu khắc gốc tre sẽ tiếp tục được quảng bá rộng rãi hơn.

Cây tre có thể coi là biểu tượng văn hóa Việt Nam, gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân. Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ đã sáng tạo nên nghệ thuật điêu khắc tre độc đáo, không chỉ lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn góp phần giúp nghề điêu khắc tre không bị mai một trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại.

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN